6. Cấu trúc đề tài
2.2.2. Sự xuất hiện của những nhân vật lịch sử
Ở phần trên, chúng tôi đã chỉ ra sự hòa trộn giữa hư cấu và phi hư cấu qua cách tác giả đưa “hiện thực lịch sử” của chính đời sống của mình vào tác phẩm để xóa nhòa ranh giới của thế giới hư cấu và thực tại. Ở phần này, chúng tôi sẽ đi vào một kiểu biểu hiện khác của hư cấu và phi hư cấu. Hiện thực trong tác phẩm sẽ trở thành thế giới phi thực qua cách diễn giải của độc giả. Nói như vậy, nhìn bản ngã nhân vật như những mảnh ghép hay thủ thuật lồng truyện để tạo ra những siêu văn bản trong một chừng mực nhất định biên giới của nó rất bất định,đó cũng là một biểu hiện của sự kết hợp hư cấu và phi hư cấu. Tuy nhiên, ở đây, chúng tôi muốn nói đến những lớp áo phủ thật sự lên tiểu thuyết của Paul Auster để từ đó tác giả thực hiện vô vàn những sự hư cấu mới qua việc tái xuất hiện những nhân vật lịch sử trong tác phẩm.
65
Độc giả sẽ phát hiện nhiều chi tiết lồng ghép qua cách nhà văn để lại những dấu vết nhằm dẫn dắt họ vào thế giới mê cung của những mối liên kết tạo nên những siêu văn bản.
Người trong bóng tối cũng có sự xuất hiện của các nhân vật lịch sử với một
cách tượng như nhân vật Loenza Da Ponte trong Căn phòng khóa kín. August
Brill có nhắc tới danh họa nổi tiếng Rembrandt có tên đầy đủ là Rembrandt Harmenszoon van Rijn (1606-1669, người Hà Lan), một người chịu nhiều mất mát khi các con đều ra đi khi còn rất trẻ và thậm chí cả người vợ yêu quý của ông cũng lìa bỏ thế giới trước ông nhiều năm. Cha mẹ Titus đã lấy tên con trai của danh họa đặt tên cho con trai mình mà theo Brill nhẽ ra cái tên ấy phải bị cấm tiệt từ lâu vì nó dường như là một cái tên tuyệt mệnh. John Donne (1572- 1631, nhà thơ Anh theo trường phái siêu hình) cũng được nhắc tới. Nhưng Rose Hawthorne là một tên tuổi được nhắc nhiều lần nhất trong tác phẩm. Thật ra, viết về Rose Hawthorne là chủ đề tập tiểu luận của Miriam, con gái của August Brill. Ông được con nhờ đọc và nhận xét tập tiểu luận này. Tuy nhiên, lần lượt vì nhiều nguyên nhân nên chưa thực hiện được. Có lẽ đây là cách tác giả làm tập trung sự chú ý của độc giả về nhân vật Rose.
Bài tiểu luận về Rose được lồng trong Người trong bóng tối chỉ hiện ra qua lời kể của August, kể về hai cuộc đời khác nhau của Rose Hawthorne, một cuộc đời “buồn thảm, đau đớn va thất bại, cuộc đời kia thì lại rỡ ràng” [3, tr. 61]. Rose Hawthorne (1851- 1926) là con gái của nhà văn Mỹ nổi tiếng Nathaniel Hawthorne. Bà có một cuộc đời buồn thảm khi mồ côi cha từ lúc mười ba tuổi, có cuộc hôn nhân đầy sóng gió với nhà văn George Lathrop, đứa con duy nhất qua đời lúc bốn tuổi và sau đó xảy ra những xung đột với anh chị em trong nhà. Một cuộc đời khác vào giai đoạn ba mươi năm cuối đời, bà trở thành một người Cơ Đốc và tham gia nhiều phong trào từ thiện, lập ra dòng nữ tu gọi là Nô bộc Cứu nạn Ung thư Nan y. Theo lời của August Brill, có lẽ Miriam chọn viết về Rose bởi vì có nhiều sự tương đồng trong cuộc đời giữa nữ văn sĩ này với cô, một cuộc đời mà hôn nhân đầy bất hạnh và một cuộc đời tự do sau tan vỡ. Còn
66
với người kể chuyện, có lẽ sự trích dẫn này sẽ dẫn người đọc đến với triết lý mỗi con người đều có thể có nhiều cuộc đời khác nhau, nhiều cái bóng khác nhau như chính bản thân cuộc đời August, nhìn lại đời mình, ông dường như thấy mình đã trải qua nhiều cuộc đời. Điều này đã là một hàm ý mà khi trích dẫn về nhân vật Lorenza trong Những bóng ma mà chúng tôi cũng từng đề cập tới.
