Đánh giá chung về nghiệp vụ XD-LĐ tại BIC giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ Bảo hiểm Xây dựng Lắp đặt tại BIC (Trang 39 - 42)

Thuận lợi

- Có nền tảng khách hàng tương đối lớn do có sự hậu thuẫn đắc lực từ phía ngân hàng BIDV.

- Là một trong những nghiệp vụ mang lại doanh thu phí bảo hiểm lớn cho công ty do đó các sản phẩm bảo hiểm xây dựng – lắp đặt luôn được ưu tiên phát triển, phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.

- Nhận thức của người dân về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm ngày càng nâng cao, mặt khác khách hàng ngày càng chủ động hơn trong việc mua bảo hiểm cho các công trình xây dựng của mình.

- Chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty bảo hiểm khác đang hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

- Nguồn khách hàng chưa thực sự đa dạng mà chủ yếu vẫn là khách hàng có quan hệ với ngân hàng BIDV.

Những tồn tại cần giải quyết

Đối với thị trường Bảo hiểm Việt Nam

- Trình độ hiểu biết và nhận thức về bảo hiểm nói chung cũng như BH XD-LĐ nói riêng ở Việt Nam còn thấp, mua bảo hiểm vẫn chưa phải là thói quen của người Việt như ở các nước phát triển khác. Chính vì vậy mà việc phát triển toàn diện thị trường sẽ gặp khó khăn.

- Công tác đánh giá rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất hầu như còn tỏ ra kém hiệu quả và ít được nghiên cứu cũng như áp dụng rộng rãi. Các công ty còn ít quan tâm đến việc đánh giá rủi ro mà chủ yếu chỉ quan tâm đến việc giảm phí để giành được hợp đồng bảo hiểm lớn.

- Xét trên tổng thể thị trường bảo hiểm Việt Nam thì đội ngũ nhân viên giám định còn thiếu, đặc biệt là các giám định viên có trình độ chuyên môn giỏi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả triển khai nghiệp vụ.

Đối với công ty bảo hiểm BIC

Vấn đề khai thác.

- Khả năng cạnh tranh của công ty chưa cao mà chủ yếu dựa vào quan hệ của BIDV để giành khách hàng, cạnh tranh bằng giảm phí, mở rộng điều kiện điều khoản.

- Nền tảng thông tin về khách hàng và các đối thủ cạnh tranh chưa đủ lớn do vậy gặp khó khăn khi tham gia đấu thầu bảo hiểm.

- Hệ thống đại lý cộng tác viên của chi nhánh mặc dù đã có cải thiện đáng kể về khả năng khai thác, song hiệu quả khai thác và hiệu suất chưa đạt như mong đợi. Nguyên nhân chủ yếu là việc Marketing cho sản phẩm còn kém thuyết phục.

Khâu giám định bồi thường.

Ngoài BIC Hà Nội, BIC Hồ Chí Minh và BIC Sài Gòn có phòng giám định bồi thường riêng còn lại hầu hết các chi nhánh chỉ có 1 hoặ 2 cán bộ chuyên trách làm công tác giám định bồi thường nên thường phải thuê giám định của các công ty lớn, các công ty bảo hiểm có tiếng hoặc các công ty chuyên Giám định trên thị trướng... không thực sự chủ động trong xác định tổn thất cũng như đáp ứng được tính bồi thường kịp thời.

Kinh nghiệm thực tế đối với đa số cán bộ giám định bồi thường chuyên trách tuy đã được tích lũy song vẫn còn thiếu các cán bộ được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu để từ đó có thể hiểu rõ bản chất sự việc mỗi khi giải quyết tổn thất nên vẫn còn sơ suất trong quá trình tác nghiệp.

Khâu đề phòng hạn chế tổn thất

Việc đề phòng và hạn chế tổn thất chưa được triễn khai một cách đồng bộ và theo một kế hoạch cụ thể đồng thời quỹ dành cho đề phòng và hạn chế tổn thất còn rất ít chứng tỏ khâu này chưa được sự quan tâm thoả đáng của tổng công ty và của công ty. Tỷ lệ tổn thất còn tương đối cao, nhìn chung công ty vẫn lỗ về nghiệp vụ, bên cạnh đó việc đánh giá rủi ro còn mang tính hình thức, chưa thực sự là cơ sở để xem xét việc chấp nhận bảo hiểm hay không.

Kết luận chương 2

Trong chương này chúng ta đã nhìn lại tình hình toàn thị trường bảo hiểm TSKT cũng như tình hình triển khai nghiệp vụ BH XD-LĐ tại công ty bảo hiểm BIC sau 5 năm đi vào hoạt động.

Chịu sự tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 cũng như tình hình thiên tai trong những năm qua, nghiệp vụ BH XD-LĐ đã đối mặt với nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm trên thị trường diễn ra gay gắt hơn khi số lượng công ty tham gia thị trường ngày càng nhiều, kéo theo đó là “miếng bánh” thị phần của mỗi công ty cũng bị chia nhỏ hơn nữa. Đồng hành với tiến trình hội

nhập quốc tế, ngành bảo hiểm nói chung cũng như nghiệp vụ BH XD-LĐ nói riêng đang từng bước áp dụng những chẩn mực quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả khai thác cũng như hội nhập với thị trường bảo hiểm thế giới. Bên cạnh đó, BH XD-LĐ đã và đang đối mặt với việc bảo hiểm cho những rủi ro mới và phức tạp gắn liền với công nghệ hiện đại như việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, hệ thống tàu điện ngầm, hệ thống giao thông phức hợp…đây chính là thách thức mới và hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển mới cho nghiệp vụ BH XD-LĐ nói riêng, thị trường bảo hiểm cũng như các công ty bảo hiểm.

Chương 3:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ Bảo hiểm Xây dựng Lắp đặt tại BIC (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w