Bảng hợp trƣớc các loại tấn công

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật nhúng thông tin để bảo vệ bản quyền cơ sở dữ liệu quan hệ (Trang 50 - 51)

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài

2.4 Bảng hợp trƣớc các loại tấn công

Ta giả thiết rằng ngƣời tấn công không thể tìm đƣợc tập dữ liệu gốc và không biết đƣợc gì về thông tin bí mật đƣợc sử dụng trong quá trình nhúng thuỷ vân. Vì vậy kẻ tấn công sẽ không có khả năng tạo ra bảng hợp dữ liệu và do đó không thể chọn lọc tấn công bit thuỷ vân cụ thể.

Một số kiểu tấn công điển hình:

- Xoá ngẫu nhiên một vài bản ghi từ cơ sở dữ liệu cũ, tạo ra một cơ sở dữ liệu mới để công bố.

- Sửa đổi một vài bản ghi bên trong cơ sở dữ liệu để gây ra lỗi ở các bit đƣợc nhúng, dẫn đến quá trình giải mã sai.

- Chèn một vài bản ghi vào cơ sở dữ liệu gây ra sai lệch dữ liệu nhằm phá hủy các bit thuỷ vân đã nhúng.

Để mô phỏng một số kiểu tấn công, ta sử dụng một tập dữ liệu thuỷ vân “an toàn”. Một tập dữ liệu thuỷ vân là “an toàn” nếu có thể khôi phục bit

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuỷ vân sau quá trình giải mã, cùng sử dụng chung khoá bí mật với quá trình mã hóa.

Ở đây ta quan tâm tới việc tấn công làm thay đổi một phần nhỏ trong CSDL mà không làm ảnh hƣởng tới ý nghĩa thực tế của CSDL. Ta mới cần phải chứng minh bản quyền với CSDL của mình. Một khi CSDL bị tấn công làm thay đổi rất nhiều bản ghi, làm thay hẳn ý nghĩa thực tế của CSDL thì việc chứng minh bản quyền với CSDL này rất khó thực hiện và cũng không đòi hỏi ngƣời chủ của CSDL phải chứng minh chủ quyền của mình.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật nhúng thông tin để bảo vệ bản quyền cơ sở dữ liệu quan hệ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)