Lồng ghép truyện trong truyện

Một phần của tài liệu Cái ngẫu nhiên trong người trong bóng tối của paul auster (Trang 49 - 78)

6. Cấu trúc đề tài

2.1.1. Lồng ghép truyện trong truyện

Thủ pháp lồng ghép truyện trong truyện là một cách để tạo nên liên văn bản. Cho đến nay, thủ pháp này đã trở nên khá quen thuộc với độc giả. Từ xa xưa, đã có hiện tượng này trong văn học. Đó là những câu chuyện được người kể chuyện hoặc nhân vật kể lại nhằm hướng đến một hàm ý nào đó. Những câu chuyện kể dạng này được tác giả lồng vào một cách công khai. Đến với Paul Auster hay một số tác giả cùng thời khác, hiện tượng truyện lồng truyện đi theo một hướng khác. Sử dụng từ những truyện ngắn, tiểu thuyết đã có từ trước, những câu chuyện nghe trong đời sống, trên tạp chí, những tác phẩm điện ảnh… lồng vào văn bản, tác giả tạo nên những siêu văn bản. Nhà nghiên cứu Roland Barthes đã có những nhận xét rất xác đáng về kiểu văn bản này: “Giờ đây ta hiểu rằng văn bản không có nghĩa là một chuỗi tuyến tính từ ngữ để mở ra một ý nghĩa “thần khải” duy nhất (thông điệp của Tác giả - Thượng đế) nữa, mà là một không gian nhiều chiều trong đó nhiều lối viết khác nhau cùng hòa trộn và đụng độ, không lối viết nào là hoàn toàn mới mẻ: văn bản là một tấm dệt từ các trích dẫn, xuất phát từ hàng nghìn nguồn văn hóa”[ 8, 97].

Và, trong đó, tác giả có khi cố tình phô bày dấu vết của những truyện được cắt dán và lồng ghép ấy để tạo một tín hiệu gây chú ý đến độc giả nhưng đôi khi cũng ngầm ẩn hoàn toàn, để người đọc có thể phát hiện ra được đã là một hành trình gian truân nhưng đầy thú vị. Để phát hiện được những lớp ý nghĩa thật sự của nó, mỗi độc giả phải có một tầm đón đợi nhất định. Bởi vậy, người đọc phải chủ động đi tìm với tâm thế đọc liên văn bản mới có thể truy nguyên những lớp ý nghĩa thật sự của từng lớp văn bản.

Với cách làm ấy, văn bản trong tiểu thuyết của Paul Auster dường như đã được mở rộng biên độ. Bởi vì, nó không chỉ dung chứa một hiện thực duy nhất của một câu chuyện mà mở rộng nhiều câu chuyện đến vô tận. Nó được xem như là một dạng siêu văn bản (hypertext). Những văn bản nhỏ ẩn hiện liên tục trong văn bản lớn qua hành trình kết nối bất định của người đọc và họ có thể

50

khám phá theo nhiều hướng khác nhau. Về hiện tượng siêu văn bản, nhà nghiên cứu Đào Ngọc Chương cho rằng đó là sự biểu hiện của siêu hư cấu trong văn chương thời hậu hiện đại và khác với các thời đại khác. Trong siêu văn bản, “có thể nối kết các điểm của một chủ đề ở nhiều lĩnh vực khác nhau như ngôn ngữ, điện ảnh hội họa, thiết kế, kiến trúc…” [17, 285]. Nhà nghiên cứu cũng đưa ra một số đặc trưng cơ bản của siêu văn bản như nó có “tính chất phi tuyến tính trong cấu trúc văn bản và phi cô lập của văn bản; tính chất tương tác giữa các văn bản liên quan; sự tự do lựa chọn của người sử dụng; tùy theo người sử dụng, văn bản có thể hiện lên theo một chủ đề bất định/tự chọn; và vì thế văn bản hypertext, vì thế, rất lớn, có nhiều mối quan hệ đa dạng. Nó vừa tỉnh vừa động. Văn bản luôn luôn là một khả thể mà những hiện thể nằm nơi các con chuột/cái kích tay của người sử dụng hay sự chọn lựa tự do…”[17, 274].

Xem xét cách thức lồng ghép, đan xen các tiểu truyện khác trong tác phẩm

Người trong bóng tối của Paul Auster, chúng ta sẽ thấy chúng hiện ra như những

siêu văn bản mang những tính chất như trên.

Trước hết, nói đến hiện tượng nhiều câu chuyện cùng song hành trong tác phẩm. Chúng tương tác nhau tạo nên những siêu văn bản bất định.

