Địa hình

Một phần của tài liệu xây dựng cơ sở dữ liệu gis phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 90)

7. Bố cục của luận văn

4.1.2 Địa hình

80% diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi, tập trung ở phía Bắc. 1/5 diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng.

74

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Đây là vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, ẩm, mƣa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mƣa, gió thịnh hành là gió đông bắc.

4.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

Quảng Ninh là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng.

Tài nguyên nước: Quảng Ninh có tài nguyên nƣớc khá phong phú và đặc sắc.

Nƣớc mặt chủ yếu là nƣớc sông hồ với các sông lớn: Ka Long, Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên... Tổng trữ lƣợng tĩnh các sông ƣớc tính khoảng 175.106m3.

Tài nguyên đất: Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất nông nghiệp chỉ chiếm 10%, đất có rừng chiếm 38%, diện tích chƣa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.

Tài nguyên biển: Quảng Ninh có hầu hết các chủng loại hải sản Việt Nam: các

loài cá có chim, thu, nhụ, đé, song, ngừ… loài tôm tiêu biểu là tôm he núi Miều, đứng đầu về chất lƣợng tôm Việt Nam.

Tài nguyên khoáng sản: Nói đến Quảng Ninh là nói đến vùng than giàu có của

Việt Nam. Tuyến mỏ than Quảng Ninh dài 150 km, từ đảo Kế Bào (Vân Đồn) đến Mạo Khê (Đông Triều). Tổng trữ lƣợng đã tìm kiếm, thăm dò có thể khai thác là 3,8 tỷ tấn; cho phép khai thác 30 - 40 triệu tấn/ năm. Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lƣợng lớn, chất lƣợng cao nhƣ: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, …

4.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

4.2.1 Đặc điểm rừng tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh có thế mạnh rừng và đất rừng. Đồi và rừng Quảng Ninh có tiềm năng trông cây ăn quả, cây lấy gỗ và nhiều loại cây công nghiệp. Hiện nay Quảng Ninh đang mở rộng diện tích cây ăn quả, trong đó có vùng vải thiều Đông Triều 3.000 ha đã cho thu hoạch, vùng chè đã cho chè búp chất lƣợng tốt. Vùng núi Quảng Ninh đang phục hồi và phát triển những giống cây đặc sản nhƣ quế, hồi, trẩu, sở và những

75

nhiều loại chim di cƣ (sâm cầm, chim xanh), tê tê, rùa gai, rùa vàng .... Quảng Ninh có 234.833,2 ha rừng và đất rừng chiếm 40% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 80%. Còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100 ngàn ha, đất chƣa thành rừng khoảng 230 ngàn ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng gỗ công nghiệp, vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mô lớn.

Trƣớc đây Quảng Ninh có nhiều giống gỗ tốt, nhiều nhất là lim, táu, đến nay diện tích lớn nhất là trồng thông vừa lấy nhựa vừa lấy gỗ. Rừng bạch đàn, keo cũng đang mở rộng để vừa che phủ kín đất trồng, vừa lấy gỗ cho công nghiệp mỏ (chống lò). Với 3/4 diện tích tự nhiên là rừng và ít rừng, nếu đƣợc bảo vệ và trồng thêm nhiều, rừng Quảng Ninh sẽ phát huy thế mạnh và một nguồn lợi lớn của Quảng Ninh.

Năm 2004 đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh là 295.553 ha. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, chống sói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, cung cấp gỗ trụ mỏ chống lò cho ngành than...góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Quảng Ninh còn nổi tiếng với Vƣờn quốc gia Bái Tử Long nằm trong quần thể của Vịnh Bái Tử Long – thuộc tỉnh Quảng Ninh, là nơi còn lƣu giữ đƣợc nhiều mẫu gen động thực vật quý hiếm, nhiều loài đã đƣợc ghi vào trong sách đỏ, có những loài cây, con một thời đƣợc coi là biến mất nay lại thấy xuất hiện trở lại.

4.2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý

Cơ sở dữ liệu nền địa lý đƣợc xây dựng từ bản đồ địa hình tỉnh Quảng Ninh có tỷ lệ 1/50.000. Dữ liệu nền bản đồ lớp phủ rừng tỉnh Quảng Ninh gồm có 7 lớp đƣợc thiết kế trong MS.Visio nhƣ sau:

Hình 4.3 Các lớp dữ liệu nền địa lý

Thiết kế các đối tƣợng của dữ liệu nền ta sử dụng các mẫu sẵn có trong ArcInfo UML Models (Visio 2003) tích hợp sẵn trong bộ cài ArcGIS.