Nhiều nhân vật lịch sử đã xuất hiện như thế trong hầu hết các tiểu thuyết của Paul Auster. Có khi qua cách phô diễn kiến thức của tác giả về họ, có khi được đề cập tới thông qua một câu chuyện khác, có khi được kể lại, có khi trực tiếp xuất hiện… Sự xuất hiện của họ vừa làm cho văn bản trở nên “thập phần rắc rối” vừa xóa nhòa ranh giới giữa thực và phi thực. Nó trở thành một thứ hiện thực chứa đựng nhiều hiện thực lịch sử khác nhau, làm cho hiện thực cồng kềnh càng thêm cồng kềnh. Đồng thời, sự xuất hiện của các nhân vật lịch sử cũng là một cách thức tác giả sử dụng để đưa người đọc đứng trước tình thế chông chênh giữa hai thế giới hiện thực và hư cấu mà chúng ta chỉ có thể thực hiện hành trình kết nối bất định. Chúng ta cũng có thể bắt gặp cách làm này của Paul Auster qua nhiều tác giả khác thời hậu hiện đại mà Donald Barthelme là một ví dụ điển hình.
Cuối cùng, chúng tôi xin mượn lời của nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn khi đánh giá về một tác phẩm của Donald Barthelme để kết lại phần này.“Mặc cho chúng ta nhận thức rằng văn bản này (Binh nhì cơ giới Paul Klee để mất
một chiếc phi cơ giữa Milbertshofen và Cambrai, tháng Ba năm 1916 của Donald Barthelme, người viết chú thích) chỉ là một sản phẩm của óc tưởng tượng thuần túy và được xây dựng bằng ngôn ngữ; chính danh tính có thật của nhà danh họa Paul Klee - một danh tính gắn liền với lịch sử - tạo nên một mạch nối giữa văn bản và cuộc sống thực tại. Do đó, quá trình đọc, chúng ta thấy mình đứng trước một tình thế lưỡng sự, chông chênh giữa văn bản và hiện thực cuộc sống” [1, 456].
Tiểu kết: Tóm lại, ở chương này, chúng tôi đã tìm hiểu kĩ thuật xây dựng
67
với Người trong bóng tối của Paul Auster. Xuất phát từ tính đối thoại của nó,
chúng tôi xem nó vừa như là một thủ pháp và cũng là một thuộc tính của văn bản. Trong đó, qua việc tác giả sử dụng cách thức truyện lồng ghép, cắt dán, trích dẫn hay ám nhại với các truyện hoặc lĩnh vực khác, cũng như sử dụng những vòng tròn tương tác của tác giả, chúng ta sẽ thấy nhiều lớp văn bản khác hiện lên trong sự đối thoại với lớp văn bản nòng cốt. Đây là một kiểu biểu hiện cho tính ngẫu nhiên của văn bản về mặt kết cấu cốt truyện. Mặt khác, văn bản với đặc trưng ấy có khả năng hướng tới biểu hiện tính ngẫu nhiên của thực tại con người. Những yếu tố đó, tạo ra cho tác phẩm khả năng đối thoại trong hành trình kết nối bất định với độc giả, tạo những bước rẽ bất ngờ của độc giả khi tiếp cận văn bản.
Đồng thời, cũng với cách nhìn liên văn bản, cấu trúc bên trong của các văn bản tiểu thuyết trên không hiện ra một cách riêng lẻ theo trật tự tuyến tính của trình tự các sự kiện mà bị đảo lộn, phân mảnh một cách triệt để giữa các chiều thời gian, không gian. Phải chăng bằng cách này, Paul Auster muốn chỉ cho độc giả biết rằng trong cuộc sống của chúng ta, hiện thực không bao giờ là thứ hiện thực nhi nhiên mà chúng ta chỉ có thể tiếp xúc với xã hội thông qua một thứ hiện thực được “biên tập” thông qua lăng kính khác như lời nhận xét của nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Tuấn. “Trong sự kiềm tỏa của những “đại tự sự”, con người không thể nhìn thấy và phát biểu một cách độc lập. Cái hiện thực họ chứng kiến, lĩnh hội và mô tả không phải hiện thực như nó là mà là cái “hiện thực” bị bị gò ép phải nhìn thấy, hiểu và kể qua những “đại tự sự” [1, 220]. Từ đó, trong quá trình đọc văn bản, tâm thế bất tín nhận thức đã được hình thành trong người đọc.
