2.1 Khái quát về NHNo&PTNT Hà nội
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hànội nội
NHNo & PTNT Hà Nội là ngân hàng cấp thành phố, có địa bàn hoạt động rộng. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước, tập trung nhiều quan hệ kinh tế buôn bán lớn, nhiều doanh nghiệp hoạt động và có nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, hoạt động của NHNo & PTNT Hà nội chịu ảnh hưởng trực tiếp tình hình kinh tế - xã hội của Hà Nội đồng thời có đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế thủ đô. Hoạt động của ngân hàng tuân theo luật ngân hàng nhà nước, luật tài chính tín dụng và tuân theo điều ước quốc tế về lĩnh vực ngân hàng.
NHNo&PTNT Hà nội được thành lập theo quyết định số 51- QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt nam) Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thành phố Hà nội (nay là NHNo&PTNT Hà nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công- Nông - Thương thành phố Hà nội và 12 Chi nhánh Ngân hàng huyện. Đây là một ngân hàng thương mại quốc doanh, là ngân hàng thành viên và hoạch toán phụ thuộc của NHNo & PTNT Việt Nam, hoạt động trên địa bàn Hà Nội.
Với tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Trụ sở đặt tại: số 77 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
kinh tế nông nghiệp. Ngân hàng đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nông nghiệp. Nhờ có quyết định táo bạo đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu đặc biệt là vấn đề thiếu vốn, thiếu tiền mặt, chỉ sau hai năm ngân hàng đã có đủ tiền mặt và nguồn vốn thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng.
Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay, NHNo&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn Hà nội.
Năm 1994 thành lập Ngân hàng khu vực Chợ Hôm (nay là Hai Bà Trưng) Năm 1995 thành lập Ngân hàng khu vực Đông Xuân (nay là Hoàn Kiếm) Năm 1996 thành lập các Ngân hàng Quận Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân Năm 1997 thành lập Ngân hàng Quận Cầu Giấy
Năm 2000 thành lập Ngân hàng Quận Đống Đa và khu vực Tam Trinh Năm 2001 thành lập 10 phòng giao dịch
Năm 2002 thành lập 2 Ngân hàng Chương Dương và Tràng Tiền PLAZA và 11 phòng giao dịch thì đến năm 2002 NHNo & PTNT Hà Nội có 33 phòng giao dịch huy động nguồn vốn và dịch vụ ngân hàng.
Qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, đặc biệt từ năm 2001 trở lại đây thực hiện Đề án phát triển hoạt động kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I. Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đã có những bước đi vững chắc khẳng định uy tín và vị thế của mình trên con đường đổi mới hoạt dộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ, từng bước chuẩn bị đủ điều kiện để hội nhập, trong những năm qua Agribank Hà Nội đã gặt hái được những thành quả đáng mừng trên mọi phương diện:
Về mạng lưới, đến tháng 6/2006 đã có 1 chi nhánh cấp I loại I, 11 chi nhánh cấp II và gần 25 phòng giao dịch trực thuộc, với đội ngũ cán bộ nhân viên tinh thông nghiệp vụ, luôn tận tâm, nhiệt thành phục vụ khách hàng.
Đặc biệt, từ năm 2001 thực hiện Đề án cơ cấu lại Ngân hàng tại các đô thị loại I đã có bước tăng trưởng khá. Nguồn vốn tăng trưởng bình quân đạt 40%/năm, dư nợ tăng trưởng bình quân 20%/năm, lợi nhuận tăng trưởng bình quân 20%/năm
Về công nghệ, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội là ngân hàng đầu tiên áp dụng chương trình công nghệ hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế giới bằng nguồn vốn do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ.
* Về nguồn vốn: từ 18 tỷ khi mới thành lập, đến tháng 5/2003 NHNo&PTNT Hà nội đã huy động được 7500 tỷ, tăng 415 lần bình quân tăng 30% mỗi năm, trong đó nguồn vốn ngoại tệ chiếm 11% đến nay có thể đáp ứng các nhu cầu tín dụng nội, ngoại tệ của các doanh nghiệp.
Từ năm 2006 thực hiện đề án cơ cấu lại ngân hàng và đề án kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I giai đoạn 2006 – 2010, hoạt động mô hình theo ngân hang kinh doanh đa cấp. NHNo&PTNT Hà nội có 11 chi nhánh cấp II và 37 PGĐ trực thuộc. Tổng nguồn vốn huy động đến hết năm 2006 là 12.856 tỷ đồng, dư nợ 2.500 tỷ đồng, tổng kim ngạch XNK trên 150 triệu USD, doanh số kinh doanh ngoại hối đạt trên 100 triệu USD.