Sự phù hợp giữa nguồn vốn với sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của NHNo&PTNT Hà nội (Trang 36 - 39)

Các nguồn vốn hoạt động được phân chia vào các danh mục tài sản của Ngân hàng. Danh mục tài sản của ngân hàng cũng cần được xem xét dưới giác độ cấu trúc, thời hạn để xác định sự phù hợp với nguồn vốn.

Thông thường các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn có thời hạn ngắn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng chỉ một tỷ lệ nhất định vì nếu lớn hơn tức là sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thì các ngân hàng đến một thời điểm nào đó sẽ phải chịu sức ép về khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì sẽ khó đảm bảo chênh lệch lãi suất và không hiệu quả, vì nguồn vốn dài hạn có chi phí sử dụng vốn cao trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn thường thấp hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn.

Cơ cấu vốn huy động gồm:

- Phân theo loại tiền: vốn huy động gồm TVHĐ, nội tệ, ngoại tệ.

- Phân theo thời gian vốn huy động gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Nếu ngân hàng có lãi suất phù hợp có thể thu hút được nhiều khách hàng thì lượng vốn huy động được sẽ giúp ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần có chiến lược phát triển lâu dài trong quá trình hoạt động của mình bởi vì, tiền gửi có kỳ hạn dài luôn có lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn ngắn, nếu tiền gửi có kỳ hạn dài tăng cao thi kèm theo đó là chi phí để sử dụng nguồn vốn đó là rất cao.

- Phân theo nguồn hình thành: cơ cấu vốn huy động gồm Tiền gửi của TCKT, Tiền gửi tiết kiệm, Phát hành GTCG

Ta thấy tiền gửi của các TCKT là nguồn vốn huy động có chi phí thấp nhất giúp ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, ngân hàng cần khai thác tốt nguồn vốn huy động này.

Việc huy động vốn có hiệu quả hay không thể hiện qua việc vốn huy động đó được sử dụng như thế nào, có được sử dụng tối đa hay không, có bị ứ

Sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng vốn còn được thể hiện giữa lãi suất của từng nhóm tài sản với lãi suất phải trả cho nguồn vốn. Về nguyên tắc, lãi suất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn vốn có cùng kỳ hạn và các tài sản có thời hạn dài hơn phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí cao hơn của nguồn vốn.

Độ nhạy cảm của các loại tài sản và nhóm đối với lãi suất được xác định bởi các yếu tố: thời điểm đến hạn thanh toán từng phần hoặc toàn bộ, lãi suất áp dụng là cố định hoặc quy định là thả nổi trong một khoảng thời gian.

Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo&PTNT HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn của NHNo&PTNT Hà nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w