6. Cấu trúc đề tài
1.2. Những cá thể trong hành trình trải nghiệm
Cuộc đời của mỗi người trong cuộc nhân sinh này như là một hành trình. Trải nghiệm trong hành trình chính là cách con người đối diện với ngẫu nhiên. Hành trình tìm kiếm ý nghĩa của sự tồn tại là một trong những chủ đề luôn được đề cập đến trong các tác phẩm của Paul Auster, cùng với những thông điệp khác như tình cha con, sự tự do,... Trong các tiểu thuyết của Paul Auster, các nhân vật đi qua những hành trình nhưng hành trình của họ chỉ diễn ra trong những “khoảnh khắc”, những “thoáng chốc tạm thời”, những “mảnh đoạn” chứ
31
không phải cả một kiếp nhân sinh. Họ thường sống cô độc và hay thực hiện những chuyến du hành theo cách riêng. Có khi nhân vật du hành trong vai trò của một thám tử, có khi trong vai trò của một nhà văn, hoặc là một hành nhân đơn độc trên chuyến xe phiêu lưu xuyên khắp những nẻo đường của đất nước Mỹ… Dù mỗi chuyến du hành được thực hiện theo những cách hoàn toàn khác nhau nhưng điểm chung là chúng luôn đối diện với những yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình khám phá thế giới hay bản ngã.
Du hành hay phiêu lưu không phải là đề tài xa lạ trong kho tàng văn chương của nhân loại. Với văn học Mỹ, nó càng là một truyền thống quen thuộc. Các cuộc du hành trong văn học thế giới thường biểu trưng cho con đường “đi tìm chân lý, hòa bình, bất tử, là tìm kiếm và phát hiện một trung tâm tinh thần” [15, 385]. Trong đó, mê lộ là biểu tượng cho hệ thống bảo vệ trung tâm tinh thần, chỉ người nào vượt qua được nó mới có thể bước vào trung tâm. Mà trung tâm tinh thần ấy là một “ước muốn sâu sắc về những chuyển biến nội tâm, một nhu cầu về những trải nghiệm mới” [15, 386]. Nếu nói cuộc chuyển biến nội tâm chính là cuộc du hành bên trong con người mà phần lớn là “dấu hiệu và biểu tượng của sự luôn luôn chối từ bản thân” [15, 386] thì những cuộc du hành của các nhân vật trong tiểu thuyết Paul Auster là hành trình của những ngẫu nhiên, bất ngờ; của những phủ định, khẳng định liên tiếp nhau để hướng đến phát hiện bản thể thế giới và “góc khuất cái tôi” bí ẩn sâu thẳm bằng cách chối bỏ hoặc tránh né cái tôi thuộc miền vô thức tối tăm. Nhân vật bị chi phối bởi ngẫu nhiên hoặc miền vô thức nên được đẩy vào những tình huống và bắt đầu khởi hành chuyến du trình của mình. Lúc ấy, họ sẽ phiêu lưu, tìm kiếm và phải trải qua một hành trình mới có thể lĩnh nhận được thành quả kết tinh cũng như có những phát hiện về chuyển biến mới của nội tâm. Hành trình họ đi chính là quá trình vượt qua thử thách, sự yếu lòng, vượt qua những nỗi đau. Cuộc đấu tranh bên trong cái tôi bí ẩn của nhân vật có khi được hiện hình qua những bản ngã song trùng.
32
Bởi vậy, khi xem xét cách xây dựng hình tượng nhân vật, cách tổ chức nhân vật của Paul Auster qua một số tiểu thuyết trong mối quan hệ với cái ngẫu nhiên, chúng tôi chú ý vào hành trình của nhân vật, đặc biệt là cái cách mà họ vượt qua hành trình ấy như thế nào và mục đích đạt được cuối cùng là gì. Phải chăng cái ngẫu nhiên luôn hiện diện trên hành trình của họ, trong cấu trúc những mảnh vỡ ngổn ngang trong bản ngã của nhân vật? Nếu nhân vật của F.Kafka mãi loay hoay trên đường và đối diện với trung tâm mờ ảo ở phía trước mà không thể nào bước vào được thì nhân vật của Paul Auster luôn đứng trước những ngả rẽ rất bất ngờ, hoặc lập lờ và vô định tạo nên những bước ngoặt xoay chuyển cuộc đời của họ. Và khi ấy, họ đối diện với một trung tâm. Họ sẽ phát hiện được gì? Phải chăng đó là mê lộ trong bản thể về thế giới, những tầng tầng lớp lớp hiện thực thực và ảo?
