Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đổi kế toán

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT ẢNH HƯỞNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC tế (Trang 36 - 40)

về phần quỹ đầu tư phát triển, quỹ này đúng như tên gọi của nó, được sử dụng

2.2.1.5Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đổi kế toán

Theo chế độ kế toán Việt Nam, các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán gồm: tài sản thuê ngoài; vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công; hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gởi, ký cược; nợ khó đòi đã xử lý; ngoại tệ các loại; dự toán chi sự nghiệp, dự án.

Các nhà đầu tư thường quan tâm đến tất cả các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính của một doanh nghiệp và đôi khi lại không hiểu hết ý nghĩa của chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán này. Trong một số trường hợp việc ghi nhận các chỉ tiêu này ừên bề mặt báo cáo tài chính sẽ làm cho nhà đầu tư có cách đánh giá không chuẩn xác về doanh nghiệp nếu thông tín trình bày các chỉ tiêu này không tốt, đôi khi bỏ qua cơ hội đầu tư.

2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Theo VAS 24, trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ dòng tiền của hoạt động kinh doanh chưa phản ánh đúng vì dòng tiền kinh doanh trong một số trường hợp bị lẫn lộn với dòng tiền đầu tư.

Có khá nhiều công ty báo cáo dòng tiền kinh doanh âm không đúng với bản chất nếu có phát sinh mua sắm tài sản cố định lớn ữong kỳ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do các khoản phải trả người bán bao gồm cả các khoản phải trả cho mua sắm, xây dựng tài sản cố định mà nó không phải chỉ đơn thuần là các khoản phải trả thương mại; tương tự các khoản phải thu từ người bán cũng bao gồm các khoản phải thu không phải thương mại tò các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp ví dụ như từ việc bán tài sản cố định.

Ví dụ về sự khác biệt trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Trần Xuân Nam, 2009: Giả sử Công ty ABC có lãi thuần sau thuế là 30 tỷ, chi phí khấu hao là 5 tỷ, số dư các khoản tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả không đổi giữa đầu năm và cuối năm ngoại trừ các khoản phải trả cho nhà cung cấp về công trình xây dựng là 40 tỷ. Thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ là như sau:

Dòng tiền hoạt động kinh doanh

Lãi thuần sau thuế Cộng chi phí khấu hao Trừ phải ữả thương mại

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 7 tỷ đồng 30 5 0 35

phần phải trả cho hoạt động mua tài sản cố định ra khỏi khoản phải trả thương mại nên họ đã lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau:

Dòng tiền hoạt động kinh doanh tỷ đồng

Lãi thuần sau thuế 30

Cộng chi phí khấu hao 5

Trừ phải trả thương mại (40)

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (5)

Như vậy theo cách 2 mà rất nhiều doanh nghiệp đang thực hiện, khoản phải ữả để xây dựng tài sản cố định (thuộc hoạt động đầu tư) lại được ghi lẫn với hoạt động kinh doanh. Nó làm cho dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh không còn đúng với ý nghĩa của nó nữa. Theo bản chất giao dịch trên, dòng tiền tò họat động kinh doanh của công ty là 35 tỷ đồng. Nếu công ty hoạt động bình thường thì các nhà đầu tư sẽ dự đoán hàng năm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty sẽ dư ra khoảng 35 tỷ đồng để tài trợ cho các hoạt động khác. Tuy nhiên, nhìn báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo cách 2, thì dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là âm 5 tỷ. Điều đó có thể làm cho các nhà đầu tư nghĩ rằng hoạt động kinh doanh thông thường của công ty không đủ thu bù chi.

2.2.4 Báo cáo tình hình thay đỗi vốn chủ sở hữu

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế, ngoài các báo cáo tài chính bắt buộc phải trình bày như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính, còn có Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu.

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu là một báo cáo được nằm ữong Thuyết minh báo cáo tài chính.

nhân gây ra các biến động của các tài khoản trong vốn cổ phần, vốn cổ phần tăng lên hay giảm xuống là do sự phát hành, do sự gia tăng của lợi nhuận giữ lại hay do việc mua lại cổ phiếu. Thay đổi trong thu nhập giữ lại là rất quan ưọng vì nó thể hiện sự liên kết giữa bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Cổ tức thường được chi ừả từ lợi nhuận giữ lại nên số dư tài khoản lợi nhuận giữ lại cho thấy giới hạn trên đối với khoản chi trả cổ tức.

Tóm tắt chương 2

Qua phân tích, chuẩn mực kế toán Việt Nam có sự khác biệt so với chuẩn mực kế toán quốc tế thể hiện qua phương pháp đánh giá các khoản mục trên báo cáo tài chính và trình bày các báo cáo tài chính.

Sự khác biệt ữong phương pháp đánh giá cụ thể là các khoản mục: hàng tồn kho, tài sản cố định hữu hình, các khoản đầu tư, bất động sản đầu tư.

Sự khác biệt ữong trình bày các khoản mục ữong các báo cáo tài chính: cụ thể là: (a) trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là các khoản mục: cổ tức trả bằng cổ phiếu, lãi cơ bản ữên cổ phiếu và lãi hoạt động kinh doanh; (b) trong Bảng cân đối kế toán là các khoản mục: vốn chủ sở hữu, cổ tức phải trả, khoản phải thu và phải trả, lợi thế thương mại và các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán; (c) trong

báo cáo lưu chuyển tiền tệ là sự phân biệt tính chất các khoản phải ưả và (d)

cuối cùng là báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sử hữu là việc trình bày thành

một báo cáo bắt buộc hay chỉ là báo cáo nằm trên thuyết minh báo cáo tài chính.

CHƯƠNG 3.

MINH HỌA Sự SAI LỆCH CỦA MỘT SÓ CÁC KHOẢN MỤC GIỮA HAI HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA MỘT SÓ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU Tư.

Công ty lớn có ngành nghề kinh doanh đa dạng và thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT ẢNH HƯỞNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC tế (Trang 36 - 40)