7. Bố cục của luận văn
2.1.2 Phân loại Geodatabase
Geodatabase có thể là những cơ sở dữ liệu nhỏ, đơn giản cho tới những cơ sở dữ liệu rất lớn theo mục đích và nhu cầu sử dụng của chúng ta. Cơ sở dữ liệu nhỏ là Geodatabase trên một máy tính. Trong khi đó, cơ sở dữ liệu đƣợc coi là lớn với số lƣợng truy cập khổng lồ của số ngƣời dùng trong các nhóm làm việc, văn phòng và công ty lớn. Hai kiểu Geodatabase ứng với nó là Personal Geodatabase và Enterprise Geodatabase.
- Personal Geodatabase có định dạng file .mdb (định dạng Microsoft
Access) và chỉ có thể sửa chữa đƣợc với một ngƣời dùng duy nhất tại một thời điểm. Một Personal Geodatabase có dung lƣợng tối đa là 2GB và chỉ chứa dữ liệu Vector.
- Enterprise Geodatabase còn đƣợc gọi là ArcSDE hoặc Multiuser Geodatabase. Enterprise Geodatabase cho phép nhiều ngƣời dùng có thể cùng sử dụng (đọc hay sửa chữa) dữ liệu Vector và Raster trên Geodatabase đó. Do vậy, Enterprise Geodatabase chủ yếu đƣợc sử dụng trong các nhóm làm việc và các doanh nghiệp lớn. Multiuser Geodatabase là sự kết hợp của ArcSDE và một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nhƣ IBM, DB2, Informix, Oracle hoặc SQL Server
Dữ liệu không gian đƣợc lƣu trữ trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu và ArcSDE cho phé xem và làm việc với dữ liệu từ các phần mềm ứng dụng GIS. Chẳng hạn nhƣ khi làm việc với SQL Server, chúng ta có thể truy cập trực tiếp tới dữ liệu là các lớp đối tƣợng địa lý hay topology từ ArcCatalog hoặc ArcMap.
41 Kiểu Geodatabase Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Đặc điểm Personal Geodatabase
Access - Cho phép một ngƣời dùng có quyền sửa chữa
- Giới hạn kích thƣớc 2GB
- Không hỗ trợ tạo phiên bản
Enterprise Geodatabase
Oracle IBM DB2 SQL Server
- Yêu cầu có cổng nối ArcSDE
- Cho phép nhiều ngƣời dùng có quyền sửa chữa
- Hỗ trợ tạo phiên bản
- Kích thƣớc cơ sở dữ liệu và số lƣợng ngƣời dùng
là tối đa theo Hệ quản trị.
Bảng 2.2 So sánh hai kiểu Geodatabase
Với cả hai kiểu Geodatabase, chúng ta không chỉ truy cập đƣợc dữ liệu không gian mà còn có thể xây dựng và lƣu trữ các luật topology riêng trong một tập dữ liệu đối tƣợng địa lý.