Khác với các nhân vật khác của Paul Auster, nhân vật chính trong Người trong bóng tối không thực hiện chuyến du hành bên ngoài bằng hành động hay
sự dịch chuyển trên những con đường. Chuyến du hành của ông nằm trong thế giới tinh thần. Ở đó, nhân vật suy nghiệm về cuộc đời mình bằng cách nhìn lại dòng đời với những thăng trầm đã trải qua. Những suy tưởng bất định miên man của nhân vật diễn ra chỉ trong một đêm mà nói hết cả đời người, cả nhân loại.
Mượn thuật ngữ “dòng ý thức” của văn học hiện đại thế kỉ XX (tiểu thuyết dòng ý thức), chúng tôi không nói đến kĩ thuật kể chuyện mà để chỉ hành trình phiêu lưu tư tưởng của nhân vật August Brill trong Người trong bóng tối. Đó là hành trình phiêu lưu tinh thần mà mọi suy nghĩ cứ tiếp diễn liên tục, “thập phần rắc rối nhiêu khê”, và dường như ông “chẳng thể nào nắm bắt, tất cả cứ trôi đi tuột đi dù đang như có thể chộp được chỗ này, chỗ nọ” [15, tr. 94]. Đó là hành trình của con người đang phiêu lưu trong dòng ý thức bất định của chính mình. Nó xảy ra ngẫu nhiên không hề định trước. Đó là hành trình mà August Brill phải trải qua mỗi đêm.“Đó là việc tôi làm khi giấc ngủ không chịu đến. Tôi nằm trên giường và tự kể chuyện cho mình. Có thể những câu chuyện ấy chẳng đi đến đâu, nhưng cứ còn sống thì với chúng thì tôi còn không phải nghĩ đến những
33
thứ mình vẫn muốn quên đi. Nhưng tập trung vào không phải là chuyện dễ, và cuối cùng tâm trí tôi vẫn trôi tuột khỏi câu chuyện mình đang cố kể và dạt vào những thứ chẳng muốn nghĩ đến chút nào” [6, 12].
Nằm trong căn phòng đầy bóng tối, nhà phê bình August Brill suy tưởng bất tận về đời mình, về đời người, về người có thật xung quanh, về người mà ông tưởng tượng ra, về thế giới… Dòng suy tư này luôn bị tác động bởi một vật gợi từ ngoại cảnh. Có khi do bóng tối, có khi do hình ảnh của một vật nào đó đập vào mắt nhân vật… Hành trình bất định của nhân vật bắt đầu bằng việc phiêu lưu vào một thế giới ảo trong cuộc nội chiến lần hai của nước Mỹ.
Trong cuộc phiêu lưu tư tưởng của August, nhiều câu chuyện khác nhau đan xen, rẽ ngả liên tục và nhiều khi đột ngột, bất ngờ nên chúng bị phân mảnh, trở thành những mảnh đoạn rời rạc, tán loạn. Và tất cả những câu chuyện của dòng ý thức này đều là bề nổi của một dòng vô thức đang bị đè nén và trở đi trở lại ám ảnh nhân vật mỗi đêm tối. Đó là nỗi đau mất mát của người kể chuyện khi người vợ qua đời. Đang miên man về chuyện Owen Brick bị lạc ở vùng đất Wellington xa lạ trong khung cảnh cuộc nội chiến ảo tái diễn, ông chuyển hướng sang câu chuyện hai ông cháu xem và bàn luận về những bộ phim kinh điển của thế giới cách đó mấy ngày trước. Đang kể về chuyện xem phim, ông lại kể sang chuyện Owen Brick, rồi nhảy sang chuyện mình nằm trong bóng đêm, rồi chuyện viết sách về Rose Hawthorne và chuyện hôn nhân tan vỡ của Miriam, rồi lại quay sang chuyện Owen Brick. Một cơn ho sẽ chợt đến với August, một vật bất kì như chiếc đồng hồ, hay cái khăn bất chợt nhìn thấy sẽ là vật gợi và đẩy nhân vật tiếp tục vào hành trình kể chuyện của mình. Phim Câu chuyện Tokyo được kết nối tiếp tục khi nhân vật kể chuyện rẽ vào những ngóc ngách khác, câu chuyện về những người góa phụ, rồi lại xen lẫn vào chiến tranh. Những chuyện về chiến tranh và chiến tranh chồng chất lên nhau xen lẫn chuyện đời của chính nhà phê bình trong cuộc hôn nhân một lần chia tay, tái hợp rồi lại chia li… Cứ thế, tất cả cứ kết nối một cách bất định dù tưởng chừng chúng chẳng liên quan gì đến nhau nhưng sẽ có một mạch ngầm chung dưới những câu chuyện ấy.Vậy
34
mà, nhà phê bình đã kể lại bằng một kiểu của dòng ý thức như những dòng sông nối đuôi nhau trôi chảy không ngừng. Chúng tôi xin trích một vài đoạn sau đây để thấy được dòng suy tư bất định của nhân vật: “Đang đến đoạn nào rồi ấy nhỉ? Owen Brick… Owen Brick đang đi theo con đường ấy để vào thành phố. Không khí lạnh, tâm trạng hoang mang, cuộc nội chiến thứ hai của nước Mỹ. Một mở đầu cho cái gì đó, nhưng trước khi tìm ra cách giải quyết vấn đề của anh chàng ảo thuật đang rối trí ấy, tôi cần có một lúc để suy ngẫm về Katya và những bộ phim kia, vì tôi vẫn chưa biết chuyện này xấu tốt ra sao…” [6, 26].
