Khai thác qua kênh Bancassurance và E-business:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ Bảo hiểm Xây dựng Lắp đặt tại BIC (Trang 26 - 39)

Với lợi thế mạng lưới rộng khắp và uy tín của ngân hàng BIDV, BIC đã thiết lập kênh phân phối các sản phẩm bán lẻ qua hệ thống ngân hàng BIDV (bancassurance) và kênh bán bảo hiểm trực tuyến E-business, đây được coi là kênh phân phối khá mới đối với thị trường phi nhân thọ Việt Nam. BIC là một trong số ít các công ty bào hiểm phi nhân thọ đi tiên phong trong việc thiết lập và phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua kênh này.

Hiện nay công ty đã có 6 sản phẩm Bancassurance ( Bảo An, Bình An, bảo hiểm xe máy, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhà tư nhân và bảo hiểm con người). BIC đã tạo dựng một đội ngũ quản lý Bancassurance năng động, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm. kết thúc năm 2010, kênh Bancas mang lại 176 tỷ đồng; kênh E-business đóng góp 15,42 tỷ đồng vào doanh thu phí BH toàn công ty. Tuy nhiên hiện nay ở BIC nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt chưa được khai thác qua kênh bancassurance.

2.3.THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂY DỰNG LẮP ĐẶT

TẠI BIC (giai đoạn 2006-2010) 2.3.1. Quy trình khai thác

Quy trình khai thác nghiệp vụ BH XD-LĐ có thể được hình dung qua lưu đồ sau đây:

Hình 2.2: Quy trình khai thác tại BIC

Người phụ trách Thủ tục

Khai thác viên

Khai thác viên, lãnh đạo đơn vị

Khai thác viên, lãnh đạo đơn vị

Khai thác viên, lãnh đạo đơn vị

Khai thác viên

Khai thác viên, lãnh đạo đơn vị

Khai thác viên, kế toán

Khai thác viên, lãnh đạo đơn vị, các phòng quản lý liên quan

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ BIC)

Với quy trình khai thác trên có thể diển giải như sau:

Nhận đề nghị bảo hiểm: Đánh giá rủi ro Đề xuất phương án bảo hiểm Đề nghị bảo hiểm Chào BH/đàm phán

Yêu cầu bảo hiểm

Theo dõi thu phí

Cấp đơn bảo hiểm

Quản lý dịch vụ Đề phòng HCTT Chăm sóc khách hàng Từ chối Trình L.đạo Không đạt Đạt K hô ng du yệ t Duyệt Bồi thường K hô ng đạ t Đóng hồ sơ phân cấp Trên

Trước khi nhận đề nghị bảo hiểm thì Khai thác viên phải nắm bắt thông tin, tiếp cận khách hàng. Thông tin từ truyền thông đại chúng, từ cơ quan nhà nước…và các nguồn thông tin này phải có nội dung bổ trợ cho việc khai thác. Sau khi có thông tin phải tiếp cận khách hàng (tiếp cận trực tiếp) dưới nhiều hình thức tùy theo mức độ, tính chất, chất lượng quan hệ với khách hàng mà Khai thác viên xác định cách thức tiếp cận, như tiếp cận qua điện thọai qua gởi thư hẹn… Sau khi tiếp cận khách hàng với thời lượng và nội dung phù hợp thì Khai thác viên phải hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin qua bảng câu hỏi điều tra rủi ro và giấy yêu cầu bảo hiểm.

Đánh giá rủi ro:

Đánh giá rủi rolà họat động của nhà bảo hiểm nhằm xác định lọai rủi ro, tính chất và mức độ rủi ro từ đó có các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất nhằm giúp nhà bảo hiểm quyết định nhận bảo hiểm hoặc từ chối bảo hiểm cũng như việc thu xếp tái bảo hiểm và xác định mức giữ lại đối với các hợp đồng tái.

Chào bảo hiểm:

Chào bảo hiểm là cung cấp cho khách hàng các lựa chọn về điều khỏan điều kiện bảo hiểm cụ thể dựa theo yêu cầu của khách hàng, phí bảo hiểm, các tiêu chuẩn bảo hiểm của thị trường, các điều kiện của hợp đồng tái bảo hiểm, khuyến cáo của nhà tái bảo hiểm.

Nếu không đạt thì Khai thác viên đóng hồ sơ. Nếu đạt, khi khách hàng chấp nhận bảo hiểm Khai thác viên sẽ cấp đơn bảo hiểm cho khách hàng sau khi đã chào phí bảo hiểm. Khai thác viên sẽ cùng khách hàng hoàn tất hợp đồng bảo hiểm trước khi gởi đơn về Công ty.

