Phương pháp bắt cặp phân phối

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kỹ thuật điện tử nghiên cứu kỹ thuật truyền thông đa chặng trong thông tin vô tuyến băng rộng (Trang 47 - 49)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.6.2 Phương pháp bắt cặp phân phối

Trong một cặp phân phối, RS lựa chọn một tập MS của chính nó và phục vụ trong hệ thống chuyển tiếp nhiều hơn hai chặng. RS tập hợp kênh thông tin nội bộ RS, MS láng giềng và từ BS phục vụ nó. Mỗi RS của một BS phục vụ

riêng biệt sử dụng một kênh truyền chung.

Hình 2.7 Mô tảphương thức truy nhập mạng chuyển tiếp

Phương pháp bắt cặp phân phối được sử dụng trong hệ thống chuyển tiếp nhiều hơn hai chặng. Thông tin kênh được gửi thông qua bản UCD. UCD là bản tin mô tảkênh uplink, được phát quảng bá bởi các BS với thời gian định kỳ để cung cấp hồ sơ thông tin (bộ tham số vật lý) có thể được sử dụng bởi các kênh vật lý uplink. Đối với mục đích lựa chọn định tuyến RS, các bản tin UCD chứa băng thông đường truyền, SNR, số chặng. Độ trễ trong việc định

RS3 RS2 RS1 New RS Bắt đầu thiết lập bảng số liệu UCD từ BS1 (broadcast) UCD từ BS2 UCD từ BS3

Thời gian để gửi UCD từ BS1

CDMA Ranging Code

RNG-RSP

Send User Data

Hoàn thành bảng số liệu, lựa chọn RS dựa trên “Path cost”. RS2 được chọn..

Hiệu chỉnh tham số thời gian, công suất

tuyến phụ thuộc vào các thông số này. Mỗi RS thiết lập bảng số liệu đường của chính nó bằng cách sử dụng các thông số trong bản tin UCD.

Hình 2.7 cho thấy cách thức trạm chuyển tiếp lựa chọn con đường dẫn

định tuyến của nó trong phương thức bắt cặp phân phối. RS thiết lập bảng số

liệu đường dẫn bằng cách sử dụng các thông tin của RS láng giềng (được gửi bởi BS phục vụ của RS láng giềng tương ứng). Sử dụng bảng số liệu này, RS tính toán chi phí của mỗi tuyến như sau:

Con đường tốt nhất được lựa chọn, tức là giá trị lớn nhất của chi phí

đường dẫn trong số các giá trịđã tính được, vì nó cung cấp được thông lượng

đường truyền cao hơn.

Cả hai phương thức bắt cặp tập trung và bắt cặp phân phối có thể dùng

để tăng xác suất của kết nối mạng, do đó làm tăng lưu lượng và cũng có thể

cung cấp thông lượng tối đa.

2.7 KẾT LUẬN CHƯƠNG

Trong chương này, luận văn đã trình bày về nguyên lý của kỹ thuật chuyển tiếp trong mạng thông tin vô tuyến băng rộng. Các kỹ thuật chuyển tiếp trong mạng đa chặng đã được phân loại dựa trên cách thức tiếp cận khác

nhau như dựa trên vị trí, chức năng của chuyển tiếp trong mạng, cách thức tiếp nhận và xử lý tín hiệu của nút chuyển tiếp. Qua đó, có thể thấy rằng nút chuyển tiếp được xem là phương thức để đảm bảo dung lượng và tăng cường phạm vi phủ sóng của hệ thống vô tuyến. Ngoài ra, vấn đề lựa chọn nút chuyển tiếp trong mạng để đảm bảo việc truyền tín hiệu đạt hiệu cao với độ

trễ thấp là vấn đề quan trọng trong hệ thống mạng với nhiều nút chuyển tiếp.

Thông lượng đường truyền

Số chặng

CHƯƠNG 3

K THUẬT ĐA CHẶNG TRONG MẠNG BĂNG RỘNG

3.1 GIỚI THIỆU CHƯƠNG

Truyền dẫn đa chặng là một sự kết hợp của các liên kết truyền dẫn ngắn

để có thể mở rộng phạm vi phủ sóng của mạng bằng cách sử dụng thiết bị

chuyển tiếp trung gian giữa máy phát và máy thu. Việc sử dụng truyền dẫn chuyển tiếp có nhiều ưu điểm, quan trọng nhất là công suất phát yêu cầu của cả hai phía phát và thu. Trong chương này, luận văn sẽphân tích ưu và nhược

điểm của mạng đa chặng so với đơn chặng, một số kiến trúc điển hình của mạng tế bào đa chặng. Ngoài ra, phần cuối của chương sẽ phân tích hiệu quả

của công suất phát khi thay đổi số chặng truyền dẫn vô tuyến từ nguồn đến

đíchtrong môi trường không gian tự do .

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kỹ thuật điện tử nghiên cứu kỹ thuật truyền thông đa chặng trong thông tin vô tuyến băng rộng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)