Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của NHNo&PTNT Hà nội (Trang 28 - 30)

Có rất nhiều các nhân tố khách quan tác động đến công tác huy động vốn của NHTM, sau đây là một số nhân tố:

Thứ nhất là: Mức độ ổn định của nền kinh tế.

Nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tạo vốn của NHTM và giúp quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được tiến hành bình thường không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố luật pháp, khoảng cách đặc biệt nó làm cho khách hàng tạo vốn thông qua hoạt động tín dụng thanh toán dịch vụ của ngân hàng không biến động lớn và có khả năng phát triển tốt.

Khi nền kinh tế càng phát triển và chính trị ổn định, thu nhập của người lao động càng tăng cao và họ sẽ có khoản dư thừa ngày càng nhiều sau khi đã sử dụng số tiền cần thiết. Như vậy số tiền tích luỹ tăng lên và người dân sẽ có xu hướng gửi số tiền đó vào ngân hàng, đó sẽ là nguồn bổ sung vốn kinh doanh cho ngân hàng hoạt động.

Khi nếu nền kinh tế bất ổn, lạm phát cao tiền gửi vào ngân hàng không được đảm bảo, lãi suất mà ngân hàng trả không cao bằng tỷ lệ lạm phát ngoài thị trường, mọi người sẽ không gửi tiền vào ngân hàng nữa mà tìm hình thức đầu tư khác an toàn hơn mà mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Thứ hai là: Các chính sách của Nhà nước.

Đây chính là các chính sách có liên quan đến hoạt động của một ngân hàng như: chính sách lãi xuất, chính sách thu hút đầu tư, chính sách tiết kiệm…

Nước ta đang trong quá trình xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá, đưa nước ta tư một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước có nền kinh tế phát triển. Muốn vậy, pháp luật phải có nhiệm vụ tạo môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao. Các chính sách của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn của ngân hàng, nó là cơ sở pháp lý để giải quyết tất cả các khiếu nại, tranh chấp có thể xảy ra. Các chủ thể tham gia hợp tác với ngân hàng luôn phải tuân thủ các chính sách mà Nhà nước đặt ra, chỉ có vậy, hiệu quả huy động vốn mới cao đem lại nhiều lợi ích cho cả hai phía.

Nhà nước như một người bảo mẫu trong nền kinh tế, phải nhắc nhở tuyên truyền cho dân chúng luôn luôn tiết kiệm trong tiêu dùng để có tiền gửi vào ngân hàng và đầu tư cho phát triển kinh tế. Mặt khác, Nhà nước còn giúp

dân hiểu được lợi ích của việc gửi tiền vào ngân hàng, đó không chỉ là lợi ích của từng cá nhân mà còn là lợi ích chung của toàn xã hội.

Thứ ba là: Các nhân tố thuộc về khách hàng.

Một nhân tố không thể thiếu khi nói đến những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới tới công tác huy động vốn của NHTM đó là những người tiền vào ngân hàng, những người vay tiền, hay những người sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Khách hàng vừa là nguồn cung về vốn tín dụng vừa là nơi tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Họ mong nhận được từ ngân hàng một khoản lãi từ tiền gửi. Nếu một ngân hàng có uy tín cao thì thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến với mình. Trong môi trường cạnh tranh như ngày nay, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hình thức đầu tư, họ chỉ tìm đến những địa chỉ để gửi tiền hay vay tiền tại nơi mà họ cảm thấy thuận tiện nhất, ngân hàng nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với thái độ niềm nở và thủ tục đơn giản sẽ được khách hàng lựa chọn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của NHNo&PTNT Hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w