Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín phòng giao dịch đầm sen (Trang 27 - 46)

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản nợ mà NH đã thu về trong năm tài chính, kể cả các khoản KH thanh toán cho toàn bộ hợp đồng hay một phần hợp đồng. Đẽ hoạt động có hiệu quả và bền vững thì ngoài việc mở rộng doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ. Chính vì thế thu nợ là một vấn đề khá quan trọng. Nếu như doanh số cho vay thể hiện tình hình hoạt động của NH là khả quan thì doanh số thu nợ lại càng khẳng định được hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH.

1.8.3.1 Doanh số thu nợ theo tình hình kinh tế

Doanh số thu nợ càng lớn chứng tỏ công tác thu nợ càng tốt. Nên NH không thu hồi được nợ sẽ dẫn tới rủi ro tín dụng. Chính vì vậy NH luôn quan tâm đến công tác thu nợ, nhằm hạn chế tối đa nợ quá hạn. Tình hình thu nợ theo thành phần KT của CN như sau:

Bảng 2.2: DSTN theo thành phần KT tại Vietbank Đầm Sen (2011 - 2012)

ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 Tỷ lệ% 2012 Tỷ lệ% 2012/2011 Chênh lệch % Doanh số thu nợ quốc doanh 105,826 37 173,614 35 67,728 64,06 Doanh số thu nợ ngoài quốc doanh 180,188 63 322,426 65 142,238 78,94 Tổng doanh số thu nợ 286,014 100 496,040 100 210,026 73,43

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Đầm Sen (2011 - 2012 ))

Biễu đồ 2.3: DSTN theo thành phần KT tại Vietbank Đầm Sen (2011 - 2012)

Trong những năm qua việc thu nợ tại CN tăng trưởng ổn định, Việc thu nợ của các DN ngoài quốc doanh tốt hơn DN quốc doanh (Năm 2011, doanh số thu nợ quốc doanh đạt 37%, doanh số thu nợ ngoài quốc doanh đạt 63%. Năm 2012, doanh số thu nợ quốc doanh đạt 35%, doanh số thu nợ ngoài quốc doanh đạt 65% trong tổng doanh số thu nợ). Điều này chứng tỏ các DN ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả.

Qua 2 năm, thu nợ ngoài quốc doanh tăng nhưng thu nợ quốc doanh lại giảm. Cụ thể:

Năm 2011 đạt 105,826 triệu đồng. Năm 2012 đạt 173,614 triệu đồng. Tăng 67,788 triệu đồng so với nãm 2011, tương ứng 64.06%. Khả năng thu nợ với các DN quốc doanh ngày càng khó làm cho các NH không thích cho DN quốc doanh vay, do DN quốc doanh hoạt động kém hiệu quả.

Doanh số thu nợ ngoài quốc doanh

Năm 2011 đạt 180,188 triệu đồng. Năm 2012 đạt 322,426 triệu đồng. Tăng 142,238 triệu đồng, tương ứng 78.94%. Doanh số thu nợ ngoài quoc doanh tăng sau 2 năm. Chứng tỏ việc đầu tư của NH là không sai. Bước sang năm 2011, nền KT ổn định, làm cho các DN ngoài quốc doanh có điều kiện phát triển vả sử dụng tốt nguồn vốn vay, dẫn đến khả năng trả nợ cũng tốt hơn.

1.8.3.2 Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay

Băng 2.4: DSTN theo thể loại cho vay tại Vietbank Đầm Sen (2011 - 2012) Chỉ tiêu 2011 Tỷ lệ% 2012 Tỷ lệ% 2012/2011 Chênh lệch % Doanh số thu nợ ngắn hạn 207,474 72,54 340,829 68,71 133,355 64,28 Doanh số thu nợ trung và dài hạn 78,540 27.46 155,211 31.29 76,671 97.62 Tổng doanh số thu nợ 286,014 100 496,040 100 210,026 73,43

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Đầm Sen (2011 - 2012 )) ĐVT : Triệu đồng

Biểu đồ 2.5: DSTN theo thể loại cho vay tại Vietbank Đầm Sen (2011 - 2012)

Cơ cấu doanh số cho vay đã nghiêng về cho vay ngắn hạn. Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn, trung và dài hạn tăng nguyên nhân chính là do các DN, cá nhân hoạt động SXKD có hiệu quả mang lại lợi nhuận. Doanh số thu nợ tăng tức chất lượng tín dụng tăng.

