1) Thu thập tập đoàn nhằm bảo tồn một số loài địa lan kiếm ở vùng núi Hoàng Liên Sơn - Lào Cai.
2) Lưu giữ và đánh giá về các đặc điểm nông sinh học, giá trị kinh tế của các loài địa lan kiếm.
3) Nghiên cứu nhân giống địa lan kiếm theo các phương pháp tách mầm truyền thống.
4) Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phát triển một số loài địa lan kiếm. - Ảnh hưởng của giá thể trồng đến khả năng sinh trưởng của một số loài địa lan chọn lọc
- Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khẳ năng sinh trưởng của một số loài địa lan chọn lọc
- Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến khả năng sinh trưởng của một số loài địa lan chọn lọc
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng của một số loài địa lan chọn lọc
- Ảnh hưởng của thuốc trừ bệnh đến khả năng sinh trưởng của một số loài địa lan chọn lọc
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu nội dung 1: Thu thập tập đoàn hoa địa lan kiếm
Việc thu thập các mẫu loài địa lan kiếm của các vùng sinh thái thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn được tiến hành theo 3 tuyến điều tra ở những độ cao khác nhau (mua mẫu và sử dụng các mẫu hiện có ở Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sơn) bao gồm các tuyến sau:
+ Tuyến 1: Trạm Tôn – Phanxipang: Đây là tuyến du lịch chinh phục Fansiphang nằm trên địa bàn Xã San Sả Hồ huyện SaPa, chiều dài tuyến 11,2 km, tuyến bắt đầu từ Trạm Tôn có độ cao 1900m kết thúc là đỉnh Fansiphang 3.143m. Đây là tuyến đại diện đặc trưng nhất cho sự biến đổi của thực vật theo đai độ cao, tuyến đã bị tác động mạnh của con người do các hoạt động du lịch sinh thái.
+ Tuyến 2: Xéo Mý Tỷ - Dền Hàng – Tả Trung Hồ: Đây là tuyến đường mòn đi rừng của 2 xã Bản Hồ và Tả Van huyện Sa Pa, tuyến có chiều dài 7km; tuyến đi qua diện tích rừng của 3 thôn nằm sâu trong vùng lõi VQG, dao động độ cao trung bình từ 1600-2000m. Trên tuyến có đi qua 1 số trạng thái thảm thực vật rừng đặc trưng của phân quần hệ rừng nhiệt đới thường xanh gió mùa trên núi trung bình cây lá rộng và cây lá kim.
+ Tuyến 3: Tả Trung Hồ - Ma Quái Hồ - Séo Trung Hồ: ( xã Bản Hồ) chiều dài 7,2km độ cao từ 900 – 1600m, đi qua 1 số trạng thái, trảng cỏ, rừng chưa trữ lượng, rừng nghèo, rừng trung bình, rừng giàu.- Rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa cây lá rộng trên núi thấp.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu nội dung 2: Lưu giữ và đánh giá đặc điểm của các loài địa lan kiếm
Các mẫu loài địa lan kiếm đã thu thập và lưu giữ tại vườn lan nhằm đánh giá về các đặc tính nông sinh học, giá trị kinh tế theo phương pháp đánh giá tập đoàn không nhắc lại. Giá trị của từng loài hoa được đánh giá dựa trên màu sắc, độ bền và mùi thơm của loài hoa đấy. Loài nào có màu sắc hoa đẹp mùi thơm và độ bền cao thì giá trị kinh tế của loài đấy sẻ cao hơn và ngược lại. Về giá trị kinh tế của các loài được đánh giá theo giá bán các loài hoa ngoài thị trường trên địa bàn huyện Sa Pa. Để đánh giá đặc tính nông sinh học của loài địa lan kiếm thì ta phải dựa trên các tài liệu về lan kiếm và các tài liệu kế thừa từ Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sơn. Còn về giá trị thẩm mỹ của hoa được đánh giá theo phương pháp đánh giá nhanh của khách thăm quan vườn lan.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu nội dung 3: Nghiên cứu nhân giống theo phương pháp tách mầm truyền thống
- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu thời vụ tách mầm, trên cơ sở điều tra đánh giá so sánh 2 vụ tách mầm chính với nhau là vụ xuân (15 tháng 2) và vụ thu (15 tháng 8).
