Ở Việt Nam dấu vết những nghiên cứu về lan ở buổi đầu không rõ rệt. Chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam thì mới có những công trình nghiên cứu được công bố đáng kể là Gagnepain và Ginillaumin mô tả 70 chi gồm 101 loài cho cả 3 nước đông Dương trong bộ “Thực vật đông Dương Chí”. Ở nước ta đã biết được 897 loài thuộc 152 chi của họ hoa lan (Nguyễn Thiện Tịch, Đoàn Thị Hoa, Trần Sỹ Dũng, Huỳnh Thị Ngọc Nhân, 1987) [22]. Nguồn gen hoa phong lan của Việt Nam rất phong phú trong đó lan Hoàng Thảo chiếm khoảng 30 - 40% trong tổng số các loài lan của Việt Nam (Võ Văn Chi, Lê Khả Kế, 1969) [3].
Như vậy, họ phong lan đã trở thành đối tượng cực kỳ phong phú và đặc sắc của hệ thực vật Việt Nam, nó chẳng những là một trong những họ thực vật lớn nhất mà còn đóng góp nhiều về mặt giá trị sử dụng cho nền kinh tế nước nhà trong tương lai.
Hiện nay, đã có những công ty hàng năm sản xuất và tiêu thụ hoa lan doanh thu lên hàng tỷ đồng như Sài gòn Orchidex, công ty hoa Hoàng Lan, các công ty này chủ yếu buôn bán các loài lan nhập nội (Đồng Văn Khiêm, 2005) [15].
Viện Công nghệ Sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã thành công rong việc nghiên cứu một số môi trường nhân nhanh một số loài phong lan Hồ điệp (Phalaenopsis) (Nguyễn Quang Thạch và CS, 2005) [19].
1.6.2.2.Kết quả ập tập đoàn, đánh giá nguồn gen
. Khuất Hữu Trung và cộng sự, 2007) [23], đã nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn lan Kiếm
(C. swartz) của Việt Nam bằng kĩ thuật RAPD, phân tích kết quả phản ứng PCR- RAPD của 17 loài lan Kiếm Việt Nam với 12 mồi Operon khác nhau. Kết quả đã nhận được tổng số 992 băng đa hình, từ đó đã thiết lập được bảng hệ số tương đồng di truyền và sơ đồ cây phát sinh chủng loại về mối quan hệ di truyền của 17 loài lan Kiếm ở Việt Nam. Dựa trên kết quả phân tích này, 17 loài lan Kiếm ở Việt Nam được chia làm 5 nhóm khác nhau dựa vào mức tương đồng di truyền của chúng.
Trên cơ sở nghiên cứu về hình thái của thân, rễ, lá, hoa kết hợp với việc phân tích đa dạng di truyền ở mức độ phân tử AND, các tác giả đã kết luận các loài càng xa nhau về nguồn gốc phân bố, cách sống và khác nhau về đặc điểm hình thái thì có hệ số tương đồng di truyền thấp, những loài có chung một vùng phân bố và có những đặc điểm hình thái khác nhau thì có hệ số tương đồng di truyền cao hơn.
Hà Thị Thúy và cộng sự, 2007) [21] đã nghiên cứu đa dạng di truyền ở mức hình thái của tập đoàn lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) phục vụ công tác tạo loài lan Hồ Điệp lai ở Việt Nam. Tác giả đã thu thập, nghiên cứu và đánh giá được các đặc điểm hình thái và động thái ra hoa của 31 loài lan Hồ Điệp thuộc chi Phalaenopsis ở Việt Nam và các loài nhập nội làm cơ sở cho việc phân loại những loài này.
ập, đánh giá và tuyển chọn một số loài Phong lan Hoàng Thảo (Dendrobium) nhập nội tại miền Bắc Việt Nam, Phạm Thị Liên và cộng sự (2009) [15] đã thu thập được 6 loài lan Hoàng Thảo, trong đó có 3 loài có nguồn gốc tại Băng Cốc - Thái Lan, 2 loài tại Chiềng Mai và 1 loài tại Chiềng Rai. Các loài đều có năng suất cao, hoa đẹp, hiện nay thị trường trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Phương pháp mô tả đặc điểm hình thái và đánh giá đa hình di truyền ở mức độ ADN có thể bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau để công việc phân loại dưới loài trở nên chính xác hơn, phục vụ cho công tác bảo tồn, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn gen Lan Hài bản địa của Việt Nam.
