Hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu Toàn cầu hóa tác động tới lao động và việc làm Việt Nam (Trang 36 - 38)

2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

2.4. Hoàn thiện các chính sách thúc đẩy phát triển nhân lực

Để đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực theo các hướng nêu trên, trong thời gian tới cần phải hoàn thiện hệ thống các chính sách về đào tạo, sửdụng nguồn nhân lực, huy động nguồn lực cho đào tạo, cũng như các chính sách có liên quan khác. Đặc biệt cần để ra các giải pháp hữu hiệu đểthực hiện các chủ trương đã nêu trong các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII và Hội nghị trung ương 6 khoá IX về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ; đó là:

Tích cực huy động các nguồn vốn cho phát triển giáo dục và đào tạo. Dự kiến, vào năm 2005 cần huy động hơn 38 nghìn tỷ đồng và vào năm 2010 cần huy động hơn 66 nghìn tỷ đồng. Thực hiện chính sách xã hội giáo dục và đào tạo , tỷ trọng chi từ ngân sách Nhà nước có xu hướng giảm dần, song vẫn chiếm hơn 70% tổng chi cho giáo dục và đào tạo vào năm 2010.

Bảng 8:Các chi tiêu tài chính cho đào tạo và dự báo năm 2010

NĂM 2000 2005 2010 Ngân sách Nhà nước (tỷ đồng) 13.380 27.450 46.400 % Ngân sách Nhà nước trong tổng số 74 72 70 Ngoài ngân sách (tỷ đồng) 7.700 10.670 19.900

Tổng số (tỷ đồng)

18.080 38.120 66.300

Tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho đào tạo nghề trong tổng ngân sách chi cho giáo dục đào tạo. Dự kiến tỷ trọng chi cho giáo dục đào tạo trong Ngân sách Nhà nước tăng từ khoảng 15% vào năm 2000 lên 18,2% năm 2005 và 20% năm 2010, đưa mức chi cho giáo dục đào tạo trên đầu người lên 33 USD năm 2005 và lên 65 USD năm 2010. Thực hiện xã hội hoá đào tạo, dạy nghề để tăng cường trách nhiệm vànguồn lực. Phát triển đa dạng các loại hình đào tạo: công lập, bán công, dân lập, trường tư, các lớp đào tạo mở, đào tạo từ xa... Có chính sách cụ thể về huy động các nguồn vốn FDI, ODA và tranh thủ nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát triển đào tạo và dạy nghề. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho tất cả các loại trường, có chính sách quản lý công bằng để khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng đào tạo vì lợi ích của người học cũng như của hệ thống đào tạo. Ban hành chính sách ưu tiên đối với học sinh vào học các nghề khó thu hút học sinh trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, đặc biệt là các nghề hiện đang có mức tiền lương thấp, các nghề nặng nhọc, độc hại.

Nghiên cứu ban hành danh mục mới về nghề đào tạo theo các cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với danh mục nghề chung của các nước khu vực và thế giới (cần có đoàn khảo sát thu nhập thông tin, tài liệu liên quan tại các nước)

Đổi mới chính sách, chế độ tiền lương đối với đội ngũ giảng viên, đặc biệt là chính sách, chế độ đối với giảng viên chính và giảng viên cao cấp; hoàn thiện chính sách và tiêu chuẩn thi vào ngạch giảng viên chính, giảng viên cao cấp. Ban hành chính sách khuyến khích đào tạo nghề cho khu vực công nghệ cao và đào tạo nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn. Hoàn thiện hệ thống chính sách học bổng và trợ cấp chi phí đào tạo nhằm kích thích nâng cao chất lượng đào tạo. Hoàn thiện chính sách đầu tư cho phát triển và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường đào tạo lao động các cấp trình độ trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề theo hướng phát triển hệ thống đào tạo hiện đại, thiết thực và hiệu quả, hoà nhập với tiêu chuẩn và xu thế đào tạo của thế giới.Miễn thuế nhập khẩu cho tất cả các loại máy móc thiết bị, phương tiện hiện đại nhập từ nước ngoài để phục vụ cho công tác giảng dạy, đào tạo nghề nghiệp cho người lao động. Tạo điều kiện thuận lợi về nhập cảnh và cư trú cho các giảng viên nước ngoài vào giảng dạy tại Việt Nam và giảng viên Việt Nam ra giảng dạy ở nước ngoài. Áp dụng các mức thuế thu nhập có ưu đãi cho các chuyên gia nước ngoài

trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu Toàn cầu hóa tác động tới lao động và việc làm Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w