Theo dõi thu phí:

Sau khi khách hàng thanh toán phí bảo hiểm thì Khai thác viên phải mở sổ theo dõi chặt chẽ việc thu phí bảo hiểm và thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý tài chính của Công ty.

Tùy từng trường hợp cụ thể và căn cứ vào kết quả đánh giá rủi ro mà tiến hành công tác đề phòng hạn chế tổn thất sẽ khác nhau.

Chăm sóc khách hàng:

Là việc phải thực hiện thường xuyên các biện pháp phù hợp, cần thiết, linh họat - sáng tạo trong suốt thời hạn bảo hiểm nhằm mục đích giữ khách hàng, tăng tỷ lệ tái tục bảo hiểm. Và đây cũng là việc thể sự quan tâm của nhà bảo hiểm đối với khách hàng, để nâng cao uy tín của nhà bảo hiểm nói chung và BIC nói riêng.

Bồi thường:

Là nhiệm vụ của nhà bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra nằm trong hợp đồng bảo hiểm. bồi thường phải đúng, chính xác, và kịp thời đó là công việc nhằm nâng cao uy tín của BIC trên thị trường bảo hiểm.

2.3.2. Công tác đề phòng - hạn chế tổn thất và giám định bồi thường

2.3.2.1. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất

Đề phòng và hạn chế tổn thất là hoạt động của con người được thực hiện với mục đích nhằm ngăn ngừa những hậu quả rủi ro được dự báo và có thể xảy ra. Trong BH XD- LĐ thì ngăn ngừa tổn thất là cực kỳ quan trọng, là yếu tố then chốt đảm bảo lợi ích của công ty bảo hiểm và của Người tham gia bảo hiểm.

Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất đã và đang thực hiện rất tốt tại BIC, các nhân viên đã phối hợp cùng với ban giám đốc, các cơ quan thường xuyên kiểm tra công trình, cung cấp các biển báo nguy hiểm tại các công trình mà công ty nhận bảo hiểm. Trong quá trình kiểm kê, giám sát việc thi công nhân viên BIC còn hướng dẫn các chủ thầu và công nhân thi công thực hiện các biện pháp để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra. Để làm tốt công tác trên hàng năm BIC đã trích một tỷ lệ % nhất định trên phí bảo hiểm gốc để hình thành quỹ đề phòng và hạn chế tổn thất cho năm nghiệp vụ tiếp theo. Trong khi một số công ty khác trên thị trường bảo hiểm Việt nam đang cố tình giảm

chi phí tới mức tối thiểu (kể cả chi đề phòng và hạn chế tổn thất) để có được lợi nhuận cao nhất.

2.3.2.2. Công tác giám định bồi thường tổn thất:

Công tác giám định bồi thường tổn thất là một khâu quan trọng khi tiến hành một nghiệp vụ bảo hiểm. Đối với bảo hiểm xây dựng-lắp đặt thì công tác này cần phải đề cao do giá trị của công trình được bảo hiểm rất lớn. Bởi có giám định đúng, chính xác tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả nghiệp vụ, đồng thời bồi thường mới nhanh chóng kịp thời và thông qua đó tạo niềm tin cho khách hàng, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện ý nghĩa của bảo hiểm đó là san sẻ rủi ro, lấy số đông bù số ít, bên cạnh đó làm cho Người tham gia hiểu lợi ích và tác dụng của việc tham gia bảo hiểm, từ đó khuyến khích họ tự nguyện, chủ động tham gia bảo hiểm hơn nữa.

Việc giám định bồi thường đã được công ty BIC thực hiện tốt, hàng năm giải quyết hàng ngàn vụ bồi thường lớn nhỏ, trong đó có nhiều vụ có giá trị tổn thất lớn, quá trình giải quyết phức tạp do liên quan đến nhiều bên. Với đội ngũ cán bộ chuyên trách bồi thường tận tụy, có nhiều kinh nghiệm, hết lòng vì khách hàng, BIC đã và đang tạo dựng uy tín trong thị trường bảo hiểm Việt nam.

