6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.6 Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật OFDM
a. Các ưu điểm cơ bản của kỹ thuật OFDM:
- Kỹ thuật OFDM sử dụng các sóng mang phụ có tính chất trực giao nên các sóng mang phụ này có thể chồng lấn lên nhau mà không gây ra nhiễu, làm
tăng hiệu quả sử dụng phổ.
- Hạn chế được ảnh hưởng của fading lựa chọn tần số và hiệu ứng đa
đường bằng cách chia kênh truyền fading chọn lọc tần số thành các kênh truyền con phẳng tương ứng với các tần số sóng mang phụ khác nhau.
- Loại bỏ được hầu hết nhiễu liên sóng mang ICI và nhiễu xuyên ký tự
ISI nhờ sử dụng tiền tố lặp CP.
- Nhờ sử dụng các biện pháp xen rẽ (interleaver) và mã hoá kênh thích hợp nên hệ thống OFDM có thể hạn chế và khắc phục được lỗi trên ký hiệu do các hiệu ứng chọn lọc tần số ở kênh gây ra. Có thể sử dụng phương pháp
giải mã tối ưu với độ phức tạp giải mã ở mức cho phép. Quá trình cân bằng
kênh được thực hiện đơn giản hơn so với việc sử dụng các kỹ thuật cân bằng thích nghi trong các hệ thống đơn tần.
- Hệ thống OFDM sử dụng thuật toán FFT/IFFT để thực hiện phép biến
đổi Fourier rời rạc một cách đơn giản và hiệu quả.
- Kỹ thuật OFDM thích hợp cho hệ thống vô tuyến tốc độ cao và rất hiệu quảtrong các môi trường đa đường dẫn.
b. Các nhược điểm cơ bản của kỹ thuật OFDM:
- Tỷ số công suất đỉnh trên công suất trung bình PAPR lớn. Tín hiệu OFDM là tổng hợp tín hiệu từ các sóng mang phụ, trong trường hợp xấu nhất
khi các sóng mang phụ này đồng pha thì tín hiệu OFDM sẽ xuất hiện đỉnh rất lớn, dẫn đến PAPR lớn. Vấn đề này đòi hỏi phải có bộ khuếch đại công suất lớn và tuyến tính để không làm méo dạng tín hiệu. Điều này làm giảm hiệu quả sử dụng của các bộ khuếch đại cao tần.
- Rất nhạy với lệch tần số sóng mang CFO, đặc biệt là hiệu ứng dịch tần Doppler. CFO làm cho tần số sóng mang trung tâm bị lệch, bên thu phân biệt không chính xác tần số sóng mang và bộ FFT không lấy mẫu đúng tại đỉnh các sóng mang gây ra lỗi khi giải điều chế các tín hiệu.