Hay ở một đoạn khác, August Brill đang hồi tưởng về chuyện Miriam làm trang web nhân dịp sinh nhật lần 70 của mình để lưu giữ những bài viết của ông, chuyện Sonia thì lại rẽ sang chuyện Owen Brick: “Tôi đã tự hứa không để mình rơi vào bẫy của những ý nghĩ và hồi ức về Sonya, không thể như vậy được. Tôi không thể khủng hoảng vào lúc này và chìm vào sầu muộn và ân hận. Tôi sẽ gào rú và đánh thức con cháu ở trên gác mất thôi – hoặc sẽ nhiều giờ nữa để tìm ra cách tử tử lạ lùng khéo léo hơn. Nhiệm vụ ấy đã để dành cho Brick, nhân vật chính trong câu chuyện đêm nay. Có lẽ mà vì thế mà hắn và Flora mới bật máy vi tính lên và vào xem trang web của Miriam…” [6, 126].
Và những sự kiện xảy ra trên hành trình phiêu lưu trong tư tưởng của nhân vật cứ liên tục xoắn quyện vào nhau bất tận. Trên hành trình ấy, hình ảnh của thế giới hiện ra. August tự tưởng tượng ra một thế giới ảo, nơi Brick đến với cuộc chiến ảo nhưng dường như rất thật và lại giao thoa với thế giới của ông. Xuyên suốt Người trong bóng tối, niềm ám ảnh về hậu quả của chiến tranh như một nỗi đau khôn nguôi, bất tận. Con người chỉ như những sinh linh bé nhỏ ngẫu nhiên tồn tại khi cuộc chiến đi ngang qua đời họ, nhẹ nhàng đến thinh lặng và nguyên vẹn những ám ảnh, âm ỉ cháy. Có thể nói, tiềm thức về những cuộc chiến vẫn luôn đeo bám dai dẳng trong linh hồn mỗi nhân vật, nó như là hiện thân của cõi chết chóc và tang thương; phi lý và vô nghĩa mà mỗi sinh thể bé nhỏ trong vũ trụ bao la này luôn phải gánh chịu.
35
Cảm hứng về chiến tranh, về một xã hội hiện tồn phi lý ám ảnh trong tâm trí của nhân vật Agust Brill qua nhân vật Owen Brick (cái bóng ảo của Brill) vào mỗi đêm ông thức trắng. Trong cái thế giới huyền hoặc nhưng mang đậm màu sắc hiện sinh mà Brill tưởng tượng ra, nhân vật Brick là một ảo thuật gia bỗng nhiên rơi vào hoàn cảnh rất lạ lùng. Đang sống với vợ (Flora) ở khu Jackson Heights, quận Queens, thuộc tiểu bang New York nhưng lúc tỉnh ra Brick lại thấy mình ở trong một “cái hố hình trụ tròn” ở Wellington và hắn biết rằng mình đã đến một một thế giới khác mà nơi đó chiến tranh đang tiếp diễn. “Khi tỉnh ra trong cái hố ấy, sau một lúc ngơ ngác, Brick mới ngộ ra hoàn cảnh hiện tại trước mặt mình. Đó là chiến tranh. Chiến tranh đang vây bủa anh. Khi anh kêu gào thì tiếng súng đại bác bỗng gầm lên từ đàng xa và bầu trời đang tối dần sáng bừng lên với những luồn đạn vút qua như những vì sao chổi chết người, cứ như hắn vừa ra lệnh và mọi thứ đã diễn ra theo một luật nhân quả méo mó nào đó vậy. Brick nghe thấy tiếng súng máy, tiếng lựu đạn nổ, và bên dưới tất cả những âm thanh ấy đó, chắc là phải cách hắn hàng dặm đường, là tiếng người gào thét như một bản đồng ca buồn thảm” [6, 15-16].
