Kinh nghiệm quốc tế về các khoản thu nhằm bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của luật thuế bảo vệ môi trường đối với hành vi sử dụng túi nilon của người dân nội thành hà nội (Trang 34 - 71)

Kinh nghiệm thế giới cho thấy đóng góp chính của lĩnh vực tài nguyên và môi trường cho ngân sách là thuế đất đai, các loại thuế, phí môi trường, thuế khai thác, sử dụng tài nguyên và một số hình thức thu khác.

Thuế, phí liên quan đến môi trường được áp dụng trước tiên tại các nước Bắc Âu trong chiến lược “xanh hóa hệ thống thuế”, sau đó trở nên phổ biến trên toàn thế giới, đóng góp khá lớn vào nguồn thu ngân sách quốc gia. Doanh thu từ nhóm thuế phí môi trường trung bình chiếm khoảng 5% tổng GDP (dao động từ 3% tới 13%) tại nhiều quốc gia. Nếu chia theo đầu người thì một người dân phải đóng các loại thuế/phí môi trường dao động từ 100 USD tới 1700 USD tùy từng quốc gia (trung bình là 500 USD/1 người/1 năm). Xu hướng chung cho thấy, phần đóng góp của nhóm thuế, phí này trong tổng thu ngân sách cũng gia tăng trong những năm cuối thập kỷ 90 và đầu những năm 2000.

Trong các nhóm thuế, phí môi trường thì nói chung, phần đóng góp từ khu vực giao thông chiếm phần lớn trong tổng doanh thu thuế mà chủ yếu là từ thuế xăng, dầu diezen và phương tiện gắn máy (ô tô, xe máy khi mua mới phải đóng thuế môi trường). Có hai xu hướng trong những năm gần đây là việc áp dụng mới các loại thuế liên quan đến chất thải rắn, đồng thời suất thuế

cho chất thải rắn cũng tăng do việc quản lý chất thải rắn ngày càng trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

Một số loại thuế, phí ô nhiễm môi trường phổ biến bao gồm: phí gây ô nhiễm không khí, thuế carbon, thuế lưu huỳnh, phí gây suy thoái tầng ôzôn, phí nước thải, thuế bãi rác, thuế xăng dầu, thuế sử dụng khí gas, thuế môi trường khi tiêu dùng điện, thuế môi trường khi sản xuất điện, thuế môi trường do dùng bếp và năng lượng sinh học, thuế đăng ký phương tiện ô tô, xe máy, máy bay.[12]

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Hành vi sử dụng túi nilon của người dân nội thành Hà Nội; cụ thể là: + Đại diện đơn vị chịu thuế trực tiếp: siêu thị Big C, siêu thị Co.op Mart; + Đại diện cộng đồng: quận Cầu Giấy.

- Luật thuế Bảo vệ Môi trường 2010.

2.1.1. Siêu thị BigC

Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị Big C) triển khai. Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 200.000 nhân viên làm việc tại hơn 11.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius. Hiện tại, siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 21 siêu thị Big C trên toàn quốc.

Thương hiệu “Big C” thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất:

- “Big”có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các siêu thị Big C và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà BigC cung cấp. Hiện tại, mỗi siêu thị BigC có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng.

- “C” là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là “Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của BigC, họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của

Big C Thăng Long nằm tại số 222 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Với vị trí địa lý thuận lợi, với mô hình kinh doanh lớn và luôn làm hài lòng khách hàng, chính vì vậy Big C Thăng Long luôn thu hút được hầu hết người dân sống trong khu vực thành phố Hà Nội đều về nơi đây để mua sắm và thỏa mãn nhu cầu đời sống hàng ngày của người dân. Chính vì vậy, việc lựa chọn siêu thị phục vụ mục đích phỏng vấn sẽ phản ánh được sự nhận thức, tài chính của người dân liên quan tới hành vi của con người trong quá trình sử dụng cũng như việc áp dụng các hình thức sử dụng túi nilon mang tính bảo vệ môi trường của siêu thị.

