Khoản phải thu, phải trả

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT ẢNH HƯỞNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC tế (Trang 34 - 36)

về phần quỹ đầu tư phát triển, quỹ này đúng như tên gọi của nó, được sử dụng

2.2.2.3 Khoản phải thu, phải trả

Xét về việc trình các khoản phải thu, phải trả theo thời hạn thanh toán trên Bảng cân đổi kế toán

Theo IAS 01, doanh nghiệp có thể lựa chọn việc trình bày hay không trình bày riêng biệt các tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trường hợp doanh nghiệp không thể phân biệt được tài sản ngắn hạn hay dài hạn do đặc thù hoạt động thì phải được trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần.

Theo VAS 21, trong Bảng cân đối kế toán tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn phải được trình bày thành các khoản mục riêng biệt. Tương tự như IAS 01, nếu không phân biệt được tài sản ngắn hạn hay dài hạn do đặc thù hoạt động thì phải trình bày thứ tự theo tính thanh khoản giảm dần

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các khoản phải thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được yêu cầu phải trình bày theo khoản phải thu ngắn hạn và các khoản phải thu dài hạn. Ngược lại, theo chuẩn mực kế toán quốc tế các khoản phải thu có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận là một khoản phải thu mà không phân biệt ngắn hạn hay dài hạn.

Sự khác biệt nói trên có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá sai lệch khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Xét về việc trình bày các khoản phải thu, phải trả theo tính chất trên Bảng cân đổi kế toán

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các khoản phải thu, phải ữả sẽ bao gồm tất cả các khoản phải thu phải trả của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Chẳng hạn như, các khoản phải thu từ hoạt động thanh lý cũng sẽ được trình bày như một khoản phải thu ữên Bảng cân đối kế toán nếu có phát sinh, mà sẽ không phân biệt tính chất của từng khoản phải thu này.

Vì các hoạt động đầu tư phát sinh trong một kỳ thường rất lớn nhưng tài sản cố định đó lại phục vụ hoạt động kinh doanh ữong nhiều kỳ; do vậy, tách biệt các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động đầu tư (chẳng hạn mua sắm hay thanh lý tài sản cố định) sẽ cho thấy rõ hơn tình hình công nợ của hoạt động kinh doanh là hoạt động thường xuyên và chủ yếu của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của những vấn đề ữên cũng có thể ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp, vấn đề này sẽ được phân tích rõ hơn trong việc phân tích sự khác biệt của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

2.2.2A Lợi thế thưtfng mại

Lợi thế thương mại là những lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh tò các tài sản không xác định được và không ghi nhận một cách riêng biệt. Lợi thế thương mại chỉ được ghi nhận khi phát sinh hoạt động mua và không được ghi nhận khoản lợi thế thương mại phát sinh do đánh giá nội bộ.

Theo VAS 11, bên mua sẽ ghi nhận lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất kinh doanh là tài sản; được xác định theo giá gốc, là phần chênh lệch giữa giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận. Lợi thế thương mại được ghi nhận ngay vào chi phí sản xuất, kinh doanh (nếu giá ữị nhỏ) hoặc phải được phân bổ dần một cách có hệ thống ữong suốt thời gian sử dụng hữu ích (nếu giá trị lớn) với thời gian tối đa không quá 10 năm. Thời gian phân bổ và phương pháp phân bổ phải được xem xét lại cuối mỗi năm tài chính.

Tuy nhiên, lợi thế thương mại theo IFRS 03 không cho phép khấu hao lợi thế thương mại. Thay vào đó IAS 36 yêu cầu phải xem xét sự giảm giá trị của lợi thế thương mại một năm một lần.

Việc xem xét sự giảm giá của lợi thế thương mại sẽ đem lại khoản chi phí được ghi nhận vào báo cáo thu nhập sẽ khác so với khoản chi phí do khấu hao. Và vì khoản chi phí này được ghi nhận vào báo cáo thu nhập nên cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận sau cùng của doanh nghiệp là chỉ tiêu thường được sử dụng trong phân tích của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT ẢNH HƯỞNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ QUỐC tế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w