Các quan hệ ngữ nghĩa trong cơ sở tri thức ngữ nghĩa từ vựng

Một phần của tài liệu phát hiện các quan hệ từ csdl text (Trang 28 - 29)

Theo Corina Roxana Girju, các quan hệ ngữ nghĩa quan trọng nhất là khái quát- cụ thể (hypernymy/ hyponymy), tổng thể - bộ phận(meronymy/ holonymy), nguyờn nhõn-kết quả(causality), đồng nghĩa (synonymy), trái nghĩa (antonymy ).

Khái quát -cụ thể : là một quan hệ ngữ nghĩa cơ bản tạo nên các từ vựng ngữ nghĩa. Nó được dùng để phân lớp các thực thể khác nhau tạo nên các ontology phân cấp. Một khái niệm là khái quát của một khái niệm khác nếu nó tổng quát hơn khái niệm đó. Ví dụ “mốo” (“cat”) là một loài vật thuộc “họ mốo” (“feline”). Quan hệ này thích hợp cho các danh từ.

Trong hầu hết các từ vựng ngữ nghĩa, một từ có thể có nhiều khái quát và còn có thể có nhiều cụ thể. Khi một từ có nhiều hơn một khái quát, nó có nhiều nghĩa liờn quan đến các khái niệm khác nhau tuỳ thuộc vào ngữ cảnh. Ví dụ, danh từ “mouse” có hai khái quát tuỳ theo ngữ cảnh sử dụng nó là “animal” (động vật) hoặc “electronic device”(thiết bị điện tử).

Trong quan hệ Khái quát cụ thể, nếu A là khái quát của B và B là một khái quát của C thì A cũng là khái quát của C. Đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức ngôn ngữ tự nhiên vào các cấu trúc phân cấp. Các cấu trúc này rất mạnh

vỡ cỏc thuộc tính ở các mức đỉnh có thể được thừa kế bởi một số lượng lớn các từ có liên quan (trực tiếp hoặc gián tiếp) tới chúng.

Tổng thể - Bộ phận : Là quan hệ ngữ nghĩa biểu diễn mối quan hệ tổng thể - bộ phận giữa hai khái niệm. Ví dụ, “hand” (“tay”) là một bộ phận của “human body” (“cơ thể người”). Mối quan hệ ngược lại gọi là holonymy, ví dụ như “human body” là holonym của “hand”.

Tổng thể - bộ phận được xem là một quan hệ phức tạp và có nhiều từ điển ngữ nghĩa đã phân lớp chúng thành nhiều kiểu phụ (subtype) khác nhau.

Đồng nghĩa : hai từ được coi là đồng nghĩa với nhau nếu chỳng cựng nói tới một khái niệm ngữ nghĩa giống nhau. Thậm chí là chỉ có một vài từ đồng nghĩa hoàn toàn (tuyệt đối) với nhau, còn nhiều từ khác chỉ đồng nghĩa trong các ngữ cảnh cụ thể riêng biệt.

Trái nghĩa : là các khái niệm cùng chia sẻ một số đặc tính chung nhưng ít nhất phải có ngữ nghĩa khác nhau ở một khía cạnh nào đó. Tương tự như quan hệ đồng nghĩa, mức độ trái nghĩa của các quan hệ này là tuỳ theo ngữ cảnh. Vì vậy, các từ điển ngữ nghĩa thường chỉ mó hoỏ cỏc quan hệ đồng nghĩa/ trái nghĩa nào không phụ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng.

Không giống như các quan hệ khái quát - cụ thể, tổng thể - bộ phận và nhân quả, quan hệ đồng nghĩa và trái nghĩa có tính đối xứng. Nếu A đồng nghĩa/ trái nghĩa với B thì B cũng đồng nghĩa/ trái nghĩa với A.

Mỗi quan hệ có những ích lợi riêng, ngoài ra còn có thể kết hợp các quan hệ ngữ nghĩa với nhau để có được các giới hạn có chọn lựa và tạo ra một dãy các suy luận ngữ nghĩa thông qua việc thừa kế các thuộc tính ngữ nghĩa.

Các quan hệ ngữ nghĩa rất quan trọng trong bất kỳ một ứng dụng nào đề cập đến việc hiểu ngôn ngữ tự nhiên và các vấn đề phát sinh như : xử lý ngôn ngữ tự nhiên, dịch máy, tóm tắt văn bản, trả lời câu hỏi, tìm kiếm thụng tin,…Cỏc quan hệ này được sử dụng rộng rãi và được đánh giá trong các cơ sở tri thức từ vựng như : MindNet [21], và WordNet[22].

Một phần của tài liệu phát hiện các quan hệ từ csdl text (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w