Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG No & PTNT QUẢNG TRỊ.doc (Trang 39 - 40)

Tổng dư nợ bình quân

4.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Trong mối quan hệ tương quan giữa chất lượng cho vay và các điều kiện đảm bảo chất lượng ( tài sản đảm bảo tiền vay, dự án phương án khả thi, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính..), đội ngũ cán bộ tín dụng là yếu tố quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng cho vay. “ Cán bộ là gốc của công việc”, đối với hoạt động cho vay- một hoạt động mang lại lợi nhuận chính của các ngân hàng Việt Nam hiện nay, cán bộ tín dụng có vai trò rất lớn đến chất lượng, hiệu quả cũng như độ an toàn của các khoản vay.

Hạn chế phát sinh nợ quá hạn mới là phương pháp phòng ngừa từ xa. Muốn thực hiện được điều này phải nâng cao chất lượng thẩm định cho vay. Mà trước hết là có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi và có kiến thức về kinh tế thị trường, nắm vững các văn bản chế độ, pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống. Đó là điều kiện cần thiết chứ chưa đủ, người cán bộ tín dụng phải có đạo đức và sự liêm khiết. Bởi lẽ nếu có người cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm, tư lợi, thiếu hiểu biết cần thiết, đề xuất đầu tư cho vay một dự án không có hiệu quả, thiếu khả thi, có thể làm thất thoát hàng trăm triệu đồng thậm chí hàng tỷ đồng. Vì vậy giải pháp đặt ra là định kỳ ( 6 tháng, hàng năm) phải sàng lọc đội ngũ cán bộ tín dụng hiện có. Nếu không đủ tiêu chuẩn thì nên chuyển công tác sang làm việc khác, bổ sung người khác có năng lực hơn.

Bên cạnh đó phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ học vấn để cán bộ tín dụng bắt kịp với trình độ phát triển biến đổi không ngừng của nền kinh tế thị trường. Trong hoạt động ngân hàng phải coi đây là đội quân tinh nhuệ nhất, là người tạo ra thu nhập và lợi nhuận chính của ngân hàng. Ngoài ra, việc phân công quyền hạn và trách nhiệm của các cán bộ tín dụng trong từng khâu là rất quan trọng vừa tránh kẻ hở có khả năng gây rủi ro tín dụng, vừa ràng buộc trách nhiệm khi hậu quả chủ quan xãy ra. Đồng thời

nâng cao mức độ chuyên môn hoá trong các khâu. Cần quản lý chất lượng cho vay và sự kiểm tra giám sát nội bộ để ngăn chặn kịp thời những tiêu cực có thể xãy ra.

Nên xây dựng và áp dụng hệ thống đo lường kết quả công việc của từng cán bộ tín dụng, trả lương theo thành phẩm để nâng cao năng suất lao động, khuyến khích được cán bộ cải tiến kỹ thuật để thu nhập năm sau cao hơn năm trước.

Do có sự trùng lặp trong lĩnh vực kinh doanh và do định lượng kinh doanh đều giống nhau nên các ngân hàng lớn sẻ cạnh trạnh trực tiếp, toàn diện với nhau, trong đó sẻ xãy ra cuộc đấu tranh khốc liệt giành nguồn lực then chốt là cán bộ. Trước đây, các ngân hàng quốc doanh trong đó có Ngân hàng No & PTNT tỉnh Quảng Trị được coi là trường đào tạo nhân viên cho các ngân hàng tư nhân. Thì nay họ còn phải đối phó với sức hút nhân viên của các ngân hàng nước ngoài chuẩn bị mở chi nhánh tại Quảng Trị. Vì vậy lãnh đạo Ngân hàng No & PTNT tỉnh Quảng Trị phải làm cho các nhân viên giỏi của mình an tâm tin tưởng và cảm thấy thoải mái, phát huy hết năng lực của họ cho ngôi nhà chung.

Trước khi kết thúc giải pháp này chúng ta thử đặt ra câu hỏi: Ai kinh doanh? Câu hỏi này cũng dường như thừa, nhưng trên thực tế Ngân hàng No & PTNT tỉnh Quảng Trị cũng như các NHTM nhà nước Việt Nam khác chưa huy động hết mọi nguồn lực vào kinh doanh. Trong bộ máy của ngân hàng, người điều hành quản lý kinh doanh là rất quan trọng nhưng cần lưu ý: Ngân hàng No & PTNT tỉnh Quảng Trị là một công ty có quan hệ công cộng ( quan hệ với mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội). Bởi vậy, khách hàng đến với ngân hàng trước hết là tiếp với nhân viên ( từ nhân viên bảo vệ đến nhân viên nghiệp vụ). Nếu nhân viên không làm cho khách hàng hài lòng và yêu mến thì họ sẻ không đến ngân hàng nữa và khi mất khách hàng thì mất tất cả. Mặt khác nếu lãnh đạo không được nhân viên kính trọng, yêu mến, lại bị đối xữ không công bằng thì nhân viên không làm khách hàng hài lòng, không giử và lôi kéo khách hàng tốt. Vì vậy để Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị phát triển tốt, chất lượng cho vay được nâng cao thì giải pháp bồi dưỡng cán bộ không chỉ là cán bộ tín dụng mà tất cả cán bộ ngân hàng khác cũng rất quan trọng và đóng vai trò then chốt.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG No & PTNT QUẢNG TRỊ.doc (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w