Doanh số thu nợ ngắn hạn

Năm 2011 đạt 207,474 triệu đồng, năm 2012 đạt 340,829 triệu đồng, tăng 133,355 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng 64.28%. Ta thấy doanh số thu nợ NH tăng là do doanh số cho vay ngắn hạn nhiều, vòng thu hồi của ngắn hạn nhanh, khoản tiền vay sẽ được thu hồi ngay trong năm.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn

Năm 2011 đạt 78,540 triệu đồng, năm 2012 đạt 155,211 triệu đồng, tăng 76,671 triệu đồng, tương ứng 97.62%. Đặc điểm của loại hình cho vay trung và dài hạn là thường sẽ định nhiều kỳ hạn trả nợ để thu dần, nên ta khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm, tuy nhiên tình hình thu nợ trung dài hạn vẫn diễn ra khá tốt. Có được kết quả này chính là nhờ vào sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng NH trong việc chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của KH, thường xuyên đôn đốc KH trả nợ khi đến hạn và các đơn vị làm ăn có hiệu quả, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị.

1.8.4 Phân tích tình hình dư nợ

Là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của một NH, nó phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà KH không trả cho NH mà không có nguyên nhân nào cụ thê, hợp lý. Khi đó NH sẽ chuyển các khoản nợ từ tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn là một vấn đề mà hầu như NHTM nào cũng quan tâm phân tích, nó là chỉ số để đánh giá hiệu quả tín dụng mà các NH đầu tư. Nếu có nợ quá hạn lớn rất có thể rủi ro cho NH là đi đến phá sản. Bởi vì nguồn vốn tự có của NH không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NH. Vì thế mà nợ quá hạn là một vấn đề hết sức quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của NH.

1.8.4.1 Tinh hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.6: NQH theo thành phần KT tại Vietbank Đầm Sen (2011 - 2012) ĐVT :Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 Tỷ lệ% 2012 Tỷ lệ% Chênh lệch2012/2011 % Nợ quá hạn quốc doanh 933 59.96 1,829 75.30 896 96.03 Nợ quá hạn ngoài quốc doanh 623 40.04 600 24.70 (23) (3.70) Tổng nợ quá hạn 1,556 100 2,496 100 873 56.11

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Đầm Sen (2011 - 2012))

Biểu đồ 2.7: NQH theo thành phần KT tại Vietbank Đầm Sen (2011 - 2012)

Nợ quá hạn quốc doanh cao hơn ngoài quốc doanh. Năm 2011, nợ quá hạn quốc doanh đạt 59.96%, ngoài quốc doanh đạt 40.04%. Năm 2012, nợ quá hạn quốc doanh đạt 75.30%, ngoài quốc doanh đạt 24.70% trong tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân là do các DN quốc doanh hoạt đông không hiệu quả dẫn đến khả năng trả nợ kém, không đúng thời hạn.

1.8.4.2 Tình hình nợ quá hạn theo thể loại cho vay

Bảng 2.8: NQH theo thể loại cho vay tại Vietbank Đầm Sen (2011 - 2012)

ĐVT :Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 Tỷ lệ% 2012 Tỷ lệ% 2012/2011 Chênh lệch % Nợ quá hạn ngắn hạn 1,156 78.53 2,084 85.80 928 80.28 Nợ quá hạn trung và dài hạn 400 21.47 345 14.20 (55) (13.75) Tổng nợ quá hạn 1,556 100 2,496 100 873 56.11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Đầm Sen (2011 - 2012))

Biểu đồ 2.9 :NQH theo thể loại cho vay tại Vietbank Đầm Sen (2011 - 2012)

Theo số liệu, năm 2011 nợ quá hạn là 1,556 triệu đồng. Sang năm 2012 nợ quá hạn là 2,429 triệu đồng, tăng 873 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng 56.11%. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn năm 2012 tãng còn nợ quá hạn trung dài hạn giảm.

Xét theo thời gian của khoản cho vay thì nợ quá hạn của CN thường tập trung vào khối tín dụng ngắn hạn, nợ quá hạn của khoản vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Qua 2 năm, tình hình nợ tín dụng của CN tập trung phần lớn và giữ cho vay ngắn hạn, ít các dự án trung và dài hạn được xét duyệt cho vay.

