Sự hiểu biết về vấn đề môi trường và tác hại của túi nilon của người dân.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của luật thuế bảo vệ môi trường đối với hành vi sử dụng túi nilon của người dân nội thành hà nội (Trang 47 - 51)

đó họ cũng có thói quen sử dụng lại túi nilon trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Kết quả khảo sát 200 người dân cho kết quả trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thói quen sử dụng lại túi nilon

Lý do Ngƣời dân tại

các hộ dân

Ngƣời dân tại

các siêu thị Tổng Tỷ lệ

Vứt ngay túi nilon 15 11 26 13

Rửa sạch để lần sau dùng 7 3 10 5

Vứt túi nilon dơ và giữ lại

túi nylon sạch để sử dụng 78 86 164 82

Tổng 100 100 200 100

(Nguồn: Kết quả điều tra 200 người dân)

Kết quả cho thấy có 26 người (chiếm 13%) được hỏi trả lời rằng vứt ngay túi nylon không sử dụng lại; có 10 người (chiếm 5%) trả lời là sẽ rửa sạch để lần sau dùng và có đến 164 người (chiếm 82%) có để lại túi nylon sạch để sử dụng. Như vậy có thể thấy rằng đây là một thói quen tốt của người dân cần được phát huy.

3.1.3. Sự hiểu biết về vấn đề môi trường và tác hại của túi nilon của người dân. người dân.

Ngày nay, cùng với tốc độ gia tăng kinh tế của Thủ đô Hà Nội, trình độ dân trí của người dân Thủ đô cũng ngày càng được nâng cao. Thông qua kết quả của cuộc khảo sát cho ta một cái nhìn sơ lược về sự hiểu biết cũng như nhận thức của người dân Thủ đô về vấn đề môi trường nói chung và về tác hại của túi

Nội

Nhìn chung, người dân Thành Phố đã có cái nhìn tương đối đúng về hiện trạng sử dụng túi nylon hiện nay trên địa bàn Thành Phố Hà Nội. Theo kết quả khảo sát 200 người dân thì có đến 93.5% người dân (187/200 người) cho rằng hiện trạng sử dụng túi nylon hiện nay là từ mức bình thường đến sử dụng quá mức cần thiết. Kết quả khảo sát cụ thể cho trong Bảng 3.6 sau:

Bảng 3.6. Sự nhận thức về hiện trạng sử dụng túi nylon trong nội thành Hà Nội

Mức sử dụng Ngƣời dân tại các hộ dân Ngƣời dân tại các siêu thị Tổng Tỷ lệ %

Quá mức cần thiết 75 50 125 62.50 Vừa phải, bình thường 17 45 62 31 Ít hơn mức cần thiết 5 3 8 4 Khác (không biết, không quan

tâm 3 2 5 2.50

Tổng 100 100 200 100

(Nguồn: Kết quả điều tra 200 người dân)

Kết quả khảo sát cho thấy có đến 62.50% người dân được hỏi cho rằng hiện trạng sử dụng túi nylon hiện nay trên địa bàn thủ đô Hà Nội là quá mức cần thiết. Kết quả này cho thấy nhận thức của người dân là đúng với hiện trạng sử dụng túi nylon hiện nay trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, người dân nhận thức như vậy nhưng cũng chính họ lại là những người góp phần vào việc sử dụng quá mức túi nylon hiện nay trên địa bàn thủ đô.

Có thể thấy rằng, để triển khai thành công các biện pháp, chính sách nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi nylon của người dân thì điều kiện cần đó là sự ý thức, nhận thức của người dân thì chúng ta gần như đã có (tuy chưa thật sự tuyệt đối nhưng đây chính là nền tảng bắt đầu cho việc triển khai các biện pháp). Vì vậy, cần phải có thêm điều kiện đủ đó là các chủ trương, chính sách, các giải pháp nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi nylon cũng như những phương pháp để triển khai thành công các giải pháp này.

b. Sự nhận thức về tác hại của túi nilon

Đa số người dân được hỏi đều cho rằng việc sử dụng túi nylon quá mức có gây hại cho môi trường. Kết quả khảo sát trên 200 người dân cho thấy có đến 186 cho rằng túi nilon gây hại cho môi trường. Kết quả xử lý phiếu điều tra và khảo sát trình bày trong bảng 3.7:

Bảng 3.7. Sự nhận thức về tác hại của túi nilon

Tác hại Ngƣời dân tại các hộ dân Ngƣời dân tại các siêu thị Tổng Tỷ lệ % Hình 3.4. Nhận thức của ngƣời dân về hiện trạng sử dụng túi nylon hiện nay

Làm mất mỹ

quan đường phố 35 11 46 23

Không ảnh

hưởng 11 3 14 7

Tổng 100 100 200 100

(Nguồn: Kết quả điều tra 200 người dân)

Kết quả khảo sát trong bảng 3.7 cho thấy có đến 70% người dân cho rằng túi nilon gây ô nhiễm môi trường, 23% cho rằng túi nilon gây mất mỹ quan đô thị và 7% cho rằng túi nilon không gây ảnh hưởng. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân đều nhận thức được tác hại của túi nylon, tuy nhiên do thói quen sử dụng cũng như sự thuận tiện của túi nilon nên họ vẫn sử dụng thường xuyên và sử dụng quá mức cần thiết.

Do đó, để hạn chế việc sử dụng túi nilon của người dân thì cần phải nghiên cứu tìm ra một loại túi khác (nguyên liệu, chất liệu khác ít gây hại cho môi trường) để thay thế cho túi nylon. Đồng thời loại túi này cũng phải thỏa mãn thói quen sử dụng cũng như sự thuận tiện như túi nylon. Có như vậy thì việc giảm thiểu việc sử dụng túi nylon mới đạt được hiệu quả cao.

Kết quả khảo sát trên 200 người dân về loại túi nào thích hợp cho việc thay thế túi nylon đã cho kết quả như sau:

Bảng 3.8. Loại túi thích hợp thay thế cho túi nylon

Loại túi Ngƣời dân tại các hộ dân Ngƣời dân tại các siêu thị Tổng Tỷ lệ %

Túi giấy 8 13 21 10.50

Túi tự hủy 55 72 127 63.50

Vẫn dùng túi

nilon 2 6 8 4

Vật liệu khác

chọn túi tự hủy để thay thế cho túi nylon truyền thống; 21 người (chiếm tỷ lệ 10.5%) lựa chọn túi giấy; 8 người (chiếm 4 %) lựa chọn vẫn sử dụng túi nylon truyền thống và 44 người (chiếm 22%) lựa chọn vật liệu khác không gây hại cho môi trường để thay thế cho túi nylon truyền thống.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của luật thuế bảo vệ môi trường đối với hành vi sử dụng túi nilon của người dân nội thành hà nội (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)