Triển vọng

Một phần của tài liệu FDI của nhật bản vào việt nam, thực trạng và triển vọng (Trang 27 - 28)

TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI TỪ NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

3.1. Triển vọng

Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam, sau một thời gian tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Trung Quốc, các nhà đầu tư Nhật đang hướng tới các nước Đông Nam Á và Việt Nam được xem là một địa chỉ tiềm năng. Việc chuyển dịch sản xuất của doanh nghiệp Nhật ra nước ngoài gia tăng mạnh khi đất nước này bị thảm họa động đất và sóng thần vào năm ngoái. Nhưng giờ đây, giới phân tích nhận định, những căng thẳng trong quan hệ Trung - Nhật có thể sẽ mở ra một sự dịch chuyển đầu tư của Nhật Bản từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Nhật Bản vẫn đứng chắc ở vị trí đầu bảng trong số 40 quốc gia, nền kinh tế đầu tư vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2013 với tổng vốn đầu tư 3,693 tỷ USD, chiếm 43,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.Chỉ tính trong tháng 5 năm 2013, Nhật Bản đã có thêm 13 dự án đầu tư mới, 9 dự án tăng vốn đầu tư. Trong số này, đa phần là các dự án trong lĩnh vực chế biến, chế tạo.

Phát biểu tại hội thảo Việt Nhật 40 năm hợp tác và phát triển do tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức ngày 23/8, ông Hida Harumitsu, Tổng Lãnh sự Nhât Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận định hiện Việt Nam là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản và số lượng các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đang tăng bền vững.

Trong những năm tiếp theo,như cam kết từ trước giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản nên nguồn đầu tư sẽ ko bị cắt giảm nhưng về dài hạn thì nguồn vốn đầu tư có thể sẽ bị ảnh hưởng do Nhật Bản cũng phải tập trung nguồn lực để khắc phục thiệt hại của đất nước.

Từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, với sự thay đổi các chính sách kinh tế, mở cửa, chuyền đổi sang nền kinh tế thị trường năng động , tang cường đầu tư và hợp tác sâu rộng về kinh tế với các nước trên thế

giới, Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn và có tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và Nhật Bản nói riêng để từ đó các nước tăng cường thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam.

Với sự điều tiết vĩ mô tốt của nhà nước, Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định kinh tế, xã hội và chính trị trong những năm vừa qua, dù trong thời kì khủng hoảng, Việt Nam vẫn đạt được sự tăng trưởng như đã đề ra. Trong khi đó, nhà nước cũng có các biện pháp nâng cao chất lượng thị trường, minh bạch hóa thị trường, có các chính sách về kinh tế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xây dựng cơ sơ hạ tầng kĩ thuật phù hợp…

Đó là cơ sơ để Việt Nam tiếp tục gia tăng mức đầu tư của Nhật Bản trong những năm tiếp theo.

Nhật Bản tin tưởng vào triển vọng dài hạn của Việt Nam, đồng thời khẳng định, tiếp tục xem Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu.

Một phần của tài liệu FDI của nhật bản vào việt nam, thực trạng và triển vọng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w