76

- Lớp cơ sở đo đạc

77

- Biên giới địa giới

78

- Phủ bề mặt

79

- Dân cƣ cơ sở hạ tầng

80

- Giao thông

81

- Thủy hệ

82

- Địa hình

83

Hình 4.11 Các gói dữ liệu trong Geodatabase

4.2.3 Xây dựng cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng

Cơ sở dữ liệu về lớp phủ rừng đƣợc xây dựng dựa trên bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Quảng Ninh tỷ lệ 1/50.000.

Xây dựng cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng cũng dựa trên file mẫu đƣợc tích hợp sẵn trong ArcGIS. Cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng đƣợc xây dựng với MS.Visio nhƣ sau:

84

85 ESRI. Dữ liệu lớp phủ rừng bao gồm các trƣờng:

STT Tên trƣờng Kiểu dữ liệu

1 MaDoiTuong esriFieldTypeString 2 Diachi esriFieldTypeString 3 TenRung esriFieldTypeString 4 TenDoiTuongQuanLy esriFieldTypeString 5 DienTich esriFieldTypeDouble 6 KieuRung 7 ChucNangSuDung 8 TruLuong 9 TacDongCuaConNguoi 10 NguonGocSinhTruong 11 TuoiRung 12 RanhGioiRung

Bảng 4.1 Các trƣờng và miền giá trị của chúng

Trong đó, các trƣờng ChucNangSuDung, TruLuong, NguonGocSinhTruong, TuoiRung đƣợc thiết kế thành các Domain riêng.

Hình 4.14 Domain TruLuongRung

Hình 4.15 Domain TacDongCuaConNguoi

86

Hình 4.17 Domain TuoiRung

Hình 4.18 Domain ChucNangSuDungRung

Hình 4.19 Domain loaiRanhGioiRung

Kết quả của việc thiết kế cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng ta có bảng các trƣờng thuộc tính của lớp phủ rừng.

87

Metadata là một tập dữ liệu bao gồm nhiều thông tin nhƣ: - Tên của tập dữ liệu Metadata

- Ngôn ngữ đƣợc sử dụng để xây dựng dữ liệu Metadata

- Mô tả tổng quan về dữ liệu Metadata: cơ sở dữ liệu nền địa lý và cơ sở dữ liệu chuyên đề lớp phủ rừng đƣợc xây dựng từ bản đồ nhằm mục đích tạo ra nguồn cơ sở dữ liệu cung cấp các thông tin liên quan đến quá trình thiết kế, xây dựng, kiểm tra, cập nhật và phân phối dữ liệu. Việc xây dựng và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu này sẽ phục vụ cho công tác lập quy hoạch và công tác quản lý vĩ mô các vấn đề có liên quan đến cơ sở dữ liệu bản đồ trên một vùng lãnh thổ.

- Ngày hoàn thành việc xây dựng dữ liệu Metadata - Phiên bản của dữ liệu Metadata

- Việc xây dựng dữ liệu Metadata đƣợc thực hiện trong phần mềm ArcCatalog của ArcGIS.

Hình 4.17 Thông tin Metadata

Kết quả của quá trình thực nghiệm là cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng tỉnh Quảng Ninh trên nền cơ sở dữ liệu địa lý trong hệ thống ArcGIS.

88

Kết luận:

Hệ thông tin địa lý với những tính năng đa dạng phong phú của nó đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong các hoạt động của đời sống xã hội và cơ sở dữ liệu là một thành phần quan trọng nhất trong một hệ cơ sở dữ liệu GIS.

Công nghệ GIS cung cấp giải pháp cho lƣu trữ, tra cứu, cập nhật, phân tích, xử lý và phân phối tích hợp các dạng dữ liệu địa lý với các dạng dữ liệu thuộc tính. Hệ thông tin địa lý có khả năng chuẩn hóa ngân hàng dữ liệu để có thể đƣa vào các hệ thống xử lý khác nhau nên khả năng khai thác dữ liệu là rất lớn.

Phần mềm ArcGIS của ESRI hiện nay đang đƣợc sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, nó hỗ trợ đọc đƣợc đƣợc nhiều định dạng dữ liệu khác nhau nhƣ: shapefile, geodatabase, raster .... ArcGIS đƣợc sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng GIS và việc thiết kế các ứng dụng trên ArcGIS hiện nay là đƣa toàn bộ các dữ liệu không gian vào Geodatabase, Geodatabase là cơ sở dữ liệu hƣớng đối tƣợng. UML đang ngày càng trở thành công cụ thiết kế cơ sở dữ liệu hữu hiệu. Kết hợp UML và ArcGIS giúp cho việc thiết kế dữ liệu địa lý dễ dàng hơn, sử dụng CASE Tools giúp cho công việc phát triển và bảo trì hệ thống trở nên dễ dàng hơn và ArcCatalog sẽ tạo dữ liệu trong Geodatabase theo đúng mô hình thiết kế bằng UML.