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu lượng mầm tách thích hợp, thí nghiệm thực hiện theo cách tách 1 giả hành thành 1 cụm, 2 giả hành thành 1 cụm và 3 giả hành thành 1 cụm. Sau đó trồng và so sánh về khả năng sinh trưởng của cây.
+ Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nhắc lại 1 CT1 CT3 CT2 H1 H2 H1 H2 H1 H2 H2 H1 H2 H1 H2 H1 Nhắc lại 2 CT2 CT1 CT3 H1 H2 H1 H2 H1 H2 H2 H1 H2 H1 H2 H1 Nhắc lại 3 CT3 CT2 CT1 H1 H2 H1 H2 H1 H2 H2 H1 H2 H1 H2 H1
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn mỗi công thức thí nghiệm trồng 12 chậu, nhắc lại 3 lần, số liệu đo đếm trên 4 chậu cố định/công thức/lần nhắc lại. Các công thức thí nghiệm được thực hiện trong nhà có mái che nilon màu trắng, được che nắng bằng lưới đen trên lớp nilon. Thí nghiệm được tưới giữ ẩm hàng ngày.
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu nội dung 4: Bố trí các thí nghiệm nghiên cứu kỹ thuật trồng trong vườn cứu kỹ thuật trồng trong vườn
+ Thí nghiệm 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của một số loài địa lan kiếm.
Lựa chọn giá thể: Trên cơ sở tổng quan tài liệu về các loại giá thể, chọn giá thể gần với giá thể mà các loài địa lan đã sinh sống trong môi trường tự nhiên, bổ sung một số loại phân hữu cơ và vô cơ sẵn có để nghiên cứu.
- Công thức 1 - G1: Mùn núi
- Công thức 2 - G2: Mùn núi + phân gà hoai mục tỷ lệ (1:1)
- Công thức 3 - G3: Mùn núi + phân gà hoai mục + phân lân tỷ lệ (1:1:0,02) + Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nhắc lại 1 CT1 CT3 CT2 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 2 CT2 CT1 CT3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 3 CT3 CT2 CT1 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn mỗi công thức thí nghiệm trồng 18 chậu, nhắc lại 3 lần, số liệu đo đếm trên 6 chậu cố định/công thức/lần nhắc lại. Các công thức thí nghiệm được thực hiện trong
nhà có mái che nilon màu trắng, được che nắng bằng lưới đen trên lớp nilon. Thí nghiệm tưới giữ ẩm hàng ngày.
+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới đến sinh trưởng của một số loài địa lan kiếm.
Dựa vào giá thể đã sử dụng, kết hợp với độ ẩm vùng nghiên cứu. Các công thức thí nghiệm sau đã được lựa chọn.
- Công thức 1 - T1: 5 ngày tưới một lần (tưới 1000ml/chậu/lần tưới) - Công thức 2 - T2: 7 ngày tưới một lần (tưới 1000ml/chậu/lần tưới) - Công thức 3 – T3: 10 ngày tưới một lần (tưới 1000ml/chậu/lần tưới)
+ Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nhắc lại 1 CT1 CT3 CT2 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 2 CT2 CT1 CT3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 3 CT3 CT2 CT1 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn mỗi công thức thí nghiệm trồng 18 chậu, nhắc lại 3 lần, số liệu đo đếm trên 6 chậu cố định/công thức/lần nhắc lại. Các công thức thí nghiệm được thực hiện trong nhà có mái che nilon, điều kiện chăm sóc như nhau. Giá thể trồng là Mùn núi + phân gà hoai mục tỷ lệ (1:1)
+ Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của một số loài địa lan kiếm.
Các công thức thí nghiệm đã được lựa chọn.
- Công thức 2 - S2: Che sáng 1 lượt bằng lưới cản quang (còn 70% ánh sáng)
- Công thức 3 - S3: Che sáng 2 lượt bằng lưới cản quang (còn 50% ánh sáng). + Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nhắc lại 1 CT1 CT3 CT2 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 2 CT2 CT1 CT3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 3 CT3 CT2 CT1 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn mỗi công thức thí nghiệm trồng 18 chậu, nhắc lại 3 lần, số liệu đo đếm trên 6 chậu cố định/công thức/lần nhắc lại.
- Xác định cường độ ánh sáng bằng Lux kế.
