Công tác tổ chức quản lý lớp phủ rừng

Một phần của tài liệu xây dựng cơ sở dữ liệu gis phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 68)

7. Bố cục của luận văn

3.3Công tác tổ chức quản lý lớp phủ rừng

Bức tranh cảnh quan rừng ở Việt Nam đã biến đổi rất nhiều theo thời gian: tình trạng khai thác tài nguyên quá mức và chuyển đổi đất rừng sang các mục đích sử dụng khác khiến cho tài nguyên rừng bị suy giảm và đa dạng sinh học rừng trở

66

nên cạn kiệt. Sau gần hai thập kỷ thực hiện các chƣơng trình trồng rừng, tình trạng suy giảm độ che phủ rừng đã giảm, nhƣng các cánh rừng tự nhiên vẫn không ngừng suy thoái.

Hình 3.4 Diện tích rừng, theo phân loại rừng năm 2005

Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tƣợng của sản xuất nông lâm nghiệp. Nhƣ vậy, ngành Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở các vùng đồi núi của cả nƣớc, có trình độ dân trí thấp, phƣơng thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Tính đến 31 tháng 12 năm 2005, diện tích đất có rừng toàn quốc là 12,61 triệu ha, trong đó 10,28 triệu ha rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha rừng trồng, độ che phủ rừng đạt 37% đƣợc quản lý theo ba nhóm rừng nhƣ sau:

- Rừng đặc dụng (SUF – Special Using Forest): 1,93 triệu ha, chiếm 15,2% - Rừng phòng hộ: 6,20 triệu ha chiếm 49%

- Rừng sản xuất: 4,48 triệu ha chiếm 35,8%

Tuy diện tích rừng có tăng nhƣng chất lƣợng rừng tự nhiên cũng nhƣ rừng trồng còn thấp. Hiện trạng diện tích đất chƣa sử dụng toàn quốc còn 6,76 triệu ha, trong đó đất đồi núi trọc là 6,16 triệu ha chiếm 18,59% diện tích cả nƣớc; chủ yếu là đất thoái hóa. Rừng Việt Nam phân bố từ độ cao bằng mực nƣớc biển đến độ cao

67

hơn 3.000m, bao gồm rừng lá rộng thƣờng xanh và bán thƣờng xanh, rừng nửa rụng lá và rừng rụng lá mùa khô, rừng lá kim thƣờng xanh hỗn loài, và rừng ngập mặn. Một vài thập kỷ khai thác thâm canh và chuyển đổi mục đích sử dụng đã khiến độ che phủ rừng giảm từ 43% năm 1943 xuống khoảng 27% vào năm 1990, nhƣng sau đó lại tăng lên gần 40% trong năm 2009. Việc mất rừng ngập mặn vẫn đặc biệt nghiêm trọng, từ 400.000 ha năm 1943 giảm xuống còn chƣa đến60.000 ha trong năm 2008.

Hình 3.5 Độ che phủ rừng ở Việt Nam năm 1983 và năm 2004

Năm 1992, chính phủ bắt đầu triển khai một loạt các chƣơng trình trồng rừng đầy tham vọng nhằm “phủ xanh đất trống đồi trọc” đồng thời bảo vệ và làm giàu các cánh rừng còn tồn tại. Các khu rừng đƣợc trồng chủ yếu bằng các loài cây ngoại lai và sinh trƣởng nhanh, rừng tự nhiên đƣợc bảo vệ để tái sinh, nhờ đó độ che phủ rừng đã tăng lên xấp xỉ 40%.

5 chƣơng trình của Chiến lƣợc Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006–2020, với các mục tiêu để phát triển và quản lý rừng cũng nhƣ cải cách chính sách và thể chế. Kể từ năm 1998, chính sách đầu tƣ lâm nghiệp chủ yếu của chính phủ là Chƣơng trình trồng 5 triệu ha rừng (còn gọi là Chƣơng trình 661). Chƣơng trình đã đem lại những kết quả khác nhau cho những chỉ tiêu đặt ra lúc đầu. Vào năm 2007, chƣơng trình đã đƣợc sửa đổi dựa trên kết quả của một đánh giá toàn quốc

68

và một Chính sách mới về Phát triển rừng sản xuất đã đƣợc triển khai để trợ cấp cho các hoạt động trồng cây lấy gỗ và hỗ trợ cơ sở hạ tầng lâm nghiệp và dịch vụ khuyến lâm. Tổng cục Lâm nghiệp mới đƣợc thành lập thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm xây dựng các chính sách lâm nghiệp và hƣớng dẫn, giám sát thực hiện. Các cơ quan chủ quản ở cấp tỉnh và huyện chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, việc xây dựng một chính sách lâm nghiệp hiệu quả lại gặp nhiều trở ngại do thiếu số liệu nhất quán và có chất lƣợng tốt.

Ƣớc tính có khoảng 25 triệu ngƣời hiện đang sinh sống trong rừng hoặc gần rừng, trong đó có nhiều nhóm dân tộc thiểu số tại các vùng núi và vùng sâu vùng xa nơi vẫn còn tỷ lệ nghèo cao. So với những ngƣời không nghèo, ngƣời nghèo thƣờng lệ thuộc nhiều hơn vào tài nguyên rừng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Mặc dù Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tích lớn về xóa đói giảm nghèo ở quy mô toàn quốc, nhƣng tỷ lệ nghèo vẫn còn cao ở những vùng có rừng tự nhiên, nhất là các vùng núi xa xôi, hẻo lánh. Mặc dù chƣơng trình 661 đã bỏ ra nhiều khoản đầu tƣ lớn, nhƣng chƣơng trình chỉ tạo ra tác động trực tiếp rất nhỏ đến thu nhập của ngƣời nghèo. Các quy định pháp luật nói chung và pháp luật lâm nghiệp nói riêng mới đƣợc ban hành khi bắt đầu. Diện tích đất rừng đƣợc giao cho ngƣời dân địa phƣơng đã tăng từ chỗ gần nhƣ bằng 0 lên 3,5 triệu ha trong năm 2006.

Ngày 14/08/2006 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg về ban hành Quy chế quản lý rừng. Quyết định này đã đƣa ra nguyên tắc tổ chức quản lý rừng, tổ chức quản lý rừng.

Một phần của tài liệu xây dựng cơ sở dữ liệu gis phục vụ công tác quản lý lớp phủ rừng tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 68)