Theo Dương Hoa Xô (Hoa lan Việt Nam, 2006) [37], Trung tâm Công nghệ Sinh học TP. HCM đã thực hiện dự án “Sưu tập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống các loài hoa lan”, từ năm 2005, đến nay đã sưu tập được hơn 285 loài hoa lan thuộc 12 nhóm loài khác nhau (Mokara, Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium …), để phục vụ cho công tác bảo quản nguồn gen và lai tạo giống. Trong đó, đặc biệt có hơn 80 loài lan rừng quý hiếm, có thể phục vụ công tác lai tạo giống lan sau này. Bên cạnh đó, trung tâm đã tiến hành nhập nội 14 loài lan Mokara, 13 loài Dendrobium, 5 loài Catlleya để khảo nghiệm và nhân nhanh giống phục vụ sản xuất.
1.6.2.3. Kết quả nghiên cứu nhân giống, chăm sóc, điều khiển sinh trưởng
.
Phạm Thị Kim Hạnh và cộng sự (2008) [7] đã nghiên cứu nhân nhanh in vitro loài lan Tai Trâu (Rhynchostylis gigantean) trong bioreactor và cho kết quả về tỉ lệ nảy mầm cũng như tốc độ sinh trưởng của cây con invitro tốt hơn so với môi trường đặc. Môi trường nuôi cấy là WV bổ sung vitamin, axit amin MS, bằng phương thức lỏng - bioreactor với các thông số kỹ thuật: nhiệt độ 250C, lưu lượng không khí 0,5 lít/phút, thời gian 45 ngày, chu kỳ 4 ngày ngập: 1 ngày khô là tốt nhất để tăng tỉ lệ tạo cây con (91,1%), giảm thời gian phát triển mầm (5 tuần) đồng thời kích thích sinh trưởng cây con in vitro. Cây con được cấy chuyển sang môi trường đặc sau 3 tháng đạt được 5,8 lá; 5,2 rễ; dài lá 6,1 cm; rộng lá 1,35 cm; rễ mập 0,41 cm. Giá thể nuôi cây ngoài vườn ươm bọt núi + than củi + tảo Đài Loan.
Khi nghiên cứu Quy trình kỹ thuật nuôi trồng Địa lan (Cymbidium spp.)
gian đưa cây ra ngoài vườn ươm tốt nhất ở đồng bằng là các tháng 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10, 11, 12 và vùng núi là vào các tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Giá thể cho tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng phát triển tốt khi đưa ra ườn ươm là: dớn - xơ dừa với tỷ với tỷ lệ 1:1. Chế độ phân bón luân phiên hợp lý có tác dụng tốt đến sự sinh trưởng của cây so với bón đơn độc 1 loại phân bón. Chế độ bón phân tốt nhất cho cây vườn ươm là: 5 lần N:P:K (30:10:10) + 1 lần N:P:K (20:20:20) + 1 lần dinh dưỡng hữu cơ (sữa cá) + 1 lần vitamin tổng hợp. Trong các công thức phối trộn giá thể thì công thức giá thể 1/2 rễ cây dương xỉ +1/4 đất mùn + 1/4 phân dê (khô) là tốt nhất. Để cây phát triển hài hòa cân đối thì công thức phân bón tốt nhất dùng cho cây ngoài vườn sản xuất là: 3 lần N: P: K (20:20:20) + 1 lần dinh dưỡng hữu cơ (sữa cá) + 1 lần vitamin tổng hợp. Xử lý KH2PO4 có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng số lượng ngồng hoa hình thành so với đối chứng.
Võ Hà Giang và Ngô Xuân Bình (2010) [6] nghiên cứu nhân giống phong lan Đuôi Chồn (Rhynchotylis retunsa [L] Blume) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Các tác giả đã nghiên cứu môi trường gieo hạt và nhân chồi cho kết quả: bổ sung BAP 0,3 mg/lít và kinetin 0,1 mg/lít cho tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất đạt 86,67%, bổ sung phối hợp kinetin và BAP cho hiệu quả cao nhất ở nồng độ 0,5 mg kinetin/lít + 0,3 mg BAP/lít hệ số nhân chồi đạt 5 - 6 cụm chồi và 5,7 chồi/cụm.
1.7. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.7.1. Điều kiện tự nhiên
1.7.1.1. Ranh giới, hành chính
Vùng núi Hoàng Liên Sơn, huyện Sa Pa có ranh giới hành chính thuộc Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sơn thành lập ngày 12 tháng 7 năm 2002 theo Quyết định số 90/2002/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Vùng núi Hoàng Liên Sơn, huyện Sa Pa nằm trong khu vực Tây Bắc Việt Nam, có vị trí địa lý từ 22o09' - 23o30' độ vĩ Bắc và 103o
00- 103o59' độ kinh Đông. Về địa giới hành chính nó nằm trên địa bàn 6 xã: San Sả Hồ, Lao
Chải, Tả Van, Bản Hồ, Mường Khoa và Thân Thuộc thuộc huyện Sa Pa của tỉnh Lào Cai và huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu, có ranh giới tiếp giáp với:
- Phía Đông Giáp Xã Thanh Kim, Nậm sài, Nậm Cang, Huyện Sa Pa và xã Tả Phời, Thành Phố Lào Cai tỉnh Lào Cai.
