Vai trò của hệ thống đình trong phát triển du lịch của TP Biên Hòa

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học Tìm hiểu hệ thống đình ở thành phố biên hòa trong tổng thể tài nguyên du lịch tỉnh đồng nai (Trang 103 - 104)

Thực trạng và giải pháp cho hệ thống đình để phát triển du lịch của TP Biên Hòa

3.1.2 Vai trò của hệ thống đình trong phát triển du lịch của TP Biên Hòa

Ngày nay, với cuộc sống tất bật, ồn ào, con ngƣời đang chạy theo guồng quay của hiện đại, vì thế xu hƣớng của con ngƣời hiện nay đang dần tìm cho mình những giây phút thinh lặng, tịnh tâm, đọng tâm hồn mình lại trong khía cạnh nào đó của thế giới tâm linh, tìm đến những sinh hoạt tâm linh của cộng đồng. Với tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là những cơ sở thờ tự, trong đó có hệ thống đình ở biên Hòa đang đƣợc chú trọng và quan tâm để đƣa vào khai thác du lịch nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu của con ngƣời. Bên cạnh những giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội, giá trị của những công trình kiến trúc, điêu khắc. Đặc biệt là giá trị về du lịch gắn kết cộng đồng đƣợc ẩn chứa trong hệ thống đình làng ở Biên Hòa, ta có thể nhận thấy rõ vai trò của hệ thống đình trong tài nguyên du lịch ở Biên Hòa là rất lớn, tất cả đều đƣợc thể hiện rất rõ qua các phƣơng diện sau:

Thứ nhất, hầu nhƣ khi lên các trang web của tỉnh Đồng Nai, ta đều thấy hình ảnh của các ngôi đình nhƣ đình Tân Lân hay đình Bình Kính, hình ảnh của các ngôi đình đƣợc chọn làm trang chủ cho các chƣơng trình hay các sự kiện văn hóa nổi bật của địa phƣơng, việc quảng bá hình ảnh, giới thiệu nguồn gốc, ý nghĩa của các di tích thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ đài, báo và trên các cổng thông tin điện tử của địa phƣơng. Điều đó làm cho hình ảnh du lịch văn hóa của tỉnh Đồng Nai nói chung và TP. Biên Hòa nói riêng đƣợc quảng bá rộng rãi hơn, kích thích sự tò mò của du khách và họ sẽ đến đây để tìm hiểu sâu hơn. Đặc biệt là các nhà giáo, các học sinh sinh viên, các nhà nghiên cứu tìm hiểu về giá trị lịch sử thông qua những di tích. Qua việc đi thực tế để tìm tƣ liệu, hình ảnh về các di tích đình ở Biên Hòa, tác giả nghe đƣợc thông tin của ngƣời dân cho biết: “Thời gian gần đây, có nhiều đợt học sinh, sinh

viên và nhiều nhà nghiên cứu đến các ngôi đình ở xã chúng tôi để tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu. Tôi hy vọng trong tƣơng lai không xa các ngôi đình sẽ có nhiều ngƣời đến hơn”1

Thứ hai, thời gian gần đây số lƣợng tổ chức các cuộc thi viết về n t văn hóa của Việt Nam ngày càng nhiều, trong đó số lƣợng học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu trong tỉnh Đồng Nai và các địa phƣơng trong nƣớc tham gia ngày càng đông. Các bài viết về di tích đình làng cũng tham gia nhiều và đạt đƣợc những giải cao trên cả nƣớc. Điều đó đã tạo điều kiện để mọi ngƣời biết đến Biên Hòa nhiều hơn và muốn đến tham quan, tìm hiểu vùng đất này nhiều hơn.

Thứ ba, sự hiên diện của các di tích đình ở trung tâm TP. Biên Hòa để du khách đến viếng thăm, tham quan và đặc biệt khi đến đây du khách sẽ đóng góp tiền của vào công ích chung của di tích đình, ngoài ra còn đóng góp vào công tác phát triển du lịch của TP. Biên Hòa nói riêng và của cả tỉnh nói chung. Điều đó đã góp phần cho ngành kinh doanh du lịch của TP hoạt động nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học Tìm hiểu hệ thống đình ở thành phố biên hòa trong tổng thể tài nguyên du lịch tỉnh đồng nai (Trang 103 - 104)