Biểu diễn các quan hệ nguyên nhân kết quả trong Tiếng Anh

Một phần của tài liệu phát hiện các quan hệ từ csdl text (Trang 32 - 38)

Các cấu trúc nhân quả giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử ngôn ngữ chủ yếu là do các nghiên cứu về chúng kéo theo sự tương tác lẫn nhau của các thành phần ngôn ngữ bao gồm : ngữ nghĩa, cú pháp và hình thái học. Trong phần này chúng tôi đề cập đến các biểu diễn ngôn ngữ của quan hệ nguyên nhân - kết quả trong văn bản tiếng Anh.

Bất kỳ cấu trúc nhân quả nào cũng có hai thành phần là nguyên nhânkết quả. Ta xét ví dụ sau :

“The bus fails to turn up. As the result, I am late for a meeting.”

Trong ví dụ trên, “The bus fails to turn up” biểu diễn nguyên nhân và “I am late for a meeting” biểu diễn kết quả.

Trong tiếng Anh, các cấu trúc nhân quả có thể tường minh hoặc không tường minh. Thông thường, các mẫu nhân quả tường minh liên quan đến các từ khoá như “cause, effect, consequence”…, cũn cỏc cấu trúc nhân quả không tường minh thì phức tạp hơn, đòi hỏi phải suy luận dựa trên phân tích ngữ nghĩa và các kiến thức nền tảng.

2.4.1.Các cấu trúc nhân quả tường minh

Ngôn ngữ học cho phép biểu diễn các mẫu từ vựng-cỳ phỏp nguyờn nhõn-kết quả theo những cách sau :

• Các từ nối chỉ nguyên nhân

• Các động từ chỉ nguyên nhân

• Các mệnh đề điều kiện

• Các tính từ và trạng từ chỉ nguyên nhân

2.4.1.1.Các từ nối chỉ nguyên nhân

Có thể phân loại các từ nối chỉ nguyên nhân thành các kiểu sau : A. Các kết nối nhân quả kiểu phó từ(Adverbial causal link ) B. Các kết nối nhân quả kiểu giới từ (Preposition causal link ) C. Các kết nối nhân quả phụ (Subordination causal link ) D. Các kết nối mệnh đề hội nhập (Clause integrated link)

A.Cỏc kết nối nhân quả kiểu phó từ(“for this reason”, “the result that”) là cáccấu trúc liên kết hai mệnh đề với nhau để cấu tạo nên một quan hệ nguyên nhân - kết quả. Có hai loại là kết nối trùng lặp (anaphoric link) và kết nối liên quan

(cataphoric link)

Các kết nối trùng lặp nhắc lùi lại một yếu tố trong phần ngôn từ thuộc về trước đó, như trong ví dụ sau :

“The meaning of a word can vary a great deal depending on the context. For this reason, pocket dictionaries have a very limited use.”

Các kết nối liên quan nhắc tiến tới một yếu tố trong phần ngôn từ trước, ví dụ : “Labor government which came to power in 1996 stalled this process, with the result that Malta was not among the six countries opening membership negotiations with the EU in March 1998.”

B.Cỏc kết nối nhân quả kiểu giới từ (“because of”, “thanks to”, “due to”) thường liên kết một cụm danh từ với một mệnh đề, hoặc là hai cụm danh từ trong một phần thêm vào :

Health problems, due to global warming, are predicted to increase at the end of the country”.

C. Các kết nối nhân quả phụ có thể phân chia thành các phạm trù con như sau :

Các liên từ chỉ kết quả (Resultative conjunctions) (“because”, “as”, “since”, “for”, “so”, “so that” – vì, bởi vì, do, bởi, từ, tại vì, vì vậy, cho nên, vì thế )…

Ví dụ : “The colonies came to realize thay had to separate from England, so

they started the Revolutionary War.”

Kết nối cấu trúc (structural link) bởi một mệnh đề - ing không có ngôi. Ví dụ, “Being cloudy, the experiment was postponed.”

Cấu trúc cấp so sánh tương liên (“so that”) (correlative comparative construcstion), ví dụ, The traffic was so heavy that I couldn’t arrive on time”.

D.Kết nối mệnh đề hòa nhập: là một phần của chủ ngữ (gọi là thematic link

(1)) hoặc vị ngữ của mệnh đề (thematic link (2)) :

(1) “The new satellite was named ASUKA (flying bird). The reason was that the satellite in orbit looks like a migratory bird soaring into deep space”.

(2) “It is not a myth that world hunger is due to scarcity of food.”