- Phía Tây giáp xã Bản Bo, Bình Lư, Hồ Thầu huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.
- Phía Nam và Đông Nam giáp Huyện Văn Bàn và phần còn lại của hai xã Mường Khoa, Thân thuộc và các xã Hố Mít, Pắc Ca, huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.
- Phía Bắc giáp xã Tả Giàng phình, Tả Phìn, Bản Khoang, Trung Chải huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
Vùng núi Hoàng Liên Sơn, huyện Sa Pa có diện tích 28.476,0 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 11.875,0 ha, phân khu phục hồi sinh thái 16.601,0ha. Vùng đệm của vùng núi Hoàng Liên Sơn có tổng diện tích là 38.724 ha, bao gồm thị trấn Sa Pa, một số xã thuộc huyện Sa Pa, Văn Bàn tỉnh Lào Cai và 2 xã thuộc huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. Chi tiết xem hình 1.1.
1.7.1.2. Địa hình
Dãy núi Hoàng Liên Sơn là hệ thống các đỉnh núi cao trên 2000 m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đặc biệt, ở Vườn Quốc Gia có đỉnh núi Phan Si Phăng cao 3.143m so với mặt nước biển, được ví như “nóc nhà” của Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Các hệ núi chính của dãy núi thoải dần theo hướng Đông Bắc và Tây Nam tạo thành hai sườn chính của dãy Hoàng Liên Sơn trong đó sườn Đông Bắc thuộc huyện Sa Pa và sườn Tây Nam thuộc huyện Than Uyên. Phần lớn các đỉnh núi có độ cao trung bình từ 2000 – 2500 m, còn nơi có bình độ thấp nhất phía Sa Pa là xã Bản Hồ có độ cao là 380m. Càng về phía Nam các thung lũng càng bằng phẳng, rộng hơn và đa số được đồng bào dân tộc sử dụng làm ruộng bậc thang. Các dạng địa hình chủ yếu của Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sơn gồm núi cao, thung lũng, sườn núi đồi. Mức độ chia cắt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng rất mạnh tạo ra sự phức tạp của địa hình và độ dốc lớn. Độ dốc trung bình phổ biến từ 20- 300, có nơi tới 400
và dốc đứng. Hiện tượng sạt lở đất, lở núi đã xảy ra ở nhiều nơi trên các sườn núi cao.
1.7.1.3. Khí hậu
Với vị trí ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, có địa hình phức tạp nên chế độ khí hậu khu vực huyện Sa Pa cũng bị phân hóa mạnh mẽ theo độ cao và hướng địa hình. Một đặc trưng của khí hậu Hoàng Liên Sơn Sơn là hầu như quanh năm ở tình trạng ẩm ướt. Mùa đông, frôn cực đới thường bị chặn lại trên sườn Đông dãy Hoàng Liên Sơn Sơn, tồn tại nhiều ngày mưa dai dẳng trên toàn vùng. Kết quả ở đây hầu như mất hẳn thời kỳ khô hanh nửa đầu mùa đông tiêu biểu cho miền khí hậu phía Bắc; Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng trên 85%, tháng ít mưa nhất trung bình cũng đạt trên 20-30 mm. Đặc biệt hiện tượng mưa phùn cuối mùa đông diễn ra mạnh mẽ vì các thung lũng
mở rộng về phía đồng bằng đã tạo điều kiện tích tụ các luồng gió nồm ẩm thổi từ biển tới.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm có chỉ số phổ biến từ 13 - 21oC, lớn ở sườn Tây, nhỏ ở sườn Đông. Biến đổi nhiệt độ trong năm có dạng một đỉnh vào các tháng mùa hè, cao nhất vào tháng 6 - 7 có chỉ số 16 - 25 oC. Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12 và tháng 1, nhiều năm xuống dưới 5 oC. Vào mùa đông năm nào cũng có băng giá và tuyết rơi đôi khi có thể xuống dưới -3 oC.
