3 Chỉ số giá thị trường so với giá trên mỗi cổ phiếu (P/E)
2.2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1CỔ tức trả bằng cổ phiếu
2.2.1.1CỔ tức trả bằng cổ phiếu
Theo Thông tư 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008, khi doanh nghiệp nhận được thông báo của tổ chức phát hành chứng khoán về khoản cổ tức được hưởng bằng cổ phiếu tương ứng với số chứng khoán đầu tư dài hạn thuộc sở hữu của công ty mà tổ chức phát hành, kế toán ghi nhận doanh thu theo giá ữị hợp lý của số cổ phiếu nhận cổ tức.
Tuy nhiên, theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì khoản nhận cổ tức này sẽ không được ghi nhận doanh thu tại thời điểm nhận được thông báo mà chỉ ghi nhận và theo dõi số lượng cổ phiếu nhận được ở ngoài bảng, việc ghi nhận doanh thu sẽ được thực hiện khi và chỉ khi bán phần cổ phiếu trả này ra thị trường.
Phân tích tại báo cáo tài chính đã được công bố của Công ty cổ phần sữa Việt Nam (“Vinamilk”), khoản cổ tức bằng cổ phiếu của công ty phát sinh trong năm 2008 là 5.205 triệu đồng, nếu theo phân tích thì khoản lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2008 của công ty sẽ giảm đi một khoản tương ứng là 5.205 triệu đồng.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009, theo đó phần cổ tức nhận bằng cổ phiếu nhà đầu tư không ghi nhận giá trị cổ phiếu được thưởng, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần mà chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh báo cáo tài chính.
2.2.1.2 Lãi Ctf bản trên cổ phiếu
Lãi cơ bản trên cổ phiếu là một chỉ số đo lường lãi cơ bản ữên mỗi cổ phiếu
của công ty, đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần phổ thông đang lưu hành trên thị trường.
Tổng số lãi dành cho các cổ đông phổ thông EPS= ---
Số bình quân gia quyền của cổ phiếu
Nhìn vào công thức trên thì chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế đều giống nhau.
Đối với chuẩn mực kế toán Việt Nam, chỉ tiêu “Tổng số lãi dành cho các cổ đông phổ thông” còn bỏ qua nhiều khoản mục quan trọng; chẳng hạn, chưa trừ đi các quỹ quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, mà chỉ đơn thuần trừ đi phần cổ tức của cổ phiếu ưu đãi.
Các quỹ khen thưởng phúc lợi và quỹ dự phòng tài chính nên được loại trừ khi tính chỉ tiêu “Tổng số lãi dành cho cổ đông phổ thông” là do: Quỹ khen thưởng phúc lợi dùng để khen thưởng ban quản trị khi điều hành doanh nghiệp có hiệu quả, có những đóng góp nhất định hoặc thưởng cho người lao động đã có những nổ lực trong công việc. Tỷ lệ trích lập do đại hội đồng cổ đông quyết định. Do vậy, các cổ đông không được hưởng thụ quỹ này, mà chính là các nhà quản lý của công ty. Đồng thời, Quỹ dự phòng tài chính được trích lập từ lợi nhuận sau thuế với tỷ lệ là 10% và được trích lập cho đến khi số dư quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của công ty. Quỹ này được sử dụng để bù đắp các thiệt hại mà công ty gây ra như phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt vi phạm hành chánh về thuế và các khoản phạt khác mà các khoản chi phí này không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế trong kỳ nhằm giảm một phần chi phí hoạt động trong kỳ. Như vậy, việc sử dụng quỹ này thực chất là một cách để che dấu các khoản lỗ do điều hành kém hiệu quả và đẩy phần thiệt hại này cho các cổ đông gánh chịu. Điều này cho thấy, quỹ dự phòng tài chính về bản chất cũng không thuộc về phần sở hữu của các cổ đông.
Vì các quỹ khen thưởng, phúc lợi hay các khoản quỹ khác không phải của cổ đông vẫn chưa được loại trừ khỏi khoản lãi dành cho cổ đông để tính EPS, nên các doanh nghiệp có thể sẵn sàng chi cho các khoản này là rất lớn. Nếu khoản trích này được loại ra khỏi các khoản lãi dành cho cổ đông thì các nhà quản lý sẽ phải thận trọng hơn trong việc trích quỹ. Bởi, khi tăng khoản trích quỹ không dành cho cổ đông, đồng
nghĩa với việc giảm EPS và do vậy làm tăng P/E tức là làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu, vì thế các nhà quản trị phải cân nhắc trước khi trích lập các quỹ này.