Người trong bóng tối có sự song hành, tương tác cũng như giao thoa của hai câu chuyện.Tác phẩm là những câu chuyện lớn về đời người. Câu chuyện thứ nhất do August Brill tự thuật lại về cuộc đời mình, con và cháu của mình, chúng tôi tạm gọi là truyện một. August Brill vốn là một nhà phê bình văn học đã về hưu, vợ mất cách đó hơn một năm; phải nằm tại chỗ sau khi gặp tai nạn, về sống với con gái ở ở Vermont. Con gái của ông là Miriam đã ly hôn, hiện là giáo sư giảng dạy và viết sách, vẫn không hề tính đi bước nữa vì cứ âm thầm nghĩ rằng mình là người có lỗi. Và cháu gái là Katya bỏ học ở trường điện ảnh NewYork đã gần một năm vì cho rằng mình là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người yêu. Cả gia đình ấy sống lặng lẽ với những nỗi đau trong quá khứ vẫn mãi ám ảnh.

51

Một câu chuyện nữa xuất hiện qua kiểu kể chuyện rẽ ngả diễn ra song hành với truyện một, chúng tôi tạm gọi là truyện hai. Đây là một giấc mơ quái đản của nhân vật O.Brick khi lạc vào một thế giới mà ở đó đang tiếp diễn cuộc nội chiến lần hai của Mỹ. Thật ra, truyện hai được người kể chuyện ngụy tạo và tự kể với chính mình trong những đêm mất ngủ. Theo như lời người kể chuyện, O. Brick làm nghề ảo thuật, sinh ngày 12 tháng 6 năm 1977, ba mươi tuổi, sống ở khu Jackson Heights của quận Queens. Bỗng nhiên, vào một buổi sáng thức giấc anh thấy mình nằm trong một cái hố trụ tròn, nghe tiếng bom đạn dội lại từ tứ phía. Nơi anh đến là Wellington, đang diễn ra cuộc nội chiến lần hai của nước Mỹ. Nhưng nơi đó, anh bắt gặp một cuộc sống hoàn toàn khác; phố xá ảm đạm, tan nát trong bầu không khí của chiến tranh giữa quân Liên bang và các tiểu bang ly khai. Tiếp xúc với những người hoàn toàn xa lạ như Molly, thượng sĩ Serge Tobak, Lou Frisk, Duke… Brick được biết rằng đó cũng là nước Mỹ vào ngày 19 tháng 4 năm 2007, vẫn có vị tổng thống đương nhiệm tên là George W.Bush. Nhưng nước Mỹ này đã không hề diễn ra cuộc chiến tranh với Việt Nam, không hề có sự kiện bị đánh bom vào Trung tâm thương mại Thế giới vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, tòa tháp đôi ấy vẫn sừng sững với thời gian, tức anh đang đến với một nước Mỹ phi thực. Nước Mỹ hiện ra với Brick hoàn toàn đảo ngược với những gì anh biết trong thực tại về nó. Và anh nhận được nhiệm vụ phải ám sát người đã tạo ra cuộc chiến tranh ly khai này. Khi hoàn thành nhiệm vụ, cuộc chiến sẽ tự khắc kết thúc, anh sẽ được trở về với gia đình.

Hai câu chuyện trong Người trong bóng tối được kể theo mạch song hành

và thường xuyên xảy ra hiện tượng đứt gãy bởi những khúc đan xen về cuộc đời của người kể chuyện, những tiểu truyện khác nữa. Kiểu kể chuyện này cũng được Sơn Táp (Trung Quốc) vận dụng trong Thiếu nữ đánh cờ vây. Tuy nhiên, cả hai tuyến truyện trong tác phẩm này đều được kể lại cùng một ngôi kể tôi nhưng bởi hai nhân vật tôi khác nhau và về hai câu chuyện khác nhau, cùng có sự giao nhau thú vị. Với cách kể này, tác giả làm cho người đọc hoang mang, tò mò và cảm thấy khó hiểu. Cho đến cuối tác phẩm, mới có thể ngộ ra rằng câu

52

chuyện mà anh lính người Nhật kể về cuộc hành quân của mình trên đất Trung Quốc và câu chuyện mà cô nữ sinh Trung Quốc kể về mối tình của mình sẽ đi đến một kết thúc rất bất ngờ. Đây là một hiện tượng truyện và truyện song hành và tương tác rất lý thú. Với Người trong bóng tối, cuối cùng, người đọc sẽ phát hiện hai câu chuyện chỉ kể bởi chỉ một người kể chuyện song hành và đan xen lẫn nhau. Hai mạch truyện đã gặp gỡ nhau ở một số điểm. O.Brick được giao nhiệm vụ ám sát người tạo ra cuộc chiến không ai hết chính là August Brill. Bởi vậy, lúc O.Brick đi tìm sự thật về August Brill là khoảnh khắc giao nhau giữa hai câu chuyện. Khi Brick trở về cuộc sống thực của mình với vợ (Flora) và truy tìm dấu vết của August Brill, anh đã phát hiện ra có một August Brill thật sự với nhiều chi tiết trong cuốn Nhân vật chí của Mỹ

Đây là khoảnh khắc giao nhau giữa hai thế giới, thế giới ảo do người kể chuyện tạo ra và thế giới thực mà người kể chuyện đang hiện hữu. Ngay cả hai khái niệm “thực” và “ảo”, khi đứng trên cơ sở thể loại, cũng hoàn toàn tương đối, theo nghĩa không xác định.