Bảng 2.2: Một số vụ giải quyết bồi thường lớn BIC đã thực hiện :

STT Nội dung Tổng GTTT (triệu đồng) Tổng số tiền bồi thường (triệu đồng) Thời gian giải quyết BT Phương án phối hợp và phương pháp giải quyết

hỏng đường cho công

ty Kim Vinh thường

2 Sạt lở taluy dương trong xây đường của công ty Kim vinh

96.000 96.000 10 ngày Thuê giám định độc lập

3 Sạt lở đất cho công trình đường tại ban Quản lý dự án các công trình giao thông Lào Cai

250.000 250.000 10 ngày BIC giám định và bồi thường

4 Tổn thất thang máy của công ty xây dựng Avalon

200.000 200.000 15 ngày BIC giám định và bồi thường

5 Tổn thất do mưa bão cho hệ thống thoát nước của ban quản lý dự án thoát nước&vệ sinh thành phố Đà nẵng

126.000 126.000 10 ngày Thuê giám định độc lập

6 Tổn thất mũi khoan số 2 cầu Mỹ thuận

15.000 15.000 15 ngày BIC giám định và bồi thường

Quy trình giám định- bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng-lắp đặt:

Bước 1: Thông báo tổn thất

- Khi xảy ra tổn thất, Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu xây dựng được chủ đầu tư uỷ quyền cần thông báo ngay lập tức cho bộ phận phụ trách về bảo hiểm của Chủ đầu tư và BIC (bằng điện thoại, fax...). Sau đó cần gửi thông báo tổn thất chính thức bằng văn bảng tới BIC.

- Trong mọi trường hợp, BIC sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại hoặc tổn thất nào nếu BIC không nhận được thông báo tổn thất bằng văn bản trong vòng 14 ngày kể từ khi sự cố xảy ra.

- Việc thông báo tổn thất sớm nhất không chỉ giúp BIC xác định chính xác nguyên nhân, mức độ tổn thất mà BIC còn có thể tư vấn cho Chủ đầu tư xác định được trách nhiệm đối với tổn thất, bảo lưu quyền khiếu nại đối với bên thứ ba khác trong trường hợp tổn thất xảy ra không thuộc trách nhiệm bảo hiểm của BIC.

Bước 2: Hợp tác tiến hành giám định.

- Khi nhận được thông báo tổn thất, trong vòng 24h, BIC sẽ cử giám định viên đến xem xét hiện trường và tiến hành thu thập các thông tin cần thiết.

- Trong quá trình tiến hành giám định, Chủ đầu tư/Nhà thầu xây dựng cần hợp tác và phối hợp chặt chẽ với đại diện của BIC và/hoặc Giám định viên độc lập được chỉ định.

- BIC chịu mọi chi phí tiến hành giám định tổn thất (trừ khi có những qui định khác trong đơn bảo hiểm và/hoặc trong Hợp đồng bảo hiểm đã ký kết). Nếu Chủ đầu tư/Nhà thầu không chấp nhận kết quả giám định của đại diện BIC hoặc Giám định viên độc lập do BIC chỉ định thì Chủ đầu tư/Nhà thầu có thể thuê một tổ chức giám định độc lập khác để kiểm chứng lại kết quả giám định của BIC.

- Biên bản giám định sơ bộ tổn thất sẽ được lập (số lượng theo yêu cầu thực tế của mỗi bên và tổn thất thực tế) để đưa vào hồ sơ bồi thường.

Bước 3: Lập hồ sơ đòi bồi thường

Các hồ sơ, tài liệu, chứng từ cần thiết để đòi giải quyết bồi thường gồm:

- Đơn bảo hiểm và/hoặc Hợp đồng bảo hiểm và các

điều khoản bổ sung (nếu có).

- Hoá đơn thanh toán phí bảo hiểm

- Công văn thông báo tổn thất.

- Biên bản giám định sơ bộ tổn thất.

- Biên bản giám định của Công an trong trường hợp mất cắp hoặc có hành vi phá hoại.

- Xác nhận về thời tiết của Trung tâm khí tượng thuỷ văn trong trường hợp thiên tai xảy ra.

- Các bằng chứng và thông tin chi tiết cụ thể liên quan đến việc khiếu nại tổn thất. Đồng thời, Chủ đầu tư - Nhà thầu xây dựng cũng phải nộp (nếu được yêu cầu) Bản cam kết khai đúng sự thật về khiếu nại và các vấn đề liên quan khác.

Bước 4: Nhận bồi thường

- Nếu tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm của BIC thì sau khi nhận được hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ, BIC sẽ tiến hành thanh toán bồi thường theo hợp đồng. Thời hạn thanh toán tiền bồi thường phải được BIC thực hiện theo đúng qui định trong Đơn bảo hiểm / Hợp đồng bảo hiểm.

- Nếu tổn thất xảy ra không thuộc phạm vi bảo hiểm thì BIC có quyền từ chối bồi thường và phải gửi thông báo từ chối bồi thường bằng văn bản cho Chủ đầu tư. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo từ chối bồi thường, nếu Chủ đầu tư không có ý kiến gì thì coi như chấp nhận việc từ chối bồi thường.

