Giải pháp riêng

Một phần của tài liệu FDI của nhật bản vào việt nam, thực trạng và triển vọng (Trang 29 - 33)

TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI TỪ NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.2.Giải pháp riêng

3.2.2.1. Xác định lĩnh vực trọng điểm thu hút FDI từ Nhật Bản.

- Có nhiều lĩnh vực chúng ta có thể tăng cường thu hút đầu tư từ Nhật Bản, như công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ. Hiện nay, có một số công ty Nhật Bản muốn phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô. Họ cũng rất quan tâm đến phát triển đô thị, đặc biệt là phát triển đô thi phù hợp môi trường sinh thái, cả đầu tư vào cơ sở hạ tầng, năng lượng…

- Có thể nói, hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật Bản đều quan tâm và mong muốn đầu tư tại Việt Nam. Vấn đề là, Việt Nam phải có một môi trường đầu tư ổn định để họ có thể dừng chân tại đây

- Việc thu hút FDI phải được quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với thế của từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư của từng địa phương, từng vùng và phù hợp tổng thể lợi ích quốc gia.

- Cùng quan điểm này, ông Mitsuhiro Mori, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp NhậtBản tại TPHCM (JABH), tin tưởng trong tương lai gần JABH sẽ phát triển lớn hơn hoặc bằng Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản ở Thái Lan hoặc ở Singapore vì xu hướng đầu tư Nhật Bản đang tiếp tục tăng cao ở Việt Nam.

Theo ông Atsushi Uehara, Tổng giám đốc Công ty TNHH đầu tư Long Đức – chủ đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Long Đức (Đồng Nai), cũng như năm 2012 đầu tư từ Nhật Bản vào các khu công nghiệp Việt Nam nói chung và Khu công nghiệp Long Đức năm 2013 sẽ không giảm, vì các nhà sản xuất Nhật Bản đang tìm cách hạ giá thành sản phẩm cũng như mở rộng thị trường, đặc biệt là khu vực ASEAN. Ông Uehara cho biết, năm 2013, khu công nghiệp Long Đức vẫn tiếp tục chú trọng thu hút đầu tư từ Nhật Bản. “Để thực hiện được điều này, tại khu công nghiệp Long Đức và tại Nhật Bản, chúng tôi đã và đang tăng cường tiếp xúc với các nhà đầu tư có dự định đầu tư ra nước ngoài”, ông Uehara nói.

3.2.2.2. Xây dựng tạo mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Việc tạo dựng mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa Nhật Bản và Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thu hút FDI từ Nhật Bản.

3.2.2.3. Cải thiện cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là điều mà các nhà đầu tư Nhật Bản cảm thấy quan ngại, đó là sự yếu kém trong kết cấu cơ sở hạ tầng .chậm được khắc phục, đặc biệt là đường bộ cao tốc.

- Một là, cần có quy hoạch từ tổng thể đến chi tiết trong việc nâng cấp, sửa chữa và xây mới các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ.

- Hai là, bên cạnh đường bộ và đường sắt, cần đặc biệt chú trọng cải thiện hệ thống cảng biển, cảng sông.

- Ba là, tích cực thu hút FDI vào lĩnh vực giao thông vận tải để một mặt bổ sung vốn, mặt khác bổ sung công nghệ, kỹ thuật cho việc xây dựng các công trình có chất lượng cao.

Để tăng cường thu hut FDI từ Nhật Bản, Việt Nam cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản khi tham gia đầu tư trong mức độ cho phép cũng như cải cách thủ tục hành chính phù hợp với pháp luật của cả 2 nước, cắt giảm rào cản thuế quan cho các doanh nghiệp Nhật Bản…. từ đó tạo xúc tác cho quá trình thu hút FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hiện nay, qua một thời gian thực hiện luật đầu tư nước ngoài bên cạnh những thành tựu đạt được đáng khích lệ vẫn còn những vấn đề nảy sinh gây vướng mắc cho việc thu hút FDI của nước ngoài vào Việt Nam. Có thể nói, việc thu hút lượng lớn FDI đã tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu ngành nghề và phân chia các khu vực lãnh thổ theo hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những nơi được đầu tư thì kinh tế phát triển nhanh hơn, nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó vẫn song song tồn tại những mặt trái của FDI, đó chính là sự lệ thuộc vào nguồn vốn nước ngoài và phải đáp ứng một số điều kiện nhất định của nhà đầu tư. Do vây, với những mặt trái đó cần phải có chiến lược thu hút FDI cũng như việc thực hiện nguồn vốn một cách hiệu quả là điều vô cùng cần thiết đối với Việt Nam – một nước đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa hiện nay từ những nhà đầu tư lớn trong đó có Nhật Bản là điều vô cùng cần thiết. Trên đây là bài tập nhóm nghiên cứu về vấn đề này, do còn hạn chế về trình độ và thời gian nghiên cứu nên bài làm còn nhiều hạn chế. Chúng e mong rằng nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ thêm để hoàn thành bài tập nhóm của mình.

Một phần của tài liệu FDI của nhật bản vào việt nam, thực trạng và triển vọng (Trang 29 - 33)