O.Bick đến với thế giới thứ hai và gặp lại người bạn nữ thời phổ thông mà anh đã từng yêu tên Virginia. Cũng với cái tên Virginia Blaine, cũng thầm yêu vào thời phổ thông, August Brill đã kể với cháu gái mình. Nên chúng tôi ngờ rằng hình ảnh O.Brick chỉ là cái bóng ảo do August Brill tạo ra về một thời tuổi trẻ của chính ông. Nên câu chuyện thứ hai chỉ là một câu chuyện khác về cuộc đời của August.

Sau khi xâu chuỗi toàn bộ các câu chuyện, chúng tôi thấy sự tương tác của hai câu chuyện không những chỉ ở việc nhân vật người kể chuyện trở thành một nhân vật của câu chuyện thứ hai - kẻ sáng tạo ra cuộc nội chiến, mà ở chỗ chúng còn cùng nhắc đến chiến tranh và sự mất mát. Bản thân truyện một còn có nhiều tiểu truyện mà chủ đề của nó có sự gặp gỡ với truyện hai. Đây là nút thắc biểu hiện sự tương tác của hai truyện. Xen lẫn với kiểu kể chuyện “đứt gãy liên tục” về cuộc đời August Brill, chuyện về một đời người được kể trong một đêm, là những câu chuyện khác nhau nhưng đều có liên quan tới chiến tranh được nhân

53

vật Brill tường thuật lại sau khi trực tiếp nghe nhiều người kể. Đó là “cuộc nổi

loạn chủng tộc tệ hại nhất trong lịch sử nước Mỹ” [6, 102] vào năm 1967 được

lồng trong câu chuyện về gia đình chị gái Betty; câu chuyện về cuộc đời nữ chiến sĩ - giáo viên can trường từ những năm 1940 đến 1950 do Jean Luc kể; câu chuyện rất kì lạ do Alec Foyle kể lại về gia đình bà của một người bạn trong thời kì Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức từ 1920 đến 1938; và chuyện về gia đình Francoise Dulos trong thời kì chiến tranh lạnh từ những năm 1960 đến 1989 do Bentrand kể. Nếu kể thêm đến cái chết thê lương của Titus Small ở chiến trường Iraq vào năm 2007 thì hầu hết các câu chuyện được kể trong Người trong bóng

tối đều hướng về chiến tranh trải dài từ thế chiến thứ hai cho đến kết thúc cuộc

chiến tranh lạnh (có liên quan đến Đức, Pháp, Nga và Mỹ) mà đỉnh điểm của nó là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào năm 1989. Và sự sa lầy của quân đội Mỹ tại chiến trường Iraq trong những năm gần đây, đó là một thời kì lịch sử đầy khủng bố và hoài nghi”

Tất cả những câu chuyện về chiến tranh được kể trên đây được phân mảnh, có chuyện được lồng trong truyện khác như trường hợp cuộc nổi loạn chủng tộc lớn nhất nước Mỹ vào năm 1967, còn những truyện khác được đảo lộn trật tự kể. Tất cả chúng được trộn lẫn, trở thành một mớ hỗn độn mà nhìn vào chỉ thấy chúng hướng về một nỗi niềm chung, sự mất mát do chiến tranh gây ra. Nhưng nếu xác lập và sắp xếp theo trình tự thời gian, mọi việc sẽ rõ ràng. Đó là một phần lịch sử của nước Mỹ, cũng là một phần lịch sử của nhân loại này, từ chiến tranh thế giới thứ nhất cho đến thứ hai, từ nội chiến cho đến chiến tranh lạnh và hiện thực chiến tranh đang tiếp diễn khắp địa cầu hằng ngày.