1.8.4.3 Nguyên nhân nợ quá hạn

Qua nghiên cứu xem xét có thể thấy bao gồm cả 2 loại: Nguyên nhân chủ quan và khách quan, nghĩa là thuộc về Ngân Hàng và các Khách Hàng của NH cùng với các nguyên nhân khác.

Nguyên nhân chủ quan :

Về Doanh nghiệp

 Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ.

 Hoạt động kinh doanh không được quản lý tốt dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, thiếu thông tin tài chính, không có kế hoạch kinh doanh được triển khai, các sản phẩm không có sự gắn kết.

 Các báo cáo tài chính của khách hàng cung cấp không tuân thủ các chế độ hạch toán kế toán Việt Nam, thói quen không ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng.

 KH không có thiện chí trả nợ mặc dù hoạt động kinh doanh có hiệu quả, làm mất uy tín trong kinh doanh

 Hoạt động kinh doanh không thuận lợi

 Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc

 Cá nhân KH gặp nhiều chuyện bất thường trong cuộc sống.

 Đạo đức cá nhân không tốt: cố tình lừa NH.

Về Ngân hàng

 Áp lực công việc cường độ cao, quy mô hoạt động của CN còn hạn chế.

 Quy trình thẩm định thiếu thông tin, thiếu các chuẩn mực so sánh để đưa ra kết luận.

 Nguồn cung cấp thông tin: Rất khó kiểm chứng được toàn bộ những thông tin KH cung cấp.

Nguyên nhân khách quan:

 Môi trường KT của Việt Nam chưa lành mạnh

 Môi trường pháp lý không thuận lợi

 Do hiệu lực của Cơ quan Nhà nước chưa cao

 Những rủi ro như: Thiên tai, dịch bệnh...

1.9 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM CP Vietbank – PGD ĐẦM SEN

Lợi nhuận và rủi ro là 2 yếu tố đi song song với nhau trong quá trình kinh doanh hoạt động của NHTM. Để tồn tại và đứng vững trong lĩnh vực NH, các NHTM phải đối phó với nhiều vấn đề, đặc biệt là hiện nay Ngân Hàng Nhà Nước bắt buộc tỷ lệ dự trữ tại các NHTM tăng gây khó khăn cản trở cho NH trong quá trình cho vay và NH phải tích cực hơn nữa trong quá trình HĐV từ KH.

Bảng3.1:Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động TD tại Vietbank Đầm sen(2011 -2012)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 808,531 1,233,671 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vốn huy động Triệu đồng 220,964 433,195

Doanh số cho vay Triệu đồng 378,850 674,406

Dự rợ Cuối kỳ Triệu đồng 432,489 760,344 Nợ quá hạn Triệu đồng 1,556 2,429 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn % 27,33 35.11 Dư nợ / Tồng nguồn vốn % 53.49 61.63 Dư nợ / Vốn huy động % 195.73 175.52 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ % 0.36 0.32

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Đầm Sen (2011 - 2012)) • Vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của NH Huy động năm 2011 đạt 220,964 triệu đồng, năm 2012 đạt 433,195 triệu đồng. Như vậy, nguồn vốn huy động của Vietbank Đầm Sen đã tăng qua 2 năm. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn của CN rất tốt, CN đã đưa ra được các sản phẩm HĐV thu hút KH vớí chính sách lãi suất hấp dẫn và càng ngày CN càng được người dân biết đến.

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay năm 2011 đạt 378,850 triệu đồng, năm 2012 đạt 674,406 triệu đồng. Năm 2011 tăng mạnh so với năm 2002. Chứng tỏ CN đã tạo được lòng tin và uy tín cho KH. Doanh số cho vay tăng đã góp phần tăng hiệu quả tín dụng.

Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ năm 2011 đạt 286,014 triệu đồng, năm 2012 đạt 496,040 triệu đồng. Năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011.Chứng tỏ công tác thu nợ của CN khá tốt, CN đã thực hiện nghiêm túc, nghiên cứu tìm hiểu và theo dõi hoạt động kinh doanh của KH để thu hồi nợ đúng hạn. Như vậy công tác thu nợ và quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của CN rất tốt.

