Đánh giá tình hình công tác quản lý CTRSH của thị xã

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)

3.1.4.1. Thuận lợi

- Hệ thống tổ chức triển khai công tác CTRSH đã đƣợc thiết lập dƣới sự chỉ đạo tổ chức của UBND thị xã bao gồm các phòng chuyên môn và 01 đơn vị thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt tƣơng đối đầy đủ: hệ thống giao thông nội thị, giao thông nông thôn đƣợc đầu tƣ tƣơng đối tốt và thuận tiện; phƣơng tiện trang thiết bị thu gom CTRSH và nhân lực cơ bản đáp ứng đủ phạm vi và tỷ lệ thu gom CTRSH hiện tại, khu vực xử lý CTR đƣợc đầu tƣ đồng bộ.

- Kinh phí đƣợc bố trí nguồn ngân sách nhà nƣớc của thị xã hàng năm để duy trì hoạt động thu gom, xử lý CTRSH. Ngoài ra, năm 2009-2010 thị xã cũng đã nhận đƣợc sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách cấp tỉnh và tài trợ của quốc tế để xây dựng khu xử lý CTR của thị xã.

3.1.4.2. Tồn tại, khó khăn

Từ thực tế công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thị xã Sông Công cho thấy một số tồn tại, khó khăn nhƣ sau:

a) Về cơ chế chính sách:

- Chƣa xây dựng Quy chế chung về công tác quản lý CTR trên địa bàn thị xã, do đó chƣa làm rõ thành phần, trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong hệ thống quản lý.

- Thiếu các hƣớng dẫn tài chính cho công tác quản lý CTRSH: định mức xử lý CTRSH tại nhà máy xử lý; thu, nộp và quản lý phí dịch vụ thu gom CTRSH; cơ chế khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế tƣ nhân trong công tác thu gom, xử lý CTRSH.

- Chƣa ban hành các quy định, các thông báo hƣớng dẫn công tác thu gom, vận chuyển, xử lý trên địa bàn.

b) Về mô hình tổ chức quản lý CTRSH:

Comment [AB49]: Đây là tồn tại về chính quyến, chƣa có một chiến lƣợc để thực hiện XHH cong tác BVMT.

- Tổ vệ sinh môi trƣờng tại các phƣờng, xã chƣa đƣợc thành lập nên việc mở rộng phạm vi, tăng tỷ lệ thu gom CTRSH trên địa bàn còn gặp khó khăn.

c) Nguồn lực tài chính:

- Chƣa xây dựng định mức xử lý CTR tại nhà máy nên việc bố trí, quản lý kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc cho duy trì vận hành, duy tu, bảo dƣỡng thiết bị còn gặp khó khăn.

- Chƣa bố trí ngân sách nhà nƣớc cấp cho công tác quản lý CTRSH tại các phƣờng, xã để hỗ trợ một phần cho việc thành lập và duy trì hoạt động của các tổ vệ sinh môi trƣờng tại các xã, phƣờng.

d) Về nguồn lực, kỹ thuật và công nghệ:

- Nguồn lực về trang thiết bị và con ngƣời của Ban Quản lý đô thị còn hạn chế dẫn đến việc mở rộng phạm vi mạng lƣới thu gom và tăng tỷ lệ thu gom CTRSH còn gặp nhiều khó khăn;

- CTRSH chƣa đƣợc phân loại tại nguồn một cách có hệ thống dẫn đến khó khăn trong việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và nâng cao chất lƣợng sản phẩm của nhà máy xử lý CTR.

- Việc vận hành nhà máy xử lý rác chƣa thƣờng xuyên do công nghệ thử nghiệm áp dụng tại nhà máy còn chƣa ổn định, quá trình vận hành thƣờng xảy ra sự cố hỏng hóc, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của nhà máy xử lý CTR còn hạn chế. Mặt khác do khó khăn về kinh phí duy trì vận hành, duy tu, bảo dƣỡng thiết bị nên hiện nay CTRSH vẫn chủ yếu đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp chôn lấp tại bãi.

- Các mô hình kỹ thuật xử lý CTRSH nông thôn quy mô hộ gia đình chƣa đƣợc triển khai thực hiện trên địa bàn;

e) Về nhận thức, ý thức:

- Nhận thức của các cấp chính quyền về công tác quản lý CTR còn chƣa đầy đủ, đặc biệt là vấn đề quản lý CTR nông thôn, các mô hình xã hội hóa công tác quản lý CTR còn chƣa đƣợc quan tâm, hỗ trợ.

Comment [AB50]: Những tồn tại này cần đƣợc đánh giá bằng dẫn chứng cụ thể.

- Còn khá nhiều hộ dân cƣ chƣa chấp hành tốt việc đăng ký và nộp phí thu gom CTRSH. Nhìn chung, trên địa bàn thị xã vẫn còn tình trạng dân cƣ xả CTR tự do xuống suối, kênh mƣơng, tạo nên các bãi rác tự phát hoặc vứt bừa bãi trên các tuyến phố.

Đánh giá nguyên nhân

Nhìn chung, hệ thống quản lý CTR của thị xã Sông Công còn tồn tại nhiều vấn đề do các nguyên nhân chính sau:

- Cơ chế chính sách, các quy định, hƣớng dẫn về công tác quản lý CTR của thị xã còn thiếu và chƣa đồng bộ.

- Ngân sách hỗ trợ công tác quản lý CTR ở cấp xã chƣa có nên việc triển khai công tác quản lý CTR ở cấp xã chƣa đƣợc thực hiện.

- Chƣa có hệ thống phân loại CTRSH tại nguồn, điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý cũng nhƣ xử lý CTRSH.

- Mô hình xã hội hóa quản lý CTRSH chƣa đƣợc chú trọng và đẩy mạnh; ý thức cộng đồng về công tác thu gom và xử lý CTRSH chƣa cao, chƣa có các hoạt động, các mô hình cụ thể để triển khai thực hiện và rút kinh nghiệm.

3.1.4.3. Thách thức trong công tác quản lý CTRSH của thị xã Sông Công

- Khối lƣợng CTRSH trên địa bàn thị xã phát sinh ngày càng cao do tốc độ phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, mức sống và nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân tăng. Việc quản lý CTRSH kém hiệu quả sẽ tác động tiêu cực đến các thành phần môi trƣờng và sức khỏe cộng đồng.

- Cùng với việc ban hành các quy định, hƣớng dẫn, việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ và thu hút các nguồn lực cho công tác quản lý CTRSH cần phải đƣợc thực hiện để mở rộng phạm vi, tăng tỷ lệ thu gom, tái chế, xử lý CTRSH trên địa bàn thị xã, đáp ứng mục tiêu của Chính phủ về Chiến lƣợc quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Comment [AB51]: Rất chung chung, cần phân biệt ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan, bên cạnh đó là những yếu tố tác động.

- Chi phí cho xử lý CTR ngày càng lớn do vậy cần huy động nguồn lực tài chính bền vững đảm bảo triển khai và duy trì các hoạt động quản lý CTRSH trên địa bàn thị xã.

- Nhận thức, ý thức và sự tham gia của cộng đồng trong quản lý CTRSH sẽ tác động đến hiệu quả của các chƣơng trình, kế hoạch và các hoạt động quản lý CTRSH của thị xã. Do vậy, các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng cần phải đƣợc triển khai thực hiện song song với các hoạt động đầu tƣ hạ tầng, kỹ thuật.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)