Theo lời nhân vật August, ông không hề tham gia một cuộc chiến tranh nào bởi vì quá trẻ khi diễn ra thế chiến thứ hai mà đến chiến tranh Việt Nam thì người ta lại cho rằng ông bị một chứng bệnh nên không thể tham chiến. Cũng như với Paul Auster, nhà văn chưa tham gia cuộc chiến, thế mà, chiến tranh như một nỗi ám ảnh hãi hùng đã được kể với một giọng điệu nhẹ nhàng, sâu sắc nhưng vẫn gây cho độc giả một nỗi niềm khôn nguôi. Một học trò đau đớn khi

54

đối diện với tin cô giáo của mình, một nữ chiến sĩ dũng cảm, trở thành nạn nhân của trò trừng phạt man rợ, tàn báo nhất trong lịch sử nhân loại. Một người phụ nữ đang sống trong gia đình bình yên bỗng nhiên biến thành góa phụ, bặt tin chồng hơn hai mươi năm, một mình nuôi con, khi nhận được tin cũng là lúc vĩnh biệt chồng mãi mãi. Và nỗi đau gần nhất bên August Brill, đứa cháu gái yêu thương vẫn dằn vặt hơn một năm nay về việc bản thân đã dẫn đến cái chết thảm thương của Titus tại chiến trường Iraq… Chiến tranh không hiện lên trực diện nhưng hậu quả để lại của nó đến vô cùng trong tâm hồn con người. Và mãi mãi chẳng thể nào nguôi ngoai.

Đồng thời, hiện thực chiến tranh trong truyện một hiện ra trong tác phẩm chỉ là một hiện thực “ảo”. Hiện thực trong truyện hai là hiện thực “thật”.Thế nhưng, nhân vật dù biết đó là ảo chăng nữa vẫn phải cứ tin đó là thật.Và hiện thực chiến tranh ảo và thật ấy dịch chuyển trong nhau để nói về thứ hiện thực chiến tranh hiện tồn của nhân loại đang diễn ra như một nỗi ám ảnh khiếp đảm với nhân sinh.

Như vậy, nhiều tiểu truyện trong mạch truyện một đã được nối kết và tương tác với truyện hai ở chủ đề chiến tranh. Thế nên, Người trong bóng tốinhư một bản hòa âm về chiến tranh mà không nốt nào là âm chủ, tất cả xen trộn lẫn nhau tạo thành một khúc ca bi tráng về nỗi đau mà con người phải chịu đựng trong cuộc sống do chiến tranh gây ra. Vì vậy, với Paul Auster, viết về chiến tranh với tâm thức ấy như là một cách để “giải đại tự sự”. Bởi vì ông đã đả phá vào niềm tin lịch sử nhân loại về chiến tranh “Hậu quả khủng khiếp của vô thức tập thể trong Đệ Nhị Thế Chiến, và ngay sau đó là chiến tranh lạnh kéo dài, đã dẫn con người đến một ý nghĩ chua chát: thế giới sẽ bị hủy diệt bởi chính sự tiến hóa của nhân loại; và cùng với ý nghĩ này là khát vọng về sự giải phóng của tự ngã khỏi sức mạnh mù lòa của vô thức tập thể. Đây là đặc trưng của cảm thức con người hậu hiện đại…” [1, 219].

Ngoài cách xây dựng hai mạch truyện cùng song hành trong một tiểu thuyết, Paul Auster còn lồng ghép những tiểu truyện khác vào truyện chính

55

thông qua cắt dán, trích dẫn, đối thoại…nhằm mục đích giễu nhại (pastiche). Điều đó cũng tạo ra sự phong phú về đề tài trong tiểu thuyết của ông cũng như sự phân mảnh văn bản.

Cũng tương tự như vậy, những tiểu thuyết khác của Paul Auster như Những

bóng ma hay Căn phòng khóa kín đều mang lớp áo của thể loại trinh thám hay

nói cách khác chúng là những tiểu thuyết “giả trinh thám”, nhại trinh thám thông qua cách lồng ghép với những câu chuyện khác.

Như vậy, ở phần này chúng tôi đã kết nối những tiểu truyện và các hình thức khác được lồng trong tiểu thuyết Người trong bóng tối của Paul Auster bằng những cách thức khác nhau để tìm ra một số lớp ý nghĩa nhất định mà tác giả gởi vào đó. Những tiểu truyện này có đề tài liên quan đến truyện chính.Với cách làm này, tác giả vừa tạo ra sự phân mảnh và nhiễu loạn cốt truyện, làm cho văn bản trở thành những mảnh rời. Đồng thời, thông điệp ý nghĩa của tiểu truyện như những “nghĩa phụ” đính vào “nghĩa chính”, cũng là tín hiệu giúp độc giả nhận ra “nghĩa chính” của văn bản. Đó cũng chính là sự biểu hiện cho tính phi trung tâm tính phân mảnh của cốt truyện.

2.1.2 Lồng ghép với thể loại khác

Lồng ghép với thể loại phim ảnh, âm nhạc, thể loại tiểu luận nghiên cứu cũng là một hiện tượng thú vị trong tiểu thuyết của Paul Auster. Trong mạch truyện thứ hai của Người trong bóng tối, người kể chuyện còn lồng vào đó nhiều

Một phần của tài liệu Cái ngẫu nhiên trong người trong bóng tối của paul auster (Trang 49 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)