2.1.2. Siêu thị Co.op Mart

Với lòng tận tâm phục vụ và khát khao vươn lên, Co.opmart khẳng định thƣơng hiệu siêu thị dẫn đầu tại Việt Nam và phát triển ra khu vực, nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng và cộng đồng. Co.op Mart Hà Nội nằm tại vị trí Km10 Nguyễn Trãi, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội cũng nằm tại khu vực giao lưu buôn bán và phát triển mới, nơi đây tập trung những người dân thu nhập trung bình và những người dân làng vẫn còn sống trong khu vực mới phát triển này. Chính vì thế, việc lựa chọn siêu thị phục vụ mục đích phỏng vấn cũng phản ánh được sự nhận thức, tài chính của người dân liên quan tới hành vi của con người trong quá trình sử dụng và việc áp dụng các hình thức sử dụng túi nilon mang tính bảo vệ môi trường của siêu thị.

2.1.3. Quận Cầu Giấy

Quận Cầu Giấy có: - Diện tích: 1202.98 ha

- Đơn vị hành chính (8 phường): Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa,

- Cầu Giấy là quận được thành lập theo Nghị Quyết 74 CP ngày 21/11/1996 của Chính Phủ. Quận nằm ở phía tây của thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp quận Từ Liêm.

- Là một quận có mức độ phát triển đô thị, phát triển kinh tế thương mại và là nơi tập trung nhiều người dân có mức sống thu nhập cao và nhiều người dân có trình độ tri thức ở mức độ trung bình tụ họp nơi đây để giao lưu buôn bán, làm thuê. Chính vì thế, việc lựa chọn phỏng vấn người dân sống tại khu vực quận phục vụ kết quả phiếu điều tra sẽ phản ánh được sự nhận thức, tài chính và sự hưởng ứng của người dân liên quan tới hành vi của con người trong quá trình sử dụng.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp bao gồm các xuất bản phẩm, các kết quả điều tra, bản đồ, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, các nghiên cứu ... về các vấn đề có liên quan tại khu vực nghiên cứu.

Phƣơng pháp khảo sát thực địa

Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin qua phiếu phỏng vấn. Người phỏng vấn đặt câu hỏi cho đối tượng cần được khảo sát sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ tái hiện nó vào phiếu khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Phỏng vấn được tiến hành trên một phiếu điều tra được chuẩn bị trước. Phỏng vấn được xác định như một phương pháp thu thập thông tin thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người trả lời trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Nguồn thông tin trong phỏng vấn bao gồm toàn bộ câu

trả lời của người được hỏi, quan điểm thái độ cũng như ý thức của người được hỏi, bên cạnh đó nguồn thông tin còn là toàn bộ hành vi của người trả lời trong suốt thời gian diễn ra cuộc phỏng vấn. Nhiệm vụ của người đi phỏng vấn là căn cứ vào cả hai nguồn thông tin trên xác định các câu trả lời và tiến hành ghi chép.

Vấn đề được hỏi là rất thực tế và đi đôi với cuộc sống thường nhật nên việc phỏng vấn áp dụng từng loại đối tượng sẽ giúp cho mục đích so sánh được đa dạng và khách quan còn việc nhận thức các vấn đề được hỏi thì có thể khẳng định rằng các đối tượng được hỏi đều có quan điểm đưa ra con số sẵn lòng trả lời chính xác chứ không mơ hồ hay trả lời theo ý thích.

Phỏng vấn bán chính thức: trò chuyện thân mật với người dân địa

phương có thể là dân thường hoặc cán bộ lãnh đạo. Cuộc phỏng vấn bán chính thức diễn ra trong không khí cởi mở, thân mật giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Câu hỏi được đặt ra trong quá trình phỏng vấn tùy thuộc vào không khí của cuộc phỏng vấn, sự hứng khởi và am hiểu của người được phỏng vấn, không được đưa trước câu hỏi để người được phỏng vấn suy nghĩ và hoạch định câu trả lời. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn là người đi học còn người được phỏng vấn là người thông thạo vấn đề. Mục đích của cuộc phỏng vấn nhằm tìm hiểu về ứng xử của người dân đối với việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày; hiểu biết của người dân đối với hoạt động phân loại, dùng lại... và sự ủng hộ của người dân trong áp dụng luật thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm túi nilon ban hành. Những người được chọn phỏng vấn có giới tính, lứa tuổi, trình độ văn hóa khác nhau, sống ở các khu vực khác nhau trong địa bàn nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quan sát thực tế: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về