Dư nợ cuối kỳ năm 2011 đạt 432,489 triệu đồng, năm 2012 đạt 760,344 triệu đồng, Năm 2012 tăng so với năm 2011.Tuy công tác thu nợ khá tốt nhưng CN không tránh khỏi dư nợ cuối kỳ qua 2 năm tăng. Lý do là CN mới bước vào hoạt động năm 2011 nên vấn đề nợ cuối kỳ là điều hiển nhiên, do một số dự án cho vay kéo dài. Tuy nhiên, dư nợ tăng thể hiện quy mô tín dụng NH không ngừng tăng lên.

Nợ quá hạn

Nợ quá hạn năm 2011 đạt 1,556 triệu đồng, năm 2012 đạt 2,429 triệu đồng. Năm 2012 tăng so với năm 2011.Nợ quá hạn của CN tăng là do CN cho khối DN quốc doanh vay. DN quốc doanh vừa hoạt động không hiệu quả vừa khó khăn trong công tác trả nợ ,việc thu hồi nợ từ các DNNN này rất là khó, dẫn đến phải chuyển sang nợ quá hạn.

Vốn huy động / Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho ta biết khả nâng HĐV đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn hoạt động của NH. Theo bảng kêt quả trên, thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vồn có xu hướng tăng, từ 27.33% năm 2011 lên 35.11% năm 2012.

Thông thường một NH hoạt động tốt thì tỷ số này đạt từ 70% - 80% trong tổng nguồn vốn của NH. Vì vậy kết quả trong 2 năm qua CN vẫn còn thấp, và trong thời gian tới CN cần cố gắng để nâng cao thêm nguồn vốn huy động. CN cần có những chính sách HĐV đạt hiệu quả: Lãi suất huy động vốn cao, chương trình rút thăm trúng thưởng, hình thức khuyến mãi hấp dẫn...

Dư nợ / Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng cùa NH có tập trung vào tín dụng hay không. Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào tín dụng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn sứ dụng của NH.Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt khi đánh giá khả năng cho vay của NH, nếu chỉ tiêu này lớn nghĩa là NH đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn để cho vay, do đó rủi ro về tín

dụng sẽ rất cao khi KH không đủ khả năng thanh toán. Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá thấp thì NH sẽ không còn là cầu nối trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn.

Trong 2 năm, ta thấy tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn như sau: Năm 2011 là 53.49%, năm 2012 tăng lên là 61.63%. Trong bảng kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tín dụng của NH chưa cao.

Dư nợ / vốn huy động

Từ bảng kết quả cho thấy chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động cúa CN giảm qua 2 năm, đạt 195.73% năm 2011 và 175.52% năm 2012, nhưng đều lớn hơn 100%, điều này thể hiện vốn huy động của CN đã được tập trung hết vào tín dụng. Ọua đó cũng cho thấy hoạt động tín dụng của CN ngày càng tăng và phát triển.

Nợ quá hạn / Dư nợ

Đây là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh trực tiếp công tác thẩm định của NH. Nó phản ánh chất lượng tín dụng cũng như phản ánh khả năng thu hồi vốn của NH đối với KH. Theo quy định của NHNN Việt Nam, khi tỷ lệ này đạt dưới 5% thì hoạt động tín dụng được coi là hiệu quả, riêng đối với các NHTM CP như NH Vietbank, thì tỷ lệ này phải đạt dưới 3% mới được coi là hoạt động tín dụng có hiệu quả.

Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại CN trong 2 năm như sau: Nãm 2011 tỷ lệ này là 0,36%, hoạt động cấp tín dụng trong năm này được đánh giá là tốt. Qua năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống là 0.32%, tỷ lệ có xu hướng giảm xuống, điều này thể hiện chất lượng tín dụng của CN đang có chiều hướng đi lên.

Tổng nguồn vốn

Tổng nguồn vốn năm 2011 đạt 808,531 triệu đồng, năm 2012 đạt 1,233,671 triệu đồng. Tổng nguồn vốn năm 2012 tăng so với năm 2011, chứng tỏ quy mô vốn của CN đã được mở rộng để phục vụ cho hoạt động tín dụng.

1.10 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TỪ NĂM 2013 – 2015

Ngân hàng Vietbank đã xây dựng một chiến lược phát triển chung đến năm 2015 với mục tiêu xây dựng ngân hàng Vietbank thành một ngân hàng thương mại “Đa năng, hiện đại, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, an toàn, bền vững, tài chính lành mạnh” và là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Để đạt

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín phòng giao dịch đầm sen (Trang 27 - 46)