Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại hà nội giai đoạn 2013 - 2014 (Trang 31 - 36)

Nh chúng ta biết, kết quả kinh doanh đợc xác định bằng chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi. Đối với một doanh nghiệp bảo hiểm, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì cùng với việc phải tăng cờng tổng thu còn phải chú ý

đến các khoản chi sao cho việc chi phải hết sức tiết kiệm, chi đúng mục đích và theo đúng chế độ qui định của Bộ Tài Chính. Trong hoạt động bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nội hiện nay, khoản thu chủ yếu vẫn là thu từ phí bảo hiểm, hoạt động đầu t còn hạn chế nên thu từ hoạt động đầu t hầu nh không có. Do đó, các khoản thu có thể thấy đ- ợc rất dễ dàng thông qua doanh thu phí, còn việc tập hợp các khoản chi có vẻ phức tạp hơn. Bảng số liệu sau là một minh chứng giúp chúng ta thấy rõ hơn về thực tế chi cho nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại Bảo Việt Hà Nội trong giai đoạn 1998 -2001.

Bảng 5: Tình hình chi kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 1998 - 2001.

Đơn vị : triệu đồng

Năm Tổng

chi

Chi bồi thờng Chi hoa hồng Chi đề phòng, hạn chế tổn thất

Chi dự phòng

nghiệp vụ Chi quản lý Chi khác Mức chi Tỷ lệ % Mức chi Tỷ lệ % Mức chi Tỷ lệ % Mức chi Tỷ lệ % Mức chi Tỷ lệ % Mức chi Tỉ lệ % 1998 155,5 _ _ 47,88 30,8 19,95 12,8 35,5 22,8 39,9 25,7 12,27 7,9 1999 207,3 10,2 4,9 60,60 29,2 21,21 10,2 50,2 24,2 50,0 24,1 15,09 7,4 2000 684,9 425,0 62,1 78,00 11,4 29,25 4,3 63,5 9,3 62,0 9,0 27,15 3,9 2001 411,0 76,4 18,6 89,50 21,8 35,80 8,7 87,9 21,4 87,8 21,3 33,60 8,2

Thông qua bảng trên ta có thể thấy rằng :

Trong tổng chi thì khoản chi hoa hồng ở hầu hết các năm đều chiếm tỷ trọng chủ yếu. Riêng năm 2000, có một số vụ cháy lớn diễn ra trên địa bàn Hà Nội dẫn tới thiệt hại kinh doanh cho ngời tham gia bảo hiểm, do đó đã khiến cho số tiền bồi th- ờng tăng lên rất cao chiếm tới 62,1%, đa số chi hoa hồng xuống hàng thứ hai so với tổng các khoản chi trong năm. Chi hoa hồng chiếm tỉ trọng cao nh vậy chứng tỏ công ty rất quan tâm tới quyền lợi của đội ngũ cộng tác viên, đại lý, ngời trực tiếp khai thác nhằm tăng số hợp đồng đợc kí kết. Số chi hoa hồng tăng đều đặn hàng năm, đồng thời nh kết quả khai thác chúng ta đã phân tích ở trên cho thấy số hợp đồng khai thác đợc hàng năm cũng tăng lên tơng ứng, điều đó cho thấy việc tăng khoản chi hoa hồng là hợp lý so với tốc độ tăng doanh thu. Tuy vậy, trên thực tế triển khai nghiệp vụ này, rất nhiều hợp đồng trong khoảng 2 năm gần đây kí đợc là do các doanh nghiệp tự yêu cầu bảo hiểm, vậy số chi hoa hồng tăng tơng ứng với doanh thu nh vậy có phải là dấu hiệu cho thấy Bảo Việt Hà Nội đã chi hoa hồng cho chính ngời tham gia bảo hiểm? Thực tế triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm khác tại Bảo Việt Hà Nội không phải là không có hiện tợng này.

Về phía các khoản chi bồi thờng thì rõ ràng chúng ta thấy nhìn chung tỉ trọng số chi bồi thờng của nghiệp vụ này trong tổng chi so với các nghiệp vụ khác là rất ít, ví dụ nh so với bảo hiểm cháy tỉ trọng số chi bồi thờng trung bình trong 5 năm trở lại đây vào khoảng 30%, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh có số chi trung bình trong giai đoạn 1997-2001 là 17,12%. Riêng năm 2000 đợc đánh giá là năm chi bồi thờng cho nghiệp vụ này lớn nhất trong lịch sử triển khai nghiệp vụ tại Bảo Việt Hà Nội thì tỉ trọng mới chỉ đạt 62,1% (bảo hiểm cháy có tỉ trọng chi bồi thờng cao nhất trong 5 năm trở lại đây là xấp xỉ 65%). Điều đó chứng tỏ đây là một nghiệp vụ có tiềm năng mang đến lợi nhuận cao cho công ty.