Ngày nay, ảnh hƣởng của hiện tƣợng nóng lên toàn cầu đang ngày càng đƣợc thể hiện rõ trong hoạt động sản xuất và đời sống hàng ngày của con ngƣời. Việc quản lý lớp phủ rừng cần rất nhiều sự hỗ trợ từ các ngành có liên quan để thông tin đƣợc cập nhật nhanh chóng và dữ liệu thống nhất.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng là hết sức cần thiết. Với những tính năng vƣợt trội của công nghệ GIS, với thế mạnh của phần mềm ArcGIS và sự thuận tiện của UML giúp cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng trở nên dễ dàng hơn, kết quả cho độ chính xác cao. Từ đó nâng cao đƣợc năng lực quản lý, giúp bảo vệ tài nguyên rừng.

Dữ liệu lớp phủ rừng đƣợc quản lý một cách tích hợp và thống nhất, đảm bảo sự quan hệ chặt chẽ giữa các đối tƣợng trong cơ sở dữ liệu về mặt không gian cũng nhƣ thời gian. Cơ sở dữ liệu có tính mở có khả năng cập nhật khi cần thiết.

89

- Đề tài đã nghiên cứu một cách tƣơng đối toàn diện những vấn đề cơ bản có liên quan đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý nhƣ: GIS, cơ sở dữ liệu nền, cơ sở dữ liệu lớp chuyên đề rừng từ bản đồ 1/50.000

- Đề tài đã xây dựng đƣợc mô hình cấu trúc dữ liệu theo đúng ”Quyết định số 06/2007QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 02 năm 2007” của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng.

- Đề tài áp dụng thành công mô hình cấu trúc dữ liệu nền địa lý và lớp phủ rừng từ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh Quảng Ninh. Kết quả cho độ tin cậy cao và đầy đủ thông tin

- Metadata tạo ra nguồn cơ sở dữ liệu cung cấp các thông tin liên quan đến quá trình thiết kế, xây dựng, cập nhật và phân phối dữ liệu. Việc xây dựng và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu này sẽ phục vụ cho công tác lập quy hoạch và công tác quản lý vĩ mô các vấn đề có liên quan.

Kiến nghị

Cần mở rộng nghiên cứu công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng để nâng cao độ chính xác đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu lớp phủ rừng ở các tỷ lệ lớn hơn.

Quy trình công nghệ còn khá phức tạp, cần nghiên cứu một phƣơng pháp xây dựng cơ sở dữ liệu sử dụng phần mềm tích hợp đƣợc các chức năng hỗ trợ thực hiện quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu một cách đơn giản hơn.

90

1. Nguyễn Quốc Bình (2007), Đại cương về hệ thông tin địa lý trong Lâm nghiệp, Trƣờng Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phồ Hồ Chí Minh.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chƣơng trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác (2006), Cẩm nang ngành Lâm nghiệp – Chương Quản lý rừng bền vững, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Thông tư số 25/2009/TT-BNN về việc Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2007), Quyết định số 06/2007/QĐ-BTNMT về việc ban hành Quy định áp dụng chuẩn thông tin địa lý quốc gia, Hà Nội.

5. JanBojo, Nguyễn Thế Dũng và nnk (2010), Báo cáo phát triển Việt Nam 2011 – Báo cáo tài nguyên thiên nhiên, Hà Nội.

6. Trần Đình Quế, Nguyễn Mạnh Sơn (2007), Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin,

Học viện Công nghệ Bƣu chính viễn thông, Hà Nội.

7. Nguyễn Cao Tùng, Viện điều tra quy hoạch rừng (2007), Nghiên cứu ứng dụng, khảo nghiệm, xây dựng một số modul phục vụ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và quản lý tài nguyên rừng, Hà Nội.

8. Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng, Hà Nội.

9. Nguyễn Trƣờng Xuân (2005), Giáo trình hệ thông tin địa lý, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

10. Viện tƣ vấn phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi (2009), Báo cáo chính thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

11. www.quangninh.gov.vn 12. www.esri.com/geodatabase

Một phần của tài liệu xây dựng cơ sở dữ liệu gis phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)