1.Giải pháp về việc làm và chống thất nghiệp

Một phần của tài liệu Toàn cầu hóa tác động tới lao động và việc làm Việt Nam (Trang 30 - 32)

+)Ổn định nền kinh tế vĩ mô và đào tạo bầu không khí đầu tư lành mạnh trong toàn xã hội.

Đây là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm tăng trưởng việc làm. Các giải pháp vĩ mô chủ yếu phải hướng vào kích cầu, mở thị trường tiêu thụ sản phẩm (nhất là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực), xử lý biến động bất lợi về giá cả trong nước và quốc tế; lành mạnh hoá hệ thống tài chính ngân hàng.

Đồng thời, cần tiếp tục cải cách, đổi mới cơ chế, nhất là cơ chế tài chính và lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước; tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp,

các nhà đầu tư và nhân dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để tạo mở việc làm; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

+)Hoàn thiện các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hoàn thiện chính sách khuyến khích thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp gắn với các thế mạnh về: thị trường tiêu thụ, vùng nguyên liệu... ở các địa phương. Các dự án FDI quy mô lớn, hàm lượng kỹ thuật cao cần tập trung vào các tỉnh, thành phố, khu công nghiệp có điều kiện hạ tầng và nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật. Khuyến khích các dự án FDI quy mô vừa và nhỏ gắn với sản xuất nông- lâm-ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện các chính sách hỗ trợ (đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ...) đối với các dự án FDI đầu tư vào vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Nghiên cứu tiếp tục sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài nhằm tạo thêm sự thông thoáng, giảm thiểu rủi ro và tăng thêm các điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, các vấn đề cần được Nhà nước quan tâm là: bước đầu tạo ra mặt bằng pháp lý chung giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; hoàn thiện cơ chế, chính sách giải quyết tranh chấp; cải tiến thủ tục cấp giấy phép, doanh nghiệp FDI cần được quyền thế chấp, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để đảm bảo vốn vay tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty cổ phần. Có chính sách cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua lại và sát nhập đối với một số loại hình doanh nghiệp Việt Nam để tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này và tạo thêm nhiều việc làmcho người lao động.

+)Phát triển hệ thống xúc tiến thương mại để phát triển xuất khẩu

Thành lập Cục xúc tiến thương mại và các chi cục xúc tiến thương mại tại các địa phương. Phát triển hệ thống Phòng công nghiệp thương mại, các Hiệp hội nghề nghiệp có thực hiện chức năng xúc tiến thương mại. Hệ thống xúc tiến thương mại thực hiện các công việc hỗ trợ xuất khẩu như: cung ứng thông tin (thị trường xuất khẩu, giá cả xuất khẩu, công nghệ...) thực hiện các giải pháp tăng cường khả năng cạnh tranh, giúp tìm kiếm thị trường, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu, trợ giúp phát triển hệ thống giám định chất lượng hàng hoá thế giới...

+)Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đối phó với những khả năng tác động mạnh mẽ của việc thực hiện các lịch trình tự do hoá thương mại.

Các chính sách này nhằm tạo điều kiện cho các ngành hàng có khả năng cạnh tranh thấp như: xi măng, sắt thép, mía đường, thuốc lá, hoá chất, giấy, rượu.. nâng

cao được khả năng cạnh tranh của mình để đảm bảo ổn định sản xuất và việc làm của người lao động. Các chính sách này hướng vào các vấn đề sau đây:

Có bước đi thích hợp trong giảm thuế đối với các mặt hàng có khả năncạnh tranh thấp trong quá trình thực hiện các cam kết tự do hoá thương mại với CEPT,APEC, WTO, Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và trong ký kết các Hiệp định thương mại song phương. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bằng cách tăng cường năng lực công nghệ, nâng cao trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có xét đến tiêu chuẩn khu vực và thế giới, nâng cao tính hiện đại và hiệu quả của hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm, giám sát vệ sinh dịch tễ hàng hoá, liên doanh với nước ngoài để phát triển ngành hàng. Tăng cường nghiên cứu sản xuất trong nước các nguyên vật liệu đang phải nhập khẩu với số lượng lớn từ nước ngoài (như trong ngành dagiầy...) để giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong xúc tiến áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như các ISO, các luật ứng xử,... Kiểm soát gắt gao và có chế tài nặng đối với các doanh nghiệp và tổ chức nhập khẩu các công nghệ, máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường; cũng như nhập khẩu hàng hoá cũ, hết hạn sử dụng,hàng hoá không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, giám sát nhập khẩu hàng hoá thời hạn sử dụng ngắn. Nghiên cứu xây dựng chính sách liên quan tới tự vệ thương mại, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế...

Một phần của tài liệu Toàn cầu hóa tác động tới lao động và việc làm Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w