Chính phương thức tổ chức cốt truyện ấy của Auster đã đáp ứng một cách hiệu qủa, thuyết phục cái yêu cầu biểu hiện yếu tố ngẫu nhiên, như là cơ sở tồn tại của nội dung hiện thực và tư duy nghệ thuật của tác phẩm, một phương tiện tư duy đắc lực để có thể thâm nhập vào sự bí ẩn của cái thế giới còn nằm bên ngoài phạm vi của những kinh nghiệm cảm tính.
68
KẾT LUẬN
Thông qua “cái ngẫu nhiên”, chúng tôi muốn đề xuất một cách tiếp cận tác phẩm của Paul Auster, cụ thể là Người trong bóng tối. Có thể nói, trong tác phẩm này nghệ thuật biểu hiện cái ngẫu nhiên rất đa dạng, từ những chi tiết phác họa không gian, phác họa chiều sâu diễn biến tâm hồn nhân vật đến phương thức tổ chức kết cấu cốt truyện.Trong mọi tình huống, mọi mối quan hệ, nhân vật của
Người trong bóng tối luôn chịu sự chi phối và tác động bởi vô vàn những yếu tố
ngẫu nhiên. Việc khảo sát cái ngẫu nhiên trên phương diện nhân vật, kết cấu cốt truyện đưa chúng tôi tới một số kết luận sau đây:
1. Cái ngẫu nhiên là phạm trù thẩm mỹ tiêu biểu có liên quan mật thiết tới các phạm trù khác trong phong cách nghệ thuật của Paul Auster và của chủ nghĩa hậu hiện đại. Nó diễn tả những sự tình cờ, những điều bất ngờ, những qui luật không thể lí giải và hiểu thấu luôn xuất hiện trong thế giới nhân sinh.“Cuộc sống của chúng ta được định đoạt bởi vô vàn những yếu tố ngẫu nhiên. Và hàng ngày chúng ta đấu tranh với những cú sốc và những tai nạn để duy trì sự thăng bằng của chính mình” [Dẫn theo 56, 35]. Bất ngờ, chao đảo trước sức mạnh của cái ngẫu nhiên, nhưng con người luôn khao khát thể nghiệm, khám phá đến cùng để tìm thấy sự tự chủ trong nhận thức, cảm xúc và hành động trước sức mạnh ấy. Từ đó, Người trong bóng tối cũng như những tác phẩm khác của Paul Auster là hiện thân cho cái khát vọng vô cùng nhân bản là có thể kiểm soát được cuộc sống của con người trong thế giới bao la, bí ẩn.
2. Qua bộ ba hình tượng nhân vật huyết thống với cuộc hành trình khám phá chiều sâu bí ẩn và vô cùng của bản thể trước sự chi phối của những sức mạnh ngẫu nhiên, ta nhận ra rằng: thay vì đầu hàng với những thử thách ngẫu nhiên đến từ cuộc sống thì mỗi cá nhân nên cố gắng tìm thấy giá trị của sự tồn tại từ sự trải nghiệm của chính mình. Dẫu phải đương đầu với những thử thách nghiệt ngã, sự cô đơn, lưu đày và đôi khi là cái chết - mỗi cá nhân phải nắm bắt
69
lấy những điều ngẫu nhiên trong cuộc sống này. Chúng ta sẽ trở nên tự chủ và chắc chắn chiến thắng.
3. Cái ngẫu nhiên trong Người trong bóng tối được làm nổi bật bởi nghệ
thuật xây dựng nhân vật như là sự ghép nối của những ngẫu nhiên, bởi phương thức tổ chức kết cấu cốt truyện là trò chơi đầy ngẫu nhiên, bên cạnh đó còn bởi sự tạo dựng các mô hình không gian đầy biến hóa và một giọng điệu hồi hộp đầy tính gợi mở, văn phong lôi cuốn, tinh tế và mạnh mẽ.
4. Cùng với các tác phẩm khác như Nhạc đời may rủi, Xứ sở của những
vật cuối cùng, Chance and Necessity, the Red Book, Moon Palace…, Người trong bóng tối tạo nên tính hệ thống và liền mạch cho cái ngẫu nhiên trong tác
phẩm Paul Auster. Có kế thừa và có tiếp nối, cái ngẫu nhiên tồn tại như một phạm trù thẩm mỹ sinh động trong sáng tác của nhà văn. Do đó, việc nghiên cứu cái ngẫu nhiên trong toàn bộ tác phẩm của Paul Auster hay rộng ra là các tác giả hậu hiện đại, là hướng nghiên cứu hoàn toàn mang tính khả thi.
70
Tiếng Việt
1. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh (sưu tầm và biên soạn), Văn học hậu hiện đại thế giới – Những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội nhà văn và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2003.
