2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
3.2.3. Nguyên nhân
- Để tạo điều kiện cho công nhân nữ yên tâm làm việc, Công ty phải tạo một số chính sách và chế độ đối với lao động nữ. Như xây dựng trường mầm non trực thuộc Công ty quản lý … Vì vậy hàng năm Công ty bỏ ra một lượng chi phí khá lớn.
- Thay vì Nhà nước thực hiện cấp vốn hoàn toàn cho DN như các năm trước đây và hàng năm DN phải trả thuế vốn cho Nhà nước thì nay Nhà nước để vốn lại cho DN quản lý. Đồng thời, DN coi Nhà nước như một cổ đông lớn của Công ty
được phép nắm giữ 51% cổ phần của Công ty. Còn lại 49% số cổ phần được bán cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Như vậy, từ năm 2005 ngoài việc phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng như Ngân hàng hay các Công ty tài chính của Tổng Công ty, DN phải tự huy động vốn mới từ cán bộ công nhân viên và từ nguồn bên ngoài khác….
- Việc đột ngột cắt bớt chỉ tiêu hạn ngạch thưởng và sự chậm trễ ban hành
quy chế chuyển nhượng hạn ngạch cũng như chậm đưa nó vào thực thi khiến DN chịu nhiều thiệt hại khi đối tác nước ngoài bỏ đi. Tuy nhiên, có một thực tế tưởng như phi lý đó là chế độ hạn ngạch càng nới lỏng bao nhiêu, DN ngành dệt may càng khó khăn bấy nhiêu. Kể từ đầu năm nay, chế độ hạn ngạch được bãi bỏ hoàn toàn với việc sắp là thành viên của WTO. Việt Nam cũng được hưởng ưu đãi này khi xuất hàng sang EU. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu diệt may vào thị trường này không những không tăng mà còn đang giảm mạnh. Do vậy, Công ty đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức rất lớn.
- Cùng với khó khăn và sự cạnh tranh ác liệt về giá thành, thời hạn giao hàng và hàng loạt lý do khác như tiếp cận thị trường, trình độ chuyên môn, thiết kế mẫu mã, trang thiết bị, máy móc lạc hậu đang khiến ngành diệt may nói chung và DN nói riêng trở nên quá nhỏ bé trên đấu trường Quốc tế, đặc biệt khi so với các nước Trung Quốc, Ân Độ, vv…