2.4.1.2.Các động từ chỉ nguyên nhân

Nhiều nhà ngôn ngữ học tập trung sự chú ý vào các cấu trúc động từ chỉ nguyên nhân, chủ yếu là do những nghiên cứu của họ liên quan đến sự tương tác giữa cú pháp và phân tích ngữ nghĩa của ngôn ngữ.

Phương pháp phân loại động từ chỉ nguyên nhân đầu tiên quan trọng và được thừa nhận là do hai nhà ngôn ngữ học Soviet tiến hành vào năm 1969. Họ đề xuất một cách phân tích từ vựng dùng một nguyên tắc phân loại các động từ chỉ nguyên nhân tuỳ theo chúng định nghĩa chỉ kết nối nhân quả hay là kết nối nhân quả cộng với các thành phần khác của hai trạng thái vấn đề liên quan đến nhân quả:

Các động từ nguyên nhân đơn giản (simple causatives) (“ cause”, “

lead to”, “ bring about”, “ generate”, “ make”, “ force”, “ allow”…- vì, bởi vì, dẫn đến, gây ra, sinh ra, tạo ra, làm cho, …)

Những động từ này chỉ đề cập đến kết nối nhân quả và đồng nghĩa với động từ “cause”(gõy ra). Ví dụ

“Earthquakes generate tidal waves” “Động đất gây ra sóng triều”.

Động từ chỉ nguyên nhân bao hàm kết quả (resultative causatives) (“ kill”, “melt”, “dry”, “ break”, “ drop”…- giết, tan chảy, làm khô, bẻ gãy, …)

Các động từ này ám chỉ một kết nối nhân quả đồng thời cũng chứa một phần tình huống kết quả sẽ xảy ra như thế nào.Vớ dụ,

“Brutus killed Caesar”.

“Brutus đã giết Caesar” => kết quả : Caesar đã chết

Các động từ chỉ nguyên nhân ám chỉ phương tiện (instrumental causatives) (“ poison” (killing by poisoning), “ hang”, “ punch”, “ clean”, …-đầu độc (chết bởi thuốc độc), treo cổ,… )

Các động từ này nói lên một phần nguyên nhân gây ra kết quả. Ví dụ, “Circe, daughter of Helios, the Sun God, poisoned her husband, king of the Sarmatians, before going to the island of Aeaea.”

“Circe, em gái của Helios, thần mặt trời, đã đầu độc chồng mình, vua của Sarmatians, trước khi ra đi tới vùng đảo của Aeaea.”

Dựa trên đặc điểm chung này của các cấu trúc động từ chỉ nguyên nhân , một nhà ngôn ngữ học khác là B.Comrie đã giới thiệu một phương pháp phân loại ngữ nghĩa mới và hiện nay đang được thừa nhận ở khắp mọi nơi trong cộng đồng ngôn ngữ:

• Động từ chỉ nguyên nhân có tính phân tích (Analytical causative) (periphrasic causatives)

• Động từ chỉ nguyên nhân thuộc về hình thái học (Morphological causatives )

• Động từ chỉ nguyên nhân thuộc về từ vựng (Lexical causatives )

Một động từ chỉ nguyên nhân có tính phân tích diễn tả một động từ riêng biệt liên kết với ý nghĩa của nguyên nhân. Thông thường, nó có thể dùng như một động từ bản thân, hơi khác một chút, nhưng thường dùng với nghĩa liên quan tới nó.

Ví dụ, động từ “make” có thể là động từ chỉ nguyên nhân trong cấu trúc “I made him do the homework”, hoặc có thể là một động từ chính trong “I did the homework”. Hầu hết các lớp viện dẫn của loại động từ này dựa trên những nghĩa khác nhau của chúng là

make, get, have :

“I made him do the homework.” “I got him do the homework.” “I had him do the homework.”

Động từ chỉ nguyên nhân thuộc về hình thái học là những từ đơn giản trong đó ý nghĩa chỉ nguyên nhân được truyền đạt bởi một hình vị đặc biệt hoặc một quá trình hình thái học. Trong tiếng Anh, hậu tố - en và –ify tạo nên các động từ nguyên nhân hình thái như : blacken, sweeten, thicken, nullify, liquefy, verify,…(bụi đen, làm cho ngọt, làm cho dày, huỷ bỏ, hoá lỏng, …)

Động từ chỉ nguyên nhân thuộc về từ vựngđề cập đến các từ như “kill” và “feed” (“giết” và “nuụi”) xuất hiện trong một quan hệ ngữ nghĩa trực tiếp với các động từ khác như “die” và “eat” (“chết” và “ăn”) nhưng quan hệ nguyên nhân - kết quả không nhận được một biểu diễn quy tắc nào.