- Cách xác định % lượng ánh sáng bị che đi dưới các lớp lưới: Chế độ che sáng (%) = 100 -
Cường độ ánh sáng dưới lớp lưới
x 100 Cường độ ánh sáng ngoài tự nhiên
Các công thức thí nghiệm được thực hiện trong nhà có mái che nilon, giá thể trồng là: Mùn núi + phân gà hoai mục tỷ lệ (1:1), điều kiện chăm sóc như nhau.
+ Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sinh trưởng của số loài địa lan kiếm.
- Công thức 1 - D1: Dung dịch N:P:K tỷ lệ 10:10:10 (1,5g/lít) - Công thức 2 - D2: Dung dịch N:P:K tỷ lệ 10:20:20 (1,5g/lít)
- Công thức 3 - D3: Dung dich N:P:K tỷ lệ 10:20:30 (1,5g/lít) + Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nhắc lại 1 CT1 CT3 CT2 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 2 CT2 CT1 CT3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 Nhắc lại 3 CT3 CT2 CT1 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H2 H3 H1 H2 H3 H1 H2 H3 H1
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn mỗi công thức thí nghiệm trồng 18 chậu, nhắc lại 3 lần, số liệu đo đếm trên 6 chậu cố định/công thức/lần nhắc lại. Các công thức thí nghiệm phân bón làm theo phương pháp phun qua lá với 7 ngày/1 lần. Thí nghiệm được thực hiện trong nhà có mái che nilon, giá thể trồng là: Mùn núi + phân gà hoai mục tỷ lệ (1:1), điều kiện chăm sóc như nhau.
+ Thí nghiệm 5: Nghiên cứu biện pháp trừ nấm hại của một số hóa chất bảo vệ thực vật đến một số loài địa lan Kiếm
- Công thức 1: không dùng thuốc BVTV
- Công thức 2: sử dụng thuốc Ridomil MZ 72WP - Công thức 3: Sử dụng thuốc Aliette 800 WG
- Công thức 4: sử dụng Aliette 800 WG + Ridomil MZ 72WP
* Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu được đo đếm trên các chậu lan kiếm cố định trong thí nghiệm, sau đó lấy kết quả trung bình.
+ Chiều dài lá (cm): Đo từ gốc lá đến ngọn lá.
+ Số mầm trung bình/cây mẹ (mầm): Đếm số mầm được hình thành/tổng số cây mẹ thí nghiệm.
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc cây có rể phát trển tới đỉnh cao nhất của hoa lan
+ Theo dõi thành phần bệnh hại chính và đánh giá theo thang điểm của giáo trình Bệnh Cây, tác giả Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, (1998) [16], Nguyễn Minh Trực, (1996) [24] :
Bệnh nhẹ: < 10% số lá bị bệnh Bệnh nặng: 10 - 30% số lá bị bệnh Bệnh rất nặng: > 30% số lá bị bệnh.
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
* Xử lý số liệu theo chương trình IRRISTAT 4.0
IRRISTAT 4.0 là phần mềm để quản lý số liệu và phân tích thống kê cơ bản về các số liệu thí nghiệm. Trong đề tài chúng tôi đã sử dụng IRRISTAT để phân tích số liệu về các nội dung nghiên cứu sau:
- Ảnh hưởng của thời vụ (thời gian) tách mầm cây đến khả năng sinh trưởng của 2 loài địa lan kiếm.
- Ảnh hưởng của số lượng hành giả được tách đến khẳ năng sinh trưởng của 2 loài địa lan kiếm.
- Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến khả năng sinh trưởng của 3 laoif địa lan kiếm được lựa chọn.
