Đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội ở Biên Hòa – Đồng Na

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học Tìm hiểu hệ thống đình ở thành phố biên hòa trong tổng thể tài nguyên du lịch tỉnh đồng nai (Trang 42 - 45)

1 Lê Sơn, Tóm tắt luận án phó Tiến Sĩ đề tài Hội đình thông tây hội Gò Vấp trong bối cảnh hội đình làng tại Nam bộ, TP.HCM, Tr 7-

1.3.1Đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội ở Biên Hòa – Đồng Na

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều các tiêu chí để đánh giá một tỉnh hay một thành phố đó là tỉnh hay thành phố hiện đại, đƣợc nhiều ngƣời biết đến và phát triển về mọi mặt, đặc biệt là về mặt kinh tế, bên cạnh đó, yếu tố văn hóa, xã hội cũng đƣợc xây dựng theo một chiều hƣớng ổn định và phát triển, có một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng gắn kết với một xã hội ổn định, trật tự, an

ninh. Tất cả những điều đó đã tạo nên thành phố Biên Hòa phát triển về mọi mặt đã thu hút rất nhiều sự quan tâm khác nhau đến từ mọi nơi, mọi nƣớc, chỉ với mục đích nhằm xây dựng hình ảnh Thành phố văn minh, hiện đại nhƣng vẫn giữ đƣợc nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Về mặt kinh tế

Khi nhắc tới thành phố Biên Hòa, ngƣời ta thƣờng hình dung ra một thành phố của những khu công nghiệp. Hiện nay, Biên Hòa có tiềm năng rất lớn để phát triển công nghiệp trên nền đất lý tƣởng, phục vụ cho việc xây dựng và kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Biên Hòa cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nƣớc, là thành phố đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp của nƣớc ta. Với cơ sở hạ tầng và máy móc vô cùng hiện đại cùng với số lƣợng ngƣời lao động dồi dào và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đã góp phần trong việc sản xuất đạt kinh tế rất cao. Các Khu công nghiệp tên tuổi nhƣ: KCN Biên Hòa 1, KCN Biên Hòa 2, khu công nghiệp Tam Phƣớc, khu công nghiệp Loteco. Các khu công nghiệp đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho rất nhiều lao động trong thành phố và các vùng lân cận để ổn định và phát triển đời sống bên cạnh ngành công nghiệp hiện đại, thành phố Biên Hòa vẫn còn một vài cụm công nghiệp truyền thống thủ công mỹ nghệ nhƣ: Vùng thủ công mỹ nghệ đá Bửu Long, vùng sản xuất gốm Tân Vạn, Bửu Long, Hiệp Hòa.

Thành phố Biên Hòa ngoài thế mạnh về các khu công nghiệp, thành phố cũng có những hợp tác xã cung cấp rau xanh cho thị trƣờng trong thành phố và các vùng lân cận. Tuy nông, lâm, thủy sản không còn là kinh tế trọng tâm của vùng nữa, vì điều kiện môi trƣờng không cho phép mà hầu hết thành phố đã cấm nuôi gia súc nhỏ lẻ trên địa bàn, cây lƣơng thực nhƣ lúa, bắp cũng rất hạn chế vì không đủ diện tích đất để trồng các loại cây lƣơng thực, mục đích chính để sử dụng diện tích đất dùng cho phát triển công nghiệp nhiều hơn là để phát triển nông nghiệp.

Một điểm đặc biệt chú ý ở đây, để đƣợc nhiều ngƣời biết đến thành phố Biên Hòa với sự phát triển kinh tế vƣợt bậc, sự đóng góp của thƣơng mại, dịch vụ rất lớn, hiện nay hoạt động thƣơng mại, dịch vụ hoạt đông trong thành phố rất sôi động, với rất nhiều hệ thống các trung tâm thƣơng mại, trụ sở ngân hàng và rất nhiều chi nhánh của các ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Về dịch vụ, có rất nhiều các dịch vụ truyền thông thuộc tập đoàn truyền thông Việt Nam và của nƣớc ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu, sinh hoạt của cộng đồng dân cƣ đang sinh sống trên địa bàn.

Bên cạnh đó, du lịch cũng đang đƣợc đặc biệt chú trọng và quan tâm với lợi thế về tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn vô cùng độc đáo và đặc sắc, thu hút nhiều khách tham quan. Tuy nhiên hoạt động này còn chƣa có đề án cụ thể và khả dụng để du lịch phát triển thu hút đƣợc nhiều khách nƣớc ngoài hơn.