2. Đào Tuấn Ảnh, Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện
đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 8 – 2005, trang 43 – 59.
3. Paul Auster, Trần trụi với văn chương, Trịnh Lữ dịch, Nxb Phụ nữ, Hà
Nội, 2006.
4. Paul Auster, Nhạc đời may rủi, Trịnh Lữ dịch, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2007. 5. Paul Auster, Moon Palace, Cao Việt Dũng dịch, Nxb Văn học, Hà Nội,
2009.
6. Paul Auster (2008), Người trong bóng tối, Trịnh Lữ dịch, Nxb Hội nhà
văn.
7. Bakhtin. M, Những vấn đề về thi pháp Đôxtôepxki, Trần đình Sử, Lại
Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Barthes, R. Cái chết của tác giả, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, tr.93-99. http://www.vienvanhoc.org.vn/reader/?id=409&menu=74U
9. Trần Lê Bảo, Thử so sánh nhân vật cặp đôi Đôn Kihôtê – Xantrô Panxa
trong “Đôn Kihôtê” của Mighen Đơ Xecvantec và Tôn Ngộ Không – Trư Bát Giới trong “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân, Báo cáo khoa học: Don
Quijote, 400 năm, Hà Nội, 2005.
10. Lê Huy Bắc, Paul Auster và Nhạc đời may rủi, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 6 – 2009, trang 74 – 95.
11. Lê Huy Bắc, Đặc trưng Truyện ngắn Anh – Mỹ, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2009.
12. Lê Huy Bắc, Cốt truyện trong tự sự, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 7 – 2008.
13. Lê Nguyên Cẩn, Thế giới kì ảo trong tác phẩm “Don Quijote” của Cervantes, Báo cáo khoa học: Don Quijote, 400 năm, Hà Nội, 2005.
71
14. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới,
Phạm Vĩnh Cư, Nguyễn Xuân Giao, Lưu Huy Khánh, Nguyên Ngọc, Vũ Đình Phòng, Nguyễn Văn Vĩ dịch, Nxb Đà Nẵng, Trường viết văn Nguyễn Du, 1997.
15. Đào Ngọc Chương, (2003), Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của Ernest Hemingway, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
16. Đào Ngọc Chương, (2008), Phê bình huyền thoại, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Đào Ngọc Chương, (2010), Truyện ngắn dưới ánh sáng so sánh, Nxb. Văn hóa Thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Đặng Anh Đào, (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
19. Phan Cự Đệ chủ biên, Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 2004.
20. S. Freud, C. Jung, E. Fromm, R, Assagioli, Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Đỗ Lai Thúy biên soạn, Đoàn Văn Chúc, Trí Hải, Như Hạnh,
Huyền Giang dịch, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 2002.
21. Erich Fromm, Ngôn ngữ bị lãng quên, Lê Tịnh dịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002.
22. Trần Thanh Hà, Milan Kundera – Một sắc diện mới cho tiểu thuyết,
Tạp chí Sông Hương số 215, 2007.
23. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên), Từ điển thuật
ngữ văn học, Nxb Đại Học Quốc gia, Hà Nội, 2000.
24. Trần Hinh, Tiểu thuyết A.Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỷ
XX, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.
25. Hà Thị Hòa, Cái Ngẫu nhiên trong tiểu thuyết “Bác sĩ Jivago” của B. Paxternak, Luận án phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Hà nội, 1996.
26. Đặng Thị Bích Hồng, Yếu tố hậu hiện đại trong “Thành phố thủy tinh”
72
27. Trần Thiện Khanh, Yếu tố ngẫu nhiên và “thế giới người lừa” trong Truyện Kiều, http://vanchuong.vnwebblogs.com/10/4/2008.
28. Đông La, Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng ở nước ta,
http://vietnamnet.vn/vanhoa/tacpham/2006/08/60177/5
29. Nguyễn Danh Lam, Hành trình cùng “Moon Palace”, http: //Thanh
niên.com.vn/ 30/4/2009.
30. Lâm Lê, Hạnh phúc có thể tìm thấy ở những điều giản dị,
http://www.tuoitre.com.vn/ 6/9/2008.
31. Lê Nguyên Long, Cái Fantastic trong truyện ngắn Edgar Allan Poe,
Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội, 2004.
32. Iu.M.Lotman, Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004.
33. I.A.Lukin, Nguyên lý mỹ học Mác – Lênin, Nxb Sách giáo khoa Mac–
Lênin, Hà Nội, 1984.
34. Vũ Thị Lụa, Vấn đề kết cấu trong tiểu thuyết “Don Quijote” của