đối tượng nghiên cứu bằng các tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu. Quan sát phải

bảo đảm tính hệ thống, tính mục đích và tính kế hoạch (thông thường quan sát chỉ giữ vai trò bổ trợ cho các phương pháp khác). Quan sát cho phép phát hiện vấn đề, kiểm tra và hiệu chỉnh những thông tin đã thu được qua phỏng vấn và từ tài liệu thứ cấp. Trong khi đi thực địa, việc quan sát giúp có được những nhận định sơ bộ về hiện trạng môi trường khu vưc nghiên cứu, các vấn đề loại thải bỏ túi nilon tại khu vực, v.v.

- Số lượng phiếu điều tra: nghiên cứu tiến hành phát 200 phiếu điều tra. - Cách thức lựa chọn đối tượng điều tra:

+ Người trả lời phỏng vấn là người thường xuyên thực hiện việc mua bán các thực phẩm cho gia đình của nhà mình (đa số là nữ giới)

- Nội dung chính của phiếu điều tra bao gồm:

+ Phương án xử lý của người được hỏi đối với việc dùng làn hoặc túi to đi chợ; cách ứng xử của người dân đối với việc tăng thuế cao hơn dẫn tới chi phí của túi nilon cũng cao, là một bài toán đặt ra cho người dân nên hay không nên mua mặt hàng mà phải chi trả thêm cho những chiếc túi đựng hàng nữa. + Hiểu biết của người được hỏi về tác hại của việc sử dụng tràn lan túi nilon. Nguồn cung cấp thông tin về những hiểu biết này của người được hỏi .

+ Sự ủng hộ của người được hỏi đối với hoạt động tăng thuế và giải pháp để hoạt động này có thể triển khai tốt trên thực tế.

+ Sự ủng hộ của người được hỏi đối với tiêu dùng những sản phẩm tái chế, những sản phẩm thân thiện với môi trường

- Kết quả điều tra được xử lý bằng phần mềm xử lý SPSS 16.0 là phần mềm phân tích kết quả điều tra.

* Cơ sở thiết kế phiếu điều tra

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc đánh giá tác động của luật thuế bảo vệ môi trường đến quan điểm hiểu biết và sử dụng túi nylon

doanh nghiệp siêu thị đồng thời muốn biết nguyện vọng của họ để các giải pháp đề xuất ra sẽ thực tế và đạt hiệu quả hơn.

Công tác điều tra thu thập ý kiến siêu thị được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp và ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu phỏng vấn. Thời gian điều tra doanh nghiệp là đầu tháng 1/2013.

Số lượng phiếu khảo sát thu được là 2 phiếu. Tuy số lượng phiếu không nhiều nhưng đảm bảo đại diện cho số lượng lớn người dân, với quy mô khác nhau cụ thể như:

+ Siêu thị Co.op Mart Hà Nội, + Siêu thị Big C Thăng Long.

Trong quá trình điều tra, cá nhân đã cố gắng đặt vấn đề làm việc với siêu thị Metro Hà Nội song vì vấn đề thủ tục pháp lý của siêu thị nên cá nhân không thể thực hiện được phiếu phỏng vấn điều tra với siêu thị Metro.

- Siêu thị là nơi tiến hành các hình thức giảm thiểu sử dụng túi nylon nhưng quan trọng hơn cả là phải xem xét ý kiến của khách hàng về vấn đề này, vì đối tượng này là đối tượng chủ chốt của những áp dụng mới này. Siêu thị khó lòng chấp thuận nếu không có sự đồng tình từ khách hàng. Thời gian tiến hành điều tra người dân từ tháng 11/2012 - tháng 3/2013.