- Chế độ mưa: lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, đặc biệt vào các tháng mùa hè, lượng mưa tương đối cao. Mùa mưa bắt đầu từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 10, trong đó hai tháng có lượng mưa lớn là tháng 7 (454,3 mm) và tháng 8 (453,8 mm). Vào mùa đông, do nhiệt độ hạ thấp, hạn chế lượng bay hơi nước vì vậy, đây là khoảng thời gian mưa ít nhất trong năm, lượng mưa trung bình tháng khoảng 50 - 100 mm, thấp nhất
vào tháng 12 (63,6 mm) nhưng do nhiệt độ thấp nên thấy rằng khu vực Hoàng Liên Sơn không có tháng khô nào.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí ở đây tương đối cao, trung bình năm khoảng 86%. Tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 9 và tháng 11 với giá trị 90%, khô nhất là tháng 4 có giá trị 82%. Như vậy, có thể thấy độ ẩm không khí ở đây tương đối cao, không có hiện tượng thời tiết khô.
Hình 1.2. Biểu đồ sinh khí hậu vùng Hoàng Liên Sơn
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220 240 260
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XIITháng Nhiệt độ oC 0 40 80 120 160 200 240 280 320 360 400 440 480 520 Lượng mưa mm
Hình 1.3. Sơ đồ các kiểu khí hậu ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
1.7.1.4. Thuỷ văn
Mặc dù không có sông lớn chảy qua, nhưng do đặc điểm địa hình của khu vực, vùng núi Hoàng Liên Sơn được tạo thành từ hai sườn chính: Sườn Đông Bắc dốc thoải về phía sông Hồng và sườn Tây Nam dốc thoải về phía sông Đà, vì vậy trong khu vực cũng tạo nên hai hệ suối chính.
- Hệ suối thuộc khu vực Đông Bắc huyện Sa Pa gồm ba suối chính: Suối Mường Hoa bắt nguồn từ Phan Si Phăng, suối Séo Chung Hồ bắt nguồn từ Tả Van, suôi Tả Trung Hồ bắt nguồn từ Bản Hồ. Ba suối này gặp nhau tại khu vực Bản Dền tạo thành ngòi Bốt đổ ra sông Hồng. Vì địa hình dốc, chia
cắt mạnh, nên về mùa đông chúng chỉ là suối cạn song về mùa mưa, đặc biệt là vào các tháng có lượng mưa tập trung (7, 8, 9) thường có lũ và lũ quét.
- Suối thuộc khu vực Tây Nam dãy Hoàng Liên Sơn gồm hai suối chính: Suối Nậm Bé (thuộc xã Mường Khoa) bắt nguồn từ Phan Si Phăng và suối Nậm Pao, Nậm Chăng (thuộc xã Thân Thuộc). Cả hai suối chính này đều chảy ra con ngòi lớn Nậm Mu và đổ ra sông Đà. Ngoài hai hệ suối chính thuộc hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn nêu trên, còn một con suối bắt nguồn từ lưu vực thuộc xã Sa Pả và một phần từ Sa Pa, chảy theo theo hướng Đông Bắc đổ vào sông Hồng tại thành phố Lào Cai.
1.7.2. Kinh tế và xã hội
1.7.2.1. Dân số và dân cư
Dân cư hiện đang định cư trong vùng lõi Vườn quốc gia chủ yếu là các xã thuộc huyện Sa Pa. Trong phạm vi Vườn quốc gia thì xã Thân Thuộc hiện không có dân sống trong Vườn, còn đối với xã Mường Khoa hiện chỉ còn 6 hộ người H’Mông hiện còn đang sinh sống trong Vườn quốc gia.
* Lao động và tập quán
Tổng số người đến độ tuổi lao động trong khu vực chiếm 41,9% tổng số nhân khẩu .
Các dân tộc vùng cao có tập quán làm ăn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với loại hình sản xuất lúa nước trên các ruộng bậc thang hẹp. Công cụ lao động đơn giản như cày cuốc, dao phát... Trong diện tích đất nông nghiệp trong khu.
Về cơ bản, hiện tại đa phần dân trong vùng đã định canh định cư, nhưng vẫn còn một số ít sống du canh du cư. Tập quán canh tác, sản xuất chủ yếu dựa vào độ phì tự nhiên sẵn có của đất, không sử dụng bón phân, kể cả phân hữu cơ là nguồn tại chỗ. Giống mới đã được đưa vào nhưng chưa được sử dụng rộng rãi, vì thế năng suất thấp, đời sống chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.
1.7.2.2. Văn hoá xã hội
Văn hoá: Cộng đồng dân cư sống trong vùng Hoàng Liên Sơn gồm nhiều dân tộc khác nhau. Vì vậy, các hoạt động văn hoá cũng rất đa dạng và mang những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, do điều kiện giao thông khó khăn, kinh tế còn nghèo nàn, phương tiện thông tin đại chúng còn thiếu thốn nên công việc tuyên truyền giáo dục, bãi trừ các hủ tục, phát huy thuần phong mỹ