Nhƣ vậy, theo tổng cục thống kê năm 2008 ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 70,13%, ngành nông nghiệp chiếm 0,43% và ngành dịch vụ chiếm 29,45%.

Về nhà ở

Nhà trên mặt đất là loại nhà chủ yếu của ngƣời Việt ở Biên Hòa – Đồng Nai. Theo chất liệu xây dựng, có nhiều dạng nhà ở thích hợp với từng vùng. Nhà ở nông thôn xứ Biên Hòa – Đồng Nai đƣợc xây dựng thƣờng hài hòa với tự nhiên, chuộng hƣớng Đông Nam quay mặt ra sông, ruộng vƣờn, ngõ không vào thẳng cửa chính, sân trƣớc, sân sau đều rộng, rào thƣờng bằng chè cát, râm bụt, trƣớc sân bày nhiều chậu hoa kiểng hay hòn non bộ. Ở đô thị nhà ở theo dãy phố, dù hẹp cũng có chỗ bày hoa kiểng.

Theo kiến trúc xây dựng, nhà ở ngƣời Việt xứ Biên Hòa – Đồng Nai gồm các kiểu nhà chính, nhà xông, nhà chài, nhà sắp đọi, nhà chữ đinh, hiếm thấy kiểu nhà chữ công ở xứ Biên Hòa – Đồng Nai. Những nhà ở phố chợ do diện tích chật hẹp nên tận

dụng đất ít theo kiểu truyền thống. Khi có kỹ thuật kiểu châu Âu xuất hiện kiểu nhà tƣờng, nhà cao tầng, mái tole ngói hoặc đổ bằng…. Ngày nay, ở Biên Hòa vẫn còn có những ngôi nhà theo kiểu ba gian, đây là kiến trúc truyền thống của ngƣời Việt.

Không gian sinh hoạt trong nhà thƣờng phân bổ thành hai phần. Ngƣời Việt Nam có truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách 1, cho nên ngôi nhà Việt Nam nói chung và ở Biên Hòa nói riêng các thành viên trong gia đình sinh hoạt ở nhà sau (nhà dƣới). Nhà trƣớc (nhà trên) là nơi thờ phƣợng, tiếp khách, khách thân sơ, sang hèn đều đƣợc tiếp ở phía trƣớc. Bàn thờ gia tiên đặt ở sát vách. Đối diện là bàn khách, bàn dài hay bàn tròn.

Tùy nhà sang hèn mà sắm các loại gỗ quý hay gỗ thƣờng, cũng tùy giàu nghèo mà bày thêm các vật trang trí khác 2.

Với truyền thống tốt đẹp ấy, từ khi di cƣ vào vùng đất mới, ngƣời Việt ở vùng đất Biên Hòa đã mang theo hành trang từ cố hƣơng đó là hình ảnh của những mái đình làng, vì thế khi an cƣ lạc nghiệp trên vùng đất này, không những họ xây dựng nhà ở của họ để có chỗ nghỉ ngơi sinh hoạt, thỏa mãn nhu cầu trong đời sống thƣờng nhật, mà họ còn có ƣớc vọng xây dựng, lập nên những mái đình làng, nhƣ là chốn linh thiêng để họ cùng nhau đến đó cầu mong vào vị thần linh thiêng che chở, bảo vệ cho cuộc sống của họ, vì thế mà có sự xuất hiện đình làng ở vùng đất này là lẽ đƣơng nhiên với kiến trúc xây dựng và bài trí nhà ở của họ nhƣ thế nào thì ở đình làng họ cũng bài trí và xây dựng với kiến trúc nhƣ thế. Nơi đặt bàn thờ gia tiên nhƣ thế nào thì nơi đặt bàn thờ vị Thần của làng cũng nhƣ vậy. Đó là tín ngƣỡng thờ cúng vô cùng đặc sắc của ngƣời Việt ở vùng đất Biên Hòa nói riêng, họ tôn thờ và kính trọng các vị thần nhƣ những bậc tổ tiên của dòng họ gia đình mình vậy. Vì thế, sự xuất hiện những ngôi nhà có kiến trúc giống y hệt những mái đình làng vậy.

Một phần của tài liệu Luận văn đông phương học Tìm hiểu hệ thống đình ở thành phố biên hòa trong tổng thể tài nguyên du lịch tỉnh đồng nai (Trang 42 - 45)