Sự khác biệt phổ biến nhất trong phép phân loại này là giữa quan hệ nguyên nhân - kết quả trực tiếp và quan hệ nguyên nhân - kết quả gián tiếp. Wierzbicka [26] đã chỉ ra rằng các động từ chỉ nguyên nhân từ vựng như “kill” hay “break” (“giết” hay “bẻ góy”) hàm ý quan hệ nguyên nhân - kết quả trực tiếp nhiều hơn các động từ nguyên nhân phân tích gần nghĩa nó nhất như “cause to die” hay “make it break” (“làm chết” hay “làm góy”). Vì thế, theo Haiman [16], “khoảng cách ngôn ngữ” (linguistic distance) giữa các yếu tố biểu diễn nguyên nhân và kết quả càng lớn thì “khoảng cách khái niệm” (conceptual distance) giữa chúng càng lớn.

2.4.1.3.Các mệnh đề điều kiện

Các mệnh đề điều kiện được biểu diễn đặc trưng trong tiếng Anh như các câu văn dạng sau : “Nếu S1 thì S2”, trong đó S1 là mệnh đề nguyên nhân và S2 là mệnh đề kết quả. Trạng thái của vấn đề trong mệnh đề nguyên nhân được xác nhận là một điều kiện đủ trong trường hợp nêu lên ở mệnh đề kết quả :

“If it rains, then I will stay at home.” “Nếu trời mưa thì tôi sẽ ở nhà.”

Tuy nhiên, các mệnh đề điều kiện trong tiếng Anh có thể diễn tả trên cả cần thiết và các mệnh đề kết quả có thể diễn tả quan hệ nguyên nhân - kết quả (1) và cỏc dãy thời gian (2).

(1): “If John studies, then he will pass the exam”

(2): “If John didn’t pass, then he couldn’t have studied”. (1) : “Nếu John học bài thì anh ấy sẽ thi đỗ”

(2) : “Nếu John thi trượt thì do anh ấy đã không học.”

Các mệnh đề điều kiện là các cấu trúc ngôn ngữ phức tạp bởi vì chỳng cũn có thể biểu diễn trong các suy luận.

Lý thuyết về mệnh đề điều kiện nhằm đem lại một bản miêu tả về cấu trúc câu điều kiện để giải thích khi nào thì sự đánh giá về mệnh đề điều kiện là đáng hoan nghênh, những suy luận liên quan đến các mệnh đề điều kiện là các suy luận đúng, và tại sao cấu trúc ngôn ngữ này lại quan trọng đến vậy. Mặc dù làm việc chuyờn sõu về ngôn ngữ nhưng mệnh đề điều kiện vẫn còn là một chủ đề gây khá nhiều tranh cãi.

2.4.1.4.Các tính từ và trạng từ chỉ nguyên nhân

Cresswell [13] đã chỉ ra rằng một vài trạng từ và tính từ có chứa một yếu tố nguyên nhân trong ngữ nghĩa của chúng. Ví dụ,

“Brutus fatally wounded Caesar.” “Caesar’s wound was fatal.

Cresswell phân loại các trạng từ chỉ nguyên nhân như sau :

• Trạng từ của sự nhận thức (audibly, visibly- rõ ràng, hiển nhiên)

• Trạng từ ở lề của nhận thức ( marginally perceptual ) (manifestly, publicly, conspicuously- hiển nhiên, công cộng, rõ ràng)

• Các trạng từ ám chỉ một kết quả cú cỏc đặc tính phụ thuộc vào ngữ cảnh (successfully, pleasantly, conveniently, amusingly – thành công, vui vẻ, thuận tiện, vui cười…)

• Các trạng từ biểu diễn kết quả (obediently, consequently, painfully – ngoan ngoãn, cho nên, đau khổ)

• Các trạng từ của cách thức (mechanically, magically – máy móc, kỳ diệu)

Trong cách phân loại trên cho thấy ngôn ngữ tiếng Anh cung cấp nhiều cách thức biểu diễn quan hệ nguyên nhân - kết quả. Tuy nhiên, hầu hết các mẫu ngôn ngữ này là nhập nhằng và đề cập đến một quan hệ riêng cụ thể nào đó tuỳ thuộc vào một tình huống cụ thể.Vỡ thế, bất kỳ một sự cố gắng tự động dũ tỡm và trích lọc các quan hệ nguyên nhân - kết quả từ văn bản đều phải giải quyết vấn đề về sự nhập nhằng của các cấu trúc nhân quả tương ứng.

2.4.2.Các cấu trúc nhân quả không tường minh

• Các danh từ phức

• Các động từ trong quan hệ nguyên nhân - kết quả không tường minh

• Các cấu trúc ngôn từ

Một phần của tài liệu phát hiện các quan hệ từ csdl text (Trang 32 - 38)