Sau năm 1993

Một phần của tài liệu Thị trường bất động sản - lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 27)

1. 3 Khái quát về kinh doanh BĐS

2.1.2.Sau năm 1993

Từ năm 1993 thị trường BĐS chuyển sang một giai đoạn mới. Giai đoạn này được đánh dấu bởi sự ra đời của luật đất đai năm 1993 và hệ thống các văn bản pháp quy triển khai nội dung của luật. Luật đất đai năm 1993 khẳng định: “Nhà nước giao đất sử dụng ổn định, lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Cho phép hộ gia đình, cá nhân được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp. Nhà nước thừa nhận đất có giá, quyền sử dụng đất đai là một loại hàng hoá đặc biệt” (Trang 37). Tiếp đó, Bộ Luật dân sự năm 1995 đã có quy định về các điều kiện, nội dung, hợp đồng mua bán tài sản, chuyển đổi, thế chấp, cho thuê quyền sử dụng đất. Đây là sự thay đổi quan niệm mang tính đột phá, tạo cơ sở pháp lý cho sự hình thành và phát triển của thị trường BĐS. Tuy mới hình thành nhưng thị trường BĐS đã từng bước góp phần cải thiện điều kiện sống của nhân dân, tăng cường hiệu quả sử dụng và kinh doanh đất đai, nhà xưởng, bước đầu biến BĐS trở thành nguồn lực quan trọng trong việc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mặc dù vậy thị trường BĐS của nước ta còn trong giai đoạn manh nha nên còn nhiều hạn chế. Bên cạnh thị trường BĐS chính thức thì vẫn còn tồn tại song song thị trường BĐS không chính thức. Theo ước tính có 30% số các giao dịch về BĐS là đăng ký, chủ yếu là thực hiện thông qua các tổ chức

mua bán, trao đổi cho thuê,… được thực hiện trao tay và một số các trường hợp thì do Ủy ban nhân dân xã, phường,thị trấn xác nhận. Để tăng cường hiệu quả sử dụng và kinh doanh BĐS thực sự trở thành nguồn lực to lớn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, thì năm 2003 Luật đất đai mới được ban hành thay thế Luật đất đai cũ năm 1998 nhằm tăng cường công tác quản ký Nhà nước đối với hoạt động của thị trường BĐS.

Một phần của tài liệu Thị trường bất động sản - lý luận và thực tiễn (Trang 26 - 27)