Sau khi nhận bồi thường, người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp văn bản thế quyền và phối hợp với BIC truy đòi người thứ ba trong trường hợp thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm do bên thứ ba gây ra.

2.3.3. Tình hình triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại BIC giai đoạn 2006-2010

Sơ lược về thị trường bảo hiểm Tài sản kỹ thuật năm 2010

Năm 2010, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tuy vậy thị trường bảo hiểm nước ta vẫn đạt kết quả khả quan. Tính riêng nghiệp vụ bảo hiểm TSKT (toàn thị trường) ước đạt 5.210 tỷ đồng, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó BH XD-LĐ đạt 2051 tỷ đồng, tăng 27%, bảo hiểm Tài sản đạt 3698 tỷ đồng, tăng 32%, bảo hiểm máy

móc và thiết bị chủ thầu đạt 1796 tỷ đồng tăng 10%, bảo hiểm thiết bị điện tử và bảo hiểm dầu khí tăng 47%. Đây là năm thành công của BIC trong nghiệp vụ TSKT khi vươn lên vị trí thứ 5 chiếm 3,5 % thị phần (năm 2009 là 3,16%) trong tổng số 29 công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang hoạt động tại Việt Nam. Thị phần nghiệp vụ bảo hiểm TSKT toàn thị trường được thể hiện trong biểu đồ sau:

Hình 2.3 : Thị phần nghiệp vụ BH Tài sản kỹ thuật - 2010

(nguồn số liệu: hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam) 2.3.3.1. Doanh thu phí bảo hiểm xây dựng lắp đặt

BIC có đặc thù là công ty bảo hiểm trực thuộc hệ thống Ngân Hàng BIDV nên việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm dự án, bảo hiểm công trình, bảo hiểm tài sản là tương đối thuận lợi do có nguồn khách hàng từ ngân hàng BIDV mang lại. Chính vì vậy nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt được tập trung phát triển và luôn chiếm tỷ lệ cao trong doanh thu phí bảo hiểm của Tổng công ty.

Năm 2010, sau khi nền kinh tế đã thoát khỏi khủng hoảng và từng bước phục hồi, thị trường Bảo hiểm cũng có những bước tiến đáng kể, doanh thu phát sinh phí bảo hiểm nghiệp vụ TSKT của BIC đạt 204,960 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40,35% trong tổng doanh thu phát sinh toàn công ty. Trong đó nghiệp vụ XD-LĐ đạt 90,277 tỷ đồng chiếm 45,57%; nghiệp vụ BHTS đạt 75,260 tỷ đồng chiếm 37,99%; nghiệp vụ bảo hiểm máy móc và thiết bị chủ thầu (CPM) đạt 20,24 tỷ đồng chiếm 10,22%; các nghiệp vụ khác đạt 12,347 tỷ đồng chiếm 6,23%. Sau 5 năm đi vào hoạt động, doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm TSKT

của BIC đạt mức tăng trưởng ấn tượng 917,67%. Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng trong doanh thu phí phát sinh các nghiệp vụ BH TSKT của BIC giai đoạn 2006- 2010.

Hình 2.4 : Doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ TSKT (2007-2010)

2.3.3.2. Tốc độ tăng trưởng

Trong vòng 5 năm trở lại đây, nghiệp vụ BH XD-LĐ của BIC tăng trưởng tương đối khả quan và duy trì được mức tăng trưởng khá. Đây là kết quả của quá trình lao động nỗ lực, sáng tạo của toàn thể cán bộ nhân viên công ty. Năm 2010 doanh thu khối TSKT có tốc độ tăng trưởng 35,10% (trong khi tốc độ tăng trưởng chung toàn thị trường là 29,5%) cao hơn so với năm 2009 là 30,86%. Tốc độ tăng trưởng của từng nghiệp vụ như sau: XD-LĐ 16,31% ( giảm so với năm 2009 (24.81%) do khó khăn chung của thị trường trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng); bảo hiểm tài sản tăng 42,31%; bảo hiểm máy móc và thiết bị chủ thầu là 41,47%; các sản phẩm khác 125,89%.

2.3.3.3. Tỷ trọng nghiệp vụ BH XD-LĐ trong khối TSKT

Là một nghiệp vụ quan trọng và luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu phí bảo hiểm khối TSKT, trong những năm gần đây BIC đã chú trọng phát triển nghiệp vụ BH

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nghiệp vụ Bảo hiểm Xây dựng Lắp đặt tại BIC (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w