Phƣơng pháp thu thập và xử lý tài liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp bao gồm các xuất bản phẩm, các kết quả điều tra, bản đồ, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, các nghiên cứu ... về các vấn đề có liên quan tại khu vực nghiên cứu.
Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin qua phiếu phỏng vấn. Người phỏng vấn đặt câu hỏi cho đối tượng cần được khảo sát sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ tái hiện nó vào phiếu khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Phỏng vấn được tiến hành trên một phiếu điều tra được chuẩn bị trước. Phỏng vấn được xác định như một phương pháp thu thập thông tin thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người trả lời trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu. Nguồn thông tin trong phỏng vấn bao gồm toàn bộ câu
trả lời của người được hỏi, quan điểm thái độ cũng như ý thức của người được hỏi, bên cạnh đó nguồn thông tin còn là toàn bộ hành vi của người trả lời trong suốt thời gian diễn ra cuộc phỏng vấn. Nhiệm vụ của người đi phỏng vấn là căn cứ vào cả hai nguồn thông tin trên xác định các câu trả lời và tiến hành ghi chép.
Vấn đề được hỏi là rất thực tế và đi đôi với cuộc sống thường nhật nên việc phỏng vấn áp dụng từng loại đối tượng sẽ giúp cho mục đích so sánh được đa dạng và khách quan còn việc nhận thức các vấn đề được hỏi thì có thể khẳng định rằng các đối tượng được hỏi đều có quan điểm đưa ra con số sẵn lòng trả lời chính xác chứ không mơ hồ hay trả lời theo ý thích.
Phỏng vấn bán chính thức: trò chuyện thân mật với người dân địa
phương có thể là dân thường hoặc cán bộ lãnh đạo. Cuộc phỏng vấn bán chính thức diễn ra trong không khí cởi mở, thân mật giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Câu hỏi được đặt ra trong quá trình phỏng vấn tùy thuộc vào không khí của cuộc phỏng vấn, sự hứng khởi và am hiểu của người được phỏng vấn, không được đưa trước câu hỏi để người được phỏng vấn suy nghĩ và hoạch định câu trả lời. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn là người đi học còn người được phỏng vấn là người thông thạo vấn đề. Mục đích của cuộc phỏng vấn nhằm tìm hiểu về ứng xử của người dân đối với việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày; hiểu biết của người dân đối với hoạt động phân loại, dùng lại... và sự ủng hộ của người dân trong áp dụng luật thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm túi nilon ban hành. Những người được chọn phỏng vấn có giới tính, lứa tuổi, trình độ văn hóa khác nhau, sống ở các khu vực khác nhau trong địa bàn nghiên cứu.
Quan sát thực tế: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp về
đối tượng nghiên cứu bằng các tri giác trực tiếp và ghi chép lại những nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu. Quan sát phải
bảo đảm tính hệ thống, tính mục đích và tính kế hoạch (thông thường quan sát chỉ giữ vai trò bổ trợ cho các phương pháp khác). Quan sát cho phép phát hiện vấn đề, kiểm tra và hiệu chỉnh những thông tin đã thu được qua phỏng vấn và từ tài liệu thứ cấp. Trong khi đi thực địa, việc quan sát giúp có được những nhận định sơ bộ về hiện trạng môi trường khu vưc nghiên cứu, các vấn đề loại thải bỏ túi nilon tại khu vực, v.v.
- Số lượng phiếu điều tra: nghiên cứu tiến hành phát 200 phiếu điều tra. - Cách thức lựa chọn đối tượng điều tra:
+ Người trả lời phỏng vấn là người thường xuyên thực hiện việc mua bán các thực phẩm cho gia đình của nhà mình (đa số là nữ giới)
- Nội dung chính của phiếu điều tra bao gồm:
+ Phương án xử lý của người được hỏi đối với việc dùng làn hoặc túi to đi chợ; cách ứng xử của người dân đối với việc tăng thuế cao hơn dẫn tới chi phí của túi nilon cũng cao, là một bài toán đặt ra cho người dân nên hay không nên mua mặt hàng mà phải chi trả thêm cho những chiếc túi đựng hàng nữa. + Hiểu biết của người được hỏi về tác hại của việc sử dụng tràn lan túi nilon. Nguồn cung cấp thông tin về những hiểu biết này của người được hỏi .
+ Sự ủng hộ của người được hỏi đối với hoạt động tăng thuế và giải pháp để hoạt động này có thể triển khai tốt trên thực tế.
+ Sự ủng hộ của người được hỏi đối với tiêu dùng những sản phẩm tái chế, những sản phẩm thân thiện với môi trường
- Kết quả điều tra được xử lý bằng phần mềm xử lý SPSS 16.0 là phần mềm phân tích kết quả điều tra.
* Cơ sở thiết kế phiếu điều tra
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc đánh giá tác động của luật thuế bảo vệ môi trường đến quan điểm hiểu biết và sử dụng túi nylon
doanh nghiệp siêu thị đồng thời muốn biết nguyện vọng của họ để các giải pháp đề xuất ra sẽ thực tế và đạt hiệu quả hơn.
Công tác điều tra thu thập ý kiến siêu thị được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp và ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu phỏng vấn. Thời gian điều tra doanh nghiệp là đầu tháng 1/2013.
Số lượng phiếu khảo sát thu được là 2 phiếu. Tuy số lượng phiếu không nhiều nhưng đảm bảo đại diện cho số lượng lớn người dân, với quy mô khác nhau cụ thể như:
+ Siêu thị Co.op Mart Hà Nội, + Siêu thị Big C Thăng Long.
Trong quá trình điều tra, cá nhân đã cố gắng đặt vấn đề làm việc với siêu thị Metro Hà Nội song vì vấn đề thủ tục pháp lý của siêu thị nên cá nhân không thể thực hiện được phiếu phỏng vấn điều tra với siêu thị Metro.
- Siêu thị là nơi tiến hành các hình thức giảm thiểu sử dụng túi nylon nhưng quan trọng hơn cả là phải xem xét ý kiến của khách hàng về vấn đề này, vì đối tượng này là đối tượng chủ chốt của những áp dụng mới này. Siêu thị khó lòng chấp thuận nếu không có sự đồng tình từ khách hàng. Thời gian tiến hành điều tra người dân từ tháng 11/2012 - tháng 3/2013.
Tổng số phiếu khảo sát: 200
Phiếu khảo sát mang tính đại diện cho người dân nội thành Hà Nội + Đối với người dân tại các hộ dân: 100 phiếu cho Quận Cầu Giấy.
+ Đối với người dân tham gia mua sắm tại các siêu thị: thực hiên 2 siêu thị (Co.op Mart - 50 phiếu, Big C - 50 phiếu)
3.1. Kết quả xử lý phiếu điều tra về hành vi sử dụng túi nilon của ngƣời dân nội thành Hà Nội