Đặc điểm trầm tích

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình (vnu mdec) tính toán chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích vùng cửa sông ven biển hải phòng (Trang 25 - 27)

Trầm tích khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng chủ yếu được cung cấp từ 5 con sông trong khu vực là sông Bạch Đằng, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc và sông Thái Bình. Hàm lượng trầm tích lơ lửng thay đổi tùy theo từng khu vực, theo mùa và chịu chi phối của chế độ thủy động lực trong vùng. Khu vực ven bờ gần các cửa sông có hàm lượng trầm tích lớn hơn khu vực xa bờ. Nồng độ trầm tích lơ lửng trong các tháng mùa lũ lớn hơn các tháng mùa kiệt.

Các nghiên cứu [1, 6, 8] đã chỉ ra rằng, nồng độ trầm tích nồng độ trầm tích lơ lửng tại cửa sông ven biển Hải Phòng biến thiên từ 10-1000 mg/l trong năm. Mùa lũ, nồng độ trầm tích lơ lửng biến thiên từ 53-215 mg/l, trên sông Bạch Đằng và phía ngoài cửa Nam Triệu có giá trị khá nhỏ khoảng 80-100 mg/l, cực đại đạt trên luồng Cửa Cấm với 700-964 mg/l. Mùa khô, nồng độ trầm tích lơ lửng biến thiên từ

42-94 mg/l, cực đại đạt 252-860 mg/l tập trung ở vùng cửa sông phía ngoài do ảnh hưởng khuấy đục đáy của sóng và dòng triều. Hàm lượng trầm tích lơ lửng ở sông Cấm có giá trị lớn nhất, sau đó đến sông Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình và Bạch Đằng.

Theo kết quả nghiên cứu [8], phân bố kích thước hạt các loại trầm tích đáy biển khu vực Hải Phòng biến đổi từ lớn hơn 1m đến 0,001mm (Bảng 1.2). Trầm tích cát nhỏ phân bố chủ yếu ở các khu vực ven biển và các doi cát hai bên cửa Nam Triệu và Lạch Huyện: ven biển Đồ Sơn, các xã Tân Tiến, Tân Thành, Văn Phong, Phù Long, Hiền Hào, Xuân Đán, chương Hoàng Châu và chương Hàng Dày. Trầm tích bột lớn phân bố bao quanh khu vực trầm tích cát nhỏ, tập trung nhiều nhất ở khu vực ven biển Cát Bà trải rộng hết chương Hàng Dày. Trầm tích bùn bột nhỏ phân bố tập trung ở khu vực giữa Hòn Dáu - Đồ Sơn, Cát Hải và chương Hàng Dày, xen kẽ giữa các vùng trầm tích bột lớn. Bảng 1.2. Kích thước các loại hạt trầm tích [8] TT Loại trầm tích d50 1 Khối, tảng 0,1-1,0 m 2 Sỏi trung 2,5-5,0 mm 3 Sỏi nhỏ 1,0-2,5 mm 4 Cát lớn 0,5-1,0 mm 5 Cát nhỏ 0,1-0,25 mm 6 Bột lớn 0,05-0,1 mm 7 Bùn bột nhỏ 0,01-0,05 mm 8 Bùn sét bột 0,007-0,01 mm 9 Bùn sét 0,001-0,007 mm

Chương 2. MÔ HÌNH VNU/MDEC

Mô hình thủy động lực ba chiều (3D) VNU/MDEC được phát triển tại Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường - ĐQGHN trên cơ sở mô hình quy mô biển ven GHER của Đại học Liege. So với mô hình GHER, mô hình MDEC đã được hoàn thiện hơn cho phép mô phỏng các quá trình quy mô nhỏ và vừa. Trong đó sơ đồ tham số hóa hệ số nhớt rối được triển khai khác nhau theo phương ngang và phương thẳng đứng. Mô hình tính đến tác động của sóng trên mặt biển bằng cách sử dụng mô hình tương tác sóng-gió và mô hình lớp biên đáy [12-18, 22, 32].

Mô hình VNU/MDEC đã được kiểm chứng qua các tính toán áp dụng cho toàn Biển Đông, cho Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Đông Nam Bộ và vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng trong Đề tài QGTD 07.94 và nhiều công trình nghiên cứu của GS. Đinh Văn Ưu. Các công trình này nghiên cứu trường dòng chảy, nhiệt độ, độ muối và quá trình lan truyền chất lơ lửng, dầu nhiều pha trong nước và trầm tích lơ lửng với các quy mô thời gian tháng và mùa.

Trong báo cáo này, học viên tập trung tính toán, phân tích các kết quả thu được đối với trường dòng chảy, mực nước và trường trầm tích lơ lửng vùng cửa sông ven biển Hải Phòng. Đánh giá vai trò và các tác động của các sông đến chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích lơ lửng trong khu vực.

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình (vnu mdec) tính toán chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích vùng cửa sông ven biển hải phòng (Trang 25 - 27)