Một số hàm thường sử dụng trong Access: 1.Hàm xử lý dữ liệu kiểu chuỗi:

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết access (Trang 25 - 27)

1. Hàm xử lý dữ liệu kiểu chuỗi:

a. Hàm Left:

Dùng để trích lấy n ký tự được tính từ bên trái của biểu thức chuỗi ¾ Cú pháp: Left(Biểu thức chuỗi, n)

¾ Ví dụ: với trường MaKH là B01 khi đó

Left ([MaKH],2) Ỵ Kết quả là B0

b. Hàm Right:

Dùng để trích lấy n ký tự được tính từ bên phải của biểu thức chuỗi ¾ Cú pháp: Right(Biểu thức chuỗi, n)

¾ Ví dụ: với trường MaKH là B01 khi đó

Right ([MaKH],2) Ỵ Kết quả là 01

c. Hàm Mid

Hình 34

Tên trường là biểu thức

Dùng để trích lấy ký tự giữa của biểu thức chuỗi được tính từ vị trí bắt đầu trích trích sang phải n ký tự

¾ Cú pháp: Mid(Biểu thức chuỗi, Ký tự bắt đầu trích, n)

¾ Ví dụ: với trường MaKH là B01 khi đó

Mid ([MaKH],2,1) Ỵ Kết quả là 0

2. Hàm xử lý dữ liệu kiểu ngày: a. Hàm Date(): a. Hàm Date():

Dùng để lấy ngày hiện hành của máy tính đang sử dụng

Cú pháp: Date() b. Hàm Month():

Dùng để lấy tháng hiện hành của máy tính đang sử dụng

Cú pháp: Month() c. Hàm Year():

Dùng để lấy năm hiện hành của máy tính đang sử dụng

Cú pháp: Year() d. Hàm Now():

Dùng để lấy ngày, giờ hiện hành của máy tính đang sử dụng

Cú pháp: Now() e. Hàm DatePart():

Dùng để trích lấy một phần của giá trị ngày máy tính đang sử dụng

Cú pháp: DatePart(Datepart, Date)

Trong đó:

9 Datepart trong ngoặc: là các ký tự dùng để mô tả phần ngày muốn

trích ra gồm các giá trị: – “d”: phần trích là ngày “m”: phần trích là tháng “yyyy”: phần trích là năm “q”: phần trích là quý “ww”: phần trích là tuần

“w”: phần trích là ngày trong tuần

9 Date: là biểu thức chứa giá trị ngày

Ví dụ: ta có giá trị trường kiểu ngày (Ngay) là 30/06/2006 khi đó:

DatePart(“d”, [Ngay]) Ỵ kết quả là 30 (ngày 30) DatePart(“m”, [Ngay]) Ỵ kết quả là 6 (tháng 6)

DatePart(“yyyy”, [Ngay]) Ỵ kết quả là 2006 (năm 2006) DatePart(“q”, [Ngay]) Ỵ kết quả là 2 (quý 2)

3. Hàm điều kiện:

¾ Cú pháp:

IIF(Điều kiện, Biểu thức điều kiện đúng, Biểu thức điều kiện sai)

Nếu biểu thức “điều kiện đúng” thì hàm IIF nhận giá trị là “biểu thức điều kiện đúng”, ngược lại nhận giá trị “biểu thức điều kiện sai”

¾ Ví dụ:

9 Nếu giá trị trường [Diem] tương ứng là 4 khi đó:

IIF([Diem]>=5, “Đậu”, “Hỏng”) Ỵ kết quả là “Hỏng” 9 Nếu giá trị trường [Diem] tương ứng là 8 khi đó:

IIF([Diem]>=5, “Đậu”, “Hỏng”) Ỵ kết quả là “Đậu”

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết access (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)