* Số liệu nghiên cứu được xử lý theo EXCEL
Các số liệu được nghi chép ở hiện trường được nhập vào excel để tính toán, tạo bảng tổng hợp dữ liệu sau đó sắp xếp và tính toán nhanh các bảng đã được tổng hợp. Các kết quả nghiên cứu được nhập vào excel để vẽ biểu đồ thế hiện rõ các chỉ tiêu cần so sánh.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả thu thập hoa địa lan kiếm
Việt Nam là trung tâm khởi nguyên củ ệt Đới và Cận Nhiệt Đới. Việt Nam ột số vùng núi cao khí hậu tương tự vùng ôn đới. Do đó, một số loài thực vật trong đó có họ . Để đánh giá tiềm năng nguồn tài nguyên hoa lan nói chung và tập đoàn hoa địa lan bản địa vùng ôn đới nói riêng trên địa bàn Vườn Quốc Gia Hoàng Liên Sơn quản lý. Chúng tôi đã tiến hành thu thập hoa địa lan kiếm bản địa theo 3 tuyến điều tra khác nhau. Các mẫu thu thập đưa về vườn nuôi trồng hoa lan của Trung tâm để lưu giữ và bảo tồn. Kết quả thu thập các mẫu giống hoa địa lan được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Danh mục các loài địa lan đã thu thập STT Tên Việt Nam Tên khoa học Số mẫu
giống
1 Lan Kiếm Mỡ Gà Cymbidium elegans Lindl 15 Khu trạm Tôn - Sa Pa 2 Lan Kiếm Thu Xanh Cymbidium tracyanum
Castle 20
Phanxipang, Xéo Mý Tỉ, Tả Trung Hồ, Tả Van - Sa Pa 3 Kiếm Gấm Xuân Cymbidium sp2 25 Xéo Trung Hồ, Sa Pa Tả Van, Ma Quá Hồ, 4 Lan Kiếm Rủ atropurpureum Lindl Cymbidium 20 Dền Hàng - Sa Pa 5 Lan Kiếm Thu Nâu Xanh Cymbidium sp4 25 Tả Trung Hồ - Sa Pa 6 Lan Kiếm Hồng Hoàng Cymbidium iridioides D. Don. 60 Bản Hồ, Ma Quái Hồ - Sa Pa 7 Lan Kiếm Bạch Ngọc Cymbidium
erbeurbundum Lindl 30 Xéo Mý Tủ, Phanxipang - Sa Pa
8 Lan Kiếm Bạch Ngọc Xuân Cymbidium longifolium. 10 Phanxipang, Xéo Mý Tỉ, Tả Trung Hồ, Tả Van - Sa Pa 9 Lan Kiếm Thu Vàng Cymbidium sp5 50 Khu trạm Tôn - Sa Pa 10 Lan Kiếm Gấm Hè Cymbidium floribundum
Lindl 25 Dền Hàng, Xéo Mý Tỉ, Sa Pa
11 Lan Kiếm Lô Hội Cymbidium
aloifolium(L.)SW 25
Tả Van, Ma Quá Hồ, Xéo Trung Hồ, Sa Pa 12 Trần Mộng Xuân Cymbidium lowianum
Rchb.f 60
Trạm Tôn, Tả Van, Xéo Trung Hồ, Sa Pa 13 Hồng Lan Cymbidium sanderae Reichb 18 Tả Van, Dền Hàng - Sa Pa 14 Lan Kiếm Thu Nâu Cymbidium sp3 15 Phanxipang, Xéo Mý Tỉ, Tả Trung Hồ, Tả Van - Sa Pa 15 Kiếm Thanh Ngọc Cymbidium ensifolium (L.)Sw 10 Dền Hàng, Xéo Mý Tỉ, Sa Pa
ảng 3.1 cho thấy: Nguồn gen hoa địa lan bản địa của các vùng núi cao thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn rất đa dạng, phong phú. Số loài thu thậ ại vùng Sa Pa là 408 mẫu thuộc 15 loài khác nhau (trong đó có 200 mẫu là mẫu hiện có ở vườn đã thu thập từ trước ).
Như v , nguồn tài nguyên cây hoa đị ở dãy núi Hoàng Liên Sơn rất phong phú và đa dạng, đây là nguồn gen hoa lan hoang dại có giá trị kinh tế rất cao. Mặt khác, Sa Pa tập chung đầy đủ ều vùng khác chưa có, chứng tỏ đây là vùng có nhiều tiềm năng cho các loài lan kiếm phát triển.
3.2. Đặc điểm các loài địa lan kiếm ở khu vực nghiên cứu
3.2.1. Đặc điểm hình thái của các loài địa lan kiếm
Để góp phần vào việc nghiên cứu, khai thác và
. Chúng tôi đã tiến hành mô tả, đánh giá một cách tỷ mỷ các mẫu loài địa lan đã thu thập được
3
STT
) L
(cm) (cm)
1 Lan Kiếm Mỡ Gà 2,0 – 2,5 , thuôn 50,0 x 1,0
2 Lan Kiếm Thu Xanh 3,0 – 3,5 80,0 x 1,5