Ngoài ra, trong các khoản chi thì chi đề phòng hạn chế tổn thất tăng khá chậm qua các năm 1998 - 1999 cho thấy công ty cha thực sự đầu t lớn cho công tác này. Tuy nhiên, khoản chi này có xu hớng tăng nhanh hơn kể từ năm 2000, có lẽ đó là do vào năm 2000 xảy ra các vụ cháy lớn gây thiệt hại cho công ty trong công tác bồi thờng cả về nghiệp vụ bảo hiểm cháy và gián đoạn kinh doanh sau cháy đã khiến cho công ty thấy rõ hơn sự cần thiết của công tác đề phòng hạn chế tổn thất.

Tuy vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động của cả một nghiệp vụ bảo hiểm thì không thể tách rời việc so sánh, phân tích thu và chi. Do đó, cần thiết phải có một bảng so sánh nh sau:

Bảng 6: Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 1998 - 2000.

Năm Doanh thu phí (tr.đ) Tổng chi (tr.đ) Lợi nhuận ( t r . đ ) Doanh thu/ chi phí (tr.đ/tr.đ) Lợi nhuận/ doanh thu (tr.đ/tr.đ) Lợi nhuận/ chi phí (tr.đ/tr.đ) (1) (2) (3) (4) = (2) - (3) (5) = (2) : (3) (6) = (4) : (2) (7) = (4) : (3) 1998 399 155,5 243,5 2,57 0,61 1,57 1999 505 207,3 297,7 2,44 0,59 1,44 2000 650 684,9 -34,9 0,95 -0,05 -0,05 2001 895 411,0 484,0 2,18 0,54 1,18

Nguồn: Phòng bảo hiểm cháy và rủi ro hỗn hợp - Công ty BVHN Nh vậy, có thể thấy hầu hết ở các năm cứ 1 đồng chi phí tạo ra hơn 2 đồng doanh thu và hơn 1 đồng lợi nhuận. Năm 2000 con số này tụt xuống tới mức 1 đồng chi phí tạo ra đợc có 0,95 đồng doanh thu và mang đến mức lợi nhuận âm ( -0,05 đồng). Rõ ràng nhìn vào kết quả trên ta thấy rằng cứ tính trung bình 1 đồng chi phí bỏ ra mang lại doanh thu cũng nh lợi nhuận có xu hớng giảm qua các năm. Điều đó chứng tỏ tốc độ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Theo kết quả bảng 5, số chi hoa hồng, chi quản lý, chi đề phòng, hạn chế tổn thất, chi dự trữ và chi khác đều tăng t- ơng ứng với thu. Vậy việc tăng chi chủ yếu là do tăng về số chi bồi thờng, nếu nh vào năm 1998 không có vụ tổn thất nào liên quan tới trách nhiệm bồi thờng, năm 1999 chỉ bồi thờng có 10,2 triệu đồng thì tới năm 2000 số tiền bồi thờng lên tới 425 triệu đồng, năm 2001 là 76,4 triệu đồng. Mặc dầu vậy, do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phụ thuộc một phần vào nguyên lý tích luỹ rủi ro nên sẽ có sự bất thờng về rủi ro xảy ra dẫn tới trách nhiệm bồi thờng khác nhau giữa các năm. Do vậy, chúng ta không thể đa ra kết luận rằng việc tăng chi phí nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu chứng tỏ công ty hoạt động không hiệu quả trong quản lý thu chi. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là vì sao số chi cho hạn chế, đề phòng tổn thất hàng năm đều tăng nh vậy mà tổn thất dẫn tới trách nhiệm bồi thờng ngày càng có xu hớng tăng? Liệu có phải là chi phí chi đề phòng, hạn chế tổn thất không hiệu quả?

Tóm lại, về mặt hiệu quả xã hội, số lợng khách hàng ngày càng đợc phục vụ nhiều hơn, uy tín của công ty ngày càng cao, đó là lợi thế rất quí để nghiệp vụ này có khả năng phát triển. Về góc độ kinh tế thì doanh thu phí cũng nh lợi nhuận thu đợc từ nghiệp vụ này ngày càng tăng, đó là đáng mừng cho một nghiệp vụ non trẻ nh nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy.

Qua phân tích cả bốn khâu nh trên, chúng ta thấy rằng nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là một nghiệp vụ đầy tiềm năng phát triển và có khả năng mang lại doanh thu cũng nh lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay khi triển khai công tác này tại Bảo Việt Hà Nội tập trung chủ yếu trong khâu khai thác. Vì vậy, trong quá trình đợc tiếp xúc với thực tế triển khai nghiệp vụ này tại Bảo Việt Hà nội, với mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại công ty, chơng III của luận văn này sẽ đề cập tới một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nói chung và bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy nói riêng.

Chơng 3

Một số giải pháp nhằm nâng cao

chất lợng và hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại Bảo Việt hà nội

Một phần của tài liệu bảo hiểm gián đoạn kinh doanh tại hà nội giai đoạn 2013 - 2014 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w