Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học Tìm hiểu hệ thống đình ở thành phố biên hòa trong tổng thể tài nguyên du lịch tỉnh đồng nai (Trang 100 - 103)

Thực trạng và giải pháp cho hệ thống đình để phát triển du lịch của TP Biên Hòa

3.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Với bề dày lịch sử hơn 300 hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa, trải qua dòng thời gian lịch sử, Biên Hòa hiện hữu rất nhiều tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng độc đáo và đặc sắc, có giá trị và ý nghĩa lịch sử rất cao, bởi vì đây đƣợc xem là vùng đất của những anh hùng trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và của ông cha ta thời mở cõi, dựng nƣớc và giữ nƣớc. Với rất nhiều các di tích lịch sử

văn hóa đang hiện diện trên vùng đất Biên Hòa đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan, học tập và nghiên cứu.

Loại hình tham quan các công trình kiến trúc cổ và các di tích lịch sử

Đây là loại hình du lịch phát triển khá mạnh mẽ ở vùng đất Biên Hòa với nhiều công trình kiến trúc nổi bật nhƣ: Văn Miếu Trần Biên, Mộ cổ Hàng Gòn, Di tích Phá nhà lao Tân Hiệp… Văn Miếu Trấn Biên là 1 trong 2 văn miếu nổi tiếng của nƣớc ta, ở Hà Nội có Văn Miếu Quốc Tử Giám và ở miền Nam có Văn Miếu Trấn Biên, ngày nay cấp chính quyền địa phƣơng đang tôn tạo và xây dựng các địa điểm hấp dẫn du khách hơn nhƣ Hội Quán Trấn Biên, đến đây du khách sẽ có dịp thƣởng thức giá trị văn hóa qua nhiếu tập sách, tranh ảnh, chữ thƣ pháp… rất hấp dẫn và độc đáo. Ở Biên Hòa còn có rất nhiều các công trình đình, chùa, miếu…tất cả đánh dấu một thời mở mang bờ cõi của vùng đất Biên Hòa xƣa. Các ngôi đình, chùa, miếu với nhiều hình thức, phong cách, kiến trúc rất độc đáo nhƣ: Đình Tân Lân, Đình Bình Kính, Chùa Bửu Phong, Chùa Ông.…

Hình 3.5: Chùa Ông - Biên Hòa Hình 3.6: Mộ cổ Hàng Gòn

Ngoài ra, vùng đất này còn là nơi lƣu giữ những truyền thống lâu đời về âm nhạc của cƣ dân Nam bộ, họ đã sáng tạo ra rất nhiều các loại nhạc cụ, nhạc khí và thể loại âm nhac, minh chứng cho thấy một di chỉ khảo cổ học về việc chế tạo đàn đá từ 3000 năm trƣớc, đó là Đàn Đá Bình Đa…Đây là một báu vật rất đáng trân trọng của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.

Loại hình du lịch tham quan làng nghề

Đây cũng là loại hình du lịch khá phổ biến ở Biên Hòa. Trƣớc đây có phát triển rất mạnh mẽ nhƣng sau này thì do điều kiện kinh tế các làng nghề dƣờng nhƣ ít hoạt động hơn trƣớc, các làng nghề truyền thống nhƣ: làng gốm Biên Hòa, làng Đá Biên Hòa, các làng trồng cây cảnh hay các làng nghề đục tƣợng đá ở Bửu Long…đã có thời gian rất phát triển. Hiện nay vẫn còn có những kho đá đang hoạt động khá phát triển.

Hình 3.7: Làng Gốm Biên Hòa Hình 3.8: Làng Đá Bửu Long

Nguồn: http://www.baodongnai.com.vn

Nhƣng trên thực tế cho thấy các làng nghề này chủ yếu là sản xuất, kinh doanh với mục đích thu lợi nhuận, du khách đến đây không thể hiểu hết văn hóa của làng nghề một thời nức tiếng khắp vùng mà khi du khách đến đây các chủ cơ sở không những không tiếp đón ân cần mà còn chăm chăm giới thiệu sản phẩm, thách giá để thu

nhập lợi nhuận, điều đó đã làm nhiều du khách muốn tìm hiểu cũng chẳng bao giờ muốn lui tới. Chính vì thế mà hình ảnh của các làng nghề chƣa đƣợc thể hiện một cách sinh động độc đáo và tôn lên giá trị văn hóa đặc thù vốn có.

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học Tìm hiểu hệ thống đình ở thành phố biên hòa trong tổng thể tài nguyên du lịch tỉnh đồng nai (Trang 100 - 103)