Phương pháp nghiên cứu nội dung 4

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn một số loài địa lan kiếm (cymbidium) ở vùng hoàng liên sơn, huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 42 - 46)

cứu kỹ thuật trồng trong vườn

+ Thí nghiệm 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của một số loài địa lan kiếm.

Lựa chọn giá thể: Trên cơ sở tổng quan tài liệu về các loại giá thể, chọn giá thể gần với giá thể mà các loài địa lan đã sinh sống trong môi trường tự nhiên, bổ sung một số loại phân hữu cơ và vô cơ sẵn có để nghiên cứu.

- Công thức 1 - G1: Mùn núi

- Công thức 2 - G2: Mùn núi + phân gà hoai mục tỷ lệ (1:1)

- Công thức 3 - G3: Mùn núi + phân gà hoai mục + phân lân tỷ lệ (1:1:0,02) + Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nhắc lại 1 CT1 CT3 CT2 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 2 CT2 CT1 CT3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 3 CT3 CT2 CT1 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn mỗi công thức thí nghiệm trồng 18 chậu, nhắc lại 3 lần, số liệu đo đếm trên 6 chậu cố định/công thức/lần nhắc lại. Các công thức thí nghiệm được thực hiện trong

nhà có mái che nilon màu trắng, được che nắng bằng lưới đen trên lớp nilon. Thí nghiệm tưới giữ ẩm hàng ngày.

+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới đến sinh trưởng của một số loài địa lan kiếm.

Dựa vào giá thể đã sử dụng, kết hợp với độ ẩm vùng nghiên cứu. Các công thức thí nghiệm sau đã được lựa chọn.

- Công thức 1 - T1: 5 ngày tưới một lần (tưới 1000ml/chậu/lần tưới) - Công thức 2 - T2: 7 ngày tưới một lần (tưới 1000ml/chậu/lần tưới) - Công thức 3 – T3: 10 ngày tưới một lần (tưới 1000ml/chậu/lần tưới)

+ Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nhắc lại 1 CT1 CT3 CT2 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 2 CT2 CT1 CT3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 3 CT3 CT2 CT1 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn mỗi công thức thí nghiệm trồng 18 chậu, nhắc lại 3 lần, số liệu đo đếm trên 6 chậu cố định/công thức/lần nhắc lại. Các công thức thí nghiệm được thực hiện trong nhà có mái che nilon, điều kiện chăm sóc như nhau. Giá thể trồng là Mùn núi + phân gà hoai mục tỷ lệ (1:1)

+ Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của một số loài địa lan kiếm.

Các công thức thí nghiệm đã được lựa chọn.

- Công thức 2 - S2: Che sáng 1 lượt bằng lưới cản quang (còn 70% ánh sáng)

- Công thức 3 - S3: Che sáng 2 lượt bằng lưới cản quang (còn 50% ánh sáng). + Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nhắc lại 1 CT1 CT3 CT2 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 2 CT2 CT1 CT3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 3 CT3 CT2 CT1 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn mỗi công thức thí nghiệm trồng 18 chậu, nhắc lại 3 lần, số liệu đo đếm trên 6 chậu cố định/công thức/lần nhắc lại.

- Xác định cường độ ánh sáng bằng Lux kế.

- Cách xác định % lượng ánh sáng bị che đi dưới các lớp lưới: Chế độ che sáng (%) = 100 -

Cường độ ánh sáng dưới lớp lưới

x 100 Cường độ ánh sáng ngoài tự nhiên

Các công thức thí nghiệm được thực hiện trong nhà có mái che nilon, giá thể trồng là: Mùn núi + phân gà hoai mục tỷ lệ (1:1), điều kiện chăm sóc như nhau.

+ Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng của số loài địa lan kiếm.

- Công thức 1 - D1: Dung dịch N:P:K tỷ lệ 10:10:10 (1,5g/lít) - Công thức 2 - D2: Dung dịch N:P:K tỷ lệ 10:20:20 (1,5g/lít)

- Công thức 3 - D3: Dung dich N:P:K tỷ lệ 10:20:30 (1,5g/lít) + Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nhắc lại 1 CT1 CT3 CT2 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 2 CT2 CT1 CT3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 3 CT3 CT2 CT1 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn mỗi công thức thí nghiệm trồng 18 chậu, nhắc lại 3 lần, số liệu đo đếm trên 6 chậu cố định/công thức/lần nhắc lại. Các công thức thí nghiệm phân bón làm theo phương pháp phun qua lá với 7 ngày/1 lần. Thí nghiệm được thực hiện trong nhà có mái che nilon, giá thể trồng là: Mùn núi + phân gà hoai mục tỷ lệ (1:1), điều kiện chăm sóc như nhau.

+ Thí nghiệm 5: Nghiên cứu biện pháp trừ nấm hại của một số hóa chất bảo vệ thực vật đến một số loài địa lan Kiếm

- Công thức 1: không dùng thuốc BVTV

- Công thức 2: sử dụng thuốc Ridomil MZ 72WP - Công thức 3: Sử dụng thuốc Aliette 800 WG

- Công thức 4: sử dụng Aliette 800 WG + Ridomil MZ 72WP

* Các chỉ tiêu theo dõi

Các chỉ tiêu được đo đếm trên các chậu lan kiếm cố định trong thí nghiệm, sau đó lấy kết quả trung bình.

+ Chiều dài lá (cm): Đo từ gốc lá đến ngọn lá.

+ Số mầm trung bình/cây mẹ (mầm): Đếm số mầm được hình thành/tổng số cây mẹ thí nghiệm.

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc cây có rể phát trển tới đỉnh cao nhất của hoa lan

+ Theo dõi thành phần bệnh hại chính và đánh giá theo thang điểm của giáo trình Bệnh Cây, tác giả Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, (1998) [16], Nguyễn Minh Trực, (1996) [24] :

Bệnh nhẹ: < 10% số lá bị bệnh Bệnh nặng: 10 - 30% số lá bị bệnh Bệnh rất nặng: > 30% số lá bị bệnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn một số loài địa lan kiếm (cymbidium) ở vùng hoàng liên sơn, huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)