Điều chế 3 loại sơn có phụ gia khác nhau: không phụ gia, Bent.DL.Na,

Một phần của tài liệu nghiên cứu vai trò của sét hữu cơ trong sơn chống hà (Trang 63 - 64)

18 – 20 Ao 15,2 Mẫu 4 21 – 23 Ao 16,0 Mẫu 5 23 – 25 Ao 19,0 Mẫu 6 26 – 27 Ao 25,0

Từ bảng 3.4, nhận thấy giá trị độ nhớt biến đổi theo hàm lượng CTAB chống. Mẫu sét vô cơ 1 và 2 cho giá trị độ nhớt hầu như không đổi nhưng tăng nhẹ khi hàm lượng

CTAB tăng từ 0-30% (mẫu 2-4). Độ nhớt đạt giá trị cực đại khi khoảng cách d001 của

phụ gia sơn lớn nhất (mẫu số 6). Giá trị độ nhớt đạt tới 25 (s), gấp 1,79 lần so với mẫu sơn không có phụ gia; 1,74 lần so với phụ gia Bent.DL.Na. Điều này được giải thích là do sơn không có phụ gia thì khả năng liên kết giữa các phân tử khác rất kém, vì vậy độ nhớt của mẫu nhỏ. Khi thêm Bent.DL.Na vào làm phụ gia thì độ nhớt cải thiện phần nào do tương tác của sét với các thành phần, dung môi của sơn. Thực tế thì từ xa xưa con người đã dùng sét thô để cho vào sơn làm chất độn, nhưng cũng làm thay đổi một vài tính chất đặc trưng của sơn như làm quánh hơn (độ nhớt tăng lên). Khi sử dụng sét Bent.DL–CTAB làm phụ gia, độ nhớt tăng lên rõ rệt do sét được biến tính bằng các phân tử hữu cơ mạch dài nên khả năng tương hợp của nó trong sơn là rất cao, góp phần cải thiện đáng kể độ đông đặc của sơn chống hà.

3.3.2. Điều chế 3 loại sơn có phụ gia khác nhau: không phụ gia, Bent.DL.Na, Bent.DL – CTAB Bent.DL – CTAB

Với cùng loại sơn chống hà chúng tôi chế tạo 3 mẫu sơn khác nhau: sơn thô (không có phụ gia), sơn chứa phụ gia Bent.DL.Na, sơn phụ gia Bent.DL – CTAB, với thành phần tỷ lượng sơn/phụ gia như nhau. Cho 3 mẫu sơn vào 3 bình kín, trong suốt, quan sát. Kết quả thu được như sau:

- Với sơn không có phụ gia, độ bền kém. Điều này có thể giải thích do khả năng liên kết giữa các phân tử khác không có hoặc kém. Sơn bị lắng sau 48h điều chế.

- Sơn Bent.DL.Na làm phụ gia khá bền, hỗn hợp duy trì sự đồng đều, không lắng cặn trong thời gian. Nghĩa là Bent.DL.Na đóng vai trò liên kết các thành phần của sơn. Xuất hiện sự phân lớp ban đầu vào ngày thứ 18.

- Sơn Bent.DL–CTAB có màu đỏ nâu, tối màu, không có màu đỏ tươi như sơn sét

Bent.DL.Na. Hỗn hợp duy trì sự đồng đều trên 30 ngày. Thời gian kéo dài, trên 45 ngày mới bắt đầu xuất hiện sự phân lớp. Đặc biệt Bent.DL-CTAB cho độ nhớt vượt trội so với các mẫu khác. Khi cho Bent.DL-CTAB vào hỗn hợp dung môi hữu cơ phân cực và các thành phần khác của sơn dem nghiền kỹ trong thời gian 8h. Các lớp sét có

gắn phần CTA+ bị tách ra và phân tán vào thể tích của sơn. Các đuôi ưa dầu (C16H33-

và CH3-) bị kéo vào phần dung môi hữu cơ và chất kết dính (binder), còn các lớp sét

nằm trong pha vô cơ cùng với pigment. Mối liên kết này làm giảm mức độ tự do của các phần tử và làm cho độ nhớt hay tính lưu biến của sơn tăng lên [16].

Một phần của tài liệu nghiên cứu vai trò của sét hữu cơ trong sơn chống hà (Trang 63 - 64)