Tổng số phiếu khảo sát: 200

Phiếu khảo sát mang tính đại diện cho người dân nội thành Hà Nội + Đối với người dân tại các hộ dân: 100 phiếu cho Quận Cầu Giấy.

+ Đối với người dân tham gia mua sắm tại các siêu thị: thực hiên 2 siêu thị (Co.op Mart - 50 phiếu, Big C - 50 phiếu)

3.1. Kết quả xử lý phiếu điều tra về hành vi sử dụng túi nilon của ngƣời dân nội thành Hà Nội

3.1.1. Thành phần đối tượng khảo sát

Để đối tượng khảo sát mang tính đai diện khách quan cho người dân nên đối tượng khảo sát được chọn bao gồm cả nam lẫn nữ trong độ tuổi từ 18 - 75 tuổi. Những đối tượng này bao gồm mọi thành phần trong xã hội từ nội trợ, sinh viên, buôn bán đến cán bộ công chức, nhân viên văn phòng, cán bộ hưu trí ... Mức thu nhập của họ cũng mang tính đặc trưng cho mọi thành phần xã hội dao động từ không có thu nhập (sinh viên, học sinh) đến trên 15 triệu đồng/tháng. Tổng quan về đối tượng khảo sát được thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tổng quan về các đối tƣợng đƣợc khảo sát

Đặc tính

Ngƣời dân tại các hộ dân

Ngƣời dân tại

các siêu thị Tổng Tỷ lệ % Nam Nữ Nam Nữ Số lượng khảo sát 27 73 32 68 200 100 Tuổi: - 18 - 25 tuổi 4 14 5 9 32 16.00 - 26 - 35 tuổi 11 30 12 29 82 41.00 - 35 - 40 tuổi 7 18 7 17 49 24.50 - 40 - 55 tuổi 3 7 5 8 23 11.50 - > 55 tuổi 2 4 3 5 14 7.00 Thu nhập (triệu đồng): - 0 đồng 2 3 3 4 12 6

- ≤ 5 triệu đồng 3 13 6 7 29 14.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- ≤ 6 triệu đồng 2 5 3 3 13 6.5

- > 6 triệu đồng 2 3 0 2 7 3.5

(Nguồn: Kết quả điều tra người dân)

Kết quả khảo sát trình bày trong bảng 3.1 trên cho thấy đối tượng người dân được khảo sát là rất đa dạng:

- Tỷ lệ nam/nữ là 59/141. Do đặc thù công việc nội trợ và công việc gia đình là những công việc có sử dụng nhiều túi nylon nên số lượng đối tượng nữ được chọn để khảo sát, lấy ý kiến nhiều hơn là đối tượng nam (gấp hơn 2 lần);

- Độ tuổi rất đa dạng, đối tượng trẻ (từ 35 tuổi trở xuống) chiếm đa số khoảng 57%, trong đó độ tuổi từ 26 - 35 tuổi là cao nhất chiếm 41%.

- Thu nhập của những đối tượng khảo sát ở mức trung bình khá (từ 4 triệu đồng/tháng trở xuống) chiếm đa số đến 75.5%, trong đó mức thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/tháng là cao nhất chiếm 32,5%.

Như vậy có thể thấy rằng các đối tượng khảo sát đa phần là người dân thuộc tầng lớp trẻ và có mức thu nhập trung bình khá. Mặt khác, đây cũng là tầng lớp dân cư năng động và chiếm số đông của người dân nội thành.

3.1.2. Thói quen sử dụng túi nilon của người dân

a. Thói quen sử dụng túi nilon

Ngày nay, túi nilon đã trở nên rất phổ biến và trở thành vật dụng quen thuộc của người dân bởi vì tính tiện lợi và thuận tiện của nó. Chính vì thế trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày hầu như mọi người dân đều ít nhiều có sử dụng đến túi nilon. Kết quả khảo sát trên 200 người dân (gồm 59 nam và 141 nữ) thì có đến 94% người dân là có sử dụng đến túi nilon cho công việc cũng

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của luật thuế bảo vệ môi trường đối với hành vi sử dụng túi nilon của người dân nội thành hà nội (Trang 34 - 71)