Trường dòng chảy và mực nước tổng hợp 1 (khi tính đến thủy

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình (vnu mdec) tính toán chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích vùng cửa sông ven biển hải phòng (Trang 57 - 60)

lượng sông)

Vùng cửa sông ven biển Hải Phòng là thủy vực mở chịu tác động mạnh mẽ của biển, đồng cũng chịu ảnh hưởng mạnh của các sông Cấm, Bạch Đằng, Lạch Tray, sông Chanh đổ trực tiếp qua cửa Nam Triệu và một phần nhỏ qua cửa Lạch Huyện. Sự tác động của dòng chảy sông đến chế độ thủy động lực của khu vực liên hệ chặt chẽ với lưu lượng nước trong sông (giá trị chênh lệch mực nước tại các biên cửa sông).

Để đánh giá ảnh hưởng của sông đến chế độ thủy động lực trong khu vực, tác giả đã tiến hành triển khai tính toán theo hai phương án HP02 và HP03. Giá trị chênh lệch mực nước tại các biên cửa sông được cho tương ứng 0,1-0,15 mm (mùa kiệt) và 1-3 mm (mùa mưa).

Kết quả tính toán cho thấy trường mực nước và hoàn lưu trong khu vực hầu như không biến đổi về hướng so với kết quả trong phương án HP01 (Hình 3.8 và 3.9). Tuy nhiên, giá trị độ lớn của dòng tổng hợp đã bị thay đổi, mức độ thay đổi này tùy thuộc vào chênh lệch mực nước tại các biên cửa sông. Các vị trí gần các cửa sông có sự thay vể tốc độ dòng chảy lớn hơn, sự thay đổi này giảm dần ở các điểm phía ngoài cửa sông. Quá trình tương tác giữa dòng chảy sông và dòng triều làm thay đổi vận tốc dòng tổng hợp, trong pha triều lên vận tốc dòng tổng hợp bị suy giảm so với phương án HP01 và ngược lại trong pha triều xuống tốc độ dòng chảy tăng lên. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế quá trình tương tác sông-biển.

Kết quả tính toán trong cho thấy tốc độ dòng dọc bờ Cát Hải ít thay đổi trong phương án HP02, tăng lên từ 7-10 cm/s trong phương án HP03. Như vậy, trong điều kiện mùa mưa dòng chảy dọc bờ Cát Hải được tăng cường. Đối với dòng chảy ven bờ Đồ Sơn, tại điểm ven bờ Ngọc Hải cho thấy tốc độ dòng chảy cực đại vào khoảng trên dưới 40 cm/s trong cả hai phương án HP02 và HP03, hầu như không

thay đổi so với phương án HP01.

Hình 3.8. Trường mực nước và hoàn lưu tầng mặt tại thời điểm 50h khi tính đến thủy triều và lưu lượng sông cực tiểu

Hình 3.9. Trường mực nước và hoàn lưu tầng mặt tại thời điểm 66h khi tính đến thủy triều và lưu lượng sông cực đại

Khi tăng dần giá trị chênh lệch mực nước trên biên cửa sông, kết quả tính toán cho thấy sự thay đổi tốc độ dòng chảy tại các điểm gần các cửa sông tăng lên.

Trong phương án HP03 (chênh lệch mực nước tại các cửa sông là 2,5-3 mm tương ứng với điều kiện cực đại về lưu lượng) cho thấy tại vị trí ở trung tâm miền tính còn ghi nhân được sự thay đổi đáng kể của tốc độ dòng chảy so với phương án HP01. Như vậy, trong điều kiện cực đại ảnh hưởng của sông đến chế độ thủy động lực trong khu vực rất lớn, nhất là các vùng gần các cửa sông.

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 144 168 192 216 240 264 288 312 336 360 Thời gian (h) V ận t ốc ( m /s) HP01 HP02 HP03

Hình 3.10. Biến thiên vận tốc dòng chảy tầng mặt tại điểm P2 gần cửa Lạch Tray khi chỉ tính đến triều (HP01), khi tính đến thủy triều và lưu lượng sông cực tiểu

(HP02) và khi tính đến thủy triều và lưu lượng sông cực đại (HP03)

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 144 168 192 216 240 264 288 312 336 360 V ận tốc (m /s) Thời gian (h) HP01 HP02 HP03

Hình 3.11. Biến thiên vận tốc dòng chảy tầng mặt tại điểm P5 gần cửa Nam Triệu khi chỉ tính đến triều (HP01), khi tính đến thủy triều và lưu lượng sông cực tiểu

(HP02) và khi tính đến thủy triều và lưu lượng sông cực đại (HP03)

Tại điểm P2 gần cửa Lạch Tray thay đổi của tốc độ dòng chảy trong các phương án không đáng kể, chênh lệch vận tốc dòng chảy tầng mặt lớn nhất giữa các

phương án khoảng 5-6 cm/s, Hình 3.10 thể hiện kết quả này. Tại điểm P5 gần cửa Nam Triệu, biến động của tốc độ dòng chảy trong các phương án có sự khác biệt rõ rệt. So với phương án HP01, tốc độ dòng chảy trong phương án HP02 chênh lệch nhỏ khoảng vài centimet. Trong khi đó theo phương án HP03 tốc độ dòng chảy chênh lệch khá lớn khoảng trên 10 cm/s. Trên Hình 3.11 thể hiện rất rõ sự suy giảm mạnh của dòng chảy khi triều lên và sự tăng cường của dòng chảy khi triều rút tại điểm P5 gần cửa Nam Triệu.

Một phần của tài liệu ứng dụng mô hình (vnu mdec) tính toán chế độ thủy động lực và vận chuyển trầm tích vùng cửa sông ven biển hải phòng (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)