Cuộc chiến ấy chẳng phải là cuộc chiến mà Mỹ đang tiến hành ở Việt Nam trong những năm 1970, cũng chẳng phải là chiến tranh Vùng Vịnh Mỹ tiến hành ở Iraq vào những năm đầu thế kỉ XXI mà là cuộc nội chiến ảo của chính bản thân nước Mỹ đang diễn ra vào năm thứ tư giữa quân liên bang với tiểu bang ly khai (New York). Nơi ấy, bao nhiêu hoang tàn, đổ nát do chiến tranh gây ra vẫn hiện hữu thường ngày. Nơi mà khi lang thang được vài dặm trên con đường vắng lặng như một kẻ hành khất thảm thương, Brick thấy “các dấu hiệu của sự sống bắt đầu xuất hiện” - nhưng chính xác hơn là dấu hiệu của sự sống đã chấm dứt: “nhà cửa cháy rụi, chợ búa đổ nát, một con chó chết, xe cộ bị nổ lung tung. Một bà già quần áo tả tơi đẩy một cái xe mua hàng chất đầy những thứ lỉnh kỉnh đột ngột hiện ra trước mặt hắn” [6, 37]. Nơi ấy, mọi phương tiện liên lạc đều không thể hoạt động kể cả ti vi. Trong cái thế giới đang diễn ra cuộc nội chiến tưởng tượng ấy, hơn ai hết, Brick được chọn và bắt buộc phải nhận nhiệm vụ
36
của một sát thủ đi ám sát kẻ đã tạo ra nó. Nơi Brick được đưa đến là một cõi giao nhau của hai thế giới hư và thực, một cõi chiến tranh ảo trong tư tưởng của Brill và cuộc sống hiện thực mà Brick tiếp nhận hạnh phúc đời thường với Flora. Một con người vốn lâu nay chỉ sống trong một thế giới duy nhất bỗng nhiên thấy dường như ta có thể đi đến những thế giới khác, ngoài cái nơi ta đang sống mà cả hai đều dường như rất thật. Hai thế giới đan cài, lồng ghép và cùng tồn tại trong sự giao thoa một cách kì lạ. Brick tồn tại và đi về trong cảm giác nhập nhòa của hai thế giới ấy.
Hai thế giới hư và thật ấy nhập nhòa và hiện hữu trong nhau, giao nhau giữa thực tại và hư ảo nhưng cuối cùng chẳng biết đâu là hư đâu là thật. Và hai cõi thế giới này lại chồng lên môt hiện thực khác khi August tiếp tục hành trình phiêu lưu của mình sang các câu chuyện về chiến tranh trong lịch sử của nhân loại. Nhưng hiện thực chiến tranh ấy được ông hồi tưởng lại sau khi nghe nhiều người kể.Vì thế, ta thấy hiện thực thế giới cũng chỉ là thứ hiện thực được hiện hữu qua các “tiểu tự sự” nên bị phân mảnh, gấp khúc.Tất cả hiện thực này lại tiếp tục đan lồng trong chuyện đời của người kể chuyện. Vì vậy, đến đây, trong hành trình phiêu lưu bất định của người kể chuyện trong đêm tối, thế giới hiện ra vừa thực, vừa hư, vừa đứt gãy liên tục: “chúng đều tồn tại song hành với nhau, thế giới và phản thế giới, thế giới và bóng của thế giới và thế giới nào cũng được mơ hoặc tưởng tượng hoặc viết ra bởi một người nào đó ở một thế giới khác. Thế giới nào cũng là một sản phẩm của một tâm trí mà thôi” [6, 88].
Tóm lại, chúng tôi đã khảo sát hình tượng các nhân vật trong tiểu thuyết
Người trong bóng tối của Paul Auster dưới góc độ các sự kiện xảy ra trên hành
trình của họ. Các nhân vật này có một điểm chung là họ luôn luôn dịch chuyển hay thực hiện những chuyến phiêu lưu. Nhân vật phiêu lưu hay du hành trên đường đời, trong hành trình tìm vết tích tội phạm hay du hành trong tư tưởng mà điểm đến chưa bao giờ thấy trước và hành trình của mỗi nhân vật bước đi luôn bị những sự kiện ngẫu nhiên tác động, dẫn dắt, điều khiển và chi phối cũng như quyết định những bước dịch chuyển kế tiếp. Hành trình ấy như hình ảnh con
37
người đang đi trong một mê cung nhiều ngả rẽ. Trên hành trình ngẫu nhiên, họ khám phá ra bản thể của thế giới, nó hiện ra vừa hư vừa thực, vừa song song tồn tại vừa chồng chất lên nhau như như ảo ảnh ma quái.
Điều đáng ghi nhận là khi biểu hiện một vấn đề đã trở nên quen thuộc, Auster lại có lối biểu hiện của riêng mình – mang đậm dấu ấn của cảm quan hậu hiện đại. Đó là xây dựng hình tượng con người ngẫu nhiên tìm đến những cuộc hành trình truy tìm giá trị sống, nhận thức, hàn gắn nỗi đau chứ không