Phƣơng pháp tính tốn chỉ số rủi ro

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn - yên phong - bắc ninh (Trang 41 - 43)

b. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp

2.2.3.Phƣơng pháp tính tốn chỉ số rủi ro

Theo phương pháp của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (US-EPA, 1989, 1991) [40], đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người bao gồm 4 bước:

Nhận dạng nguy cơ: xác định chất/hóa chất có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nguy cơ không phải là rủi ro mà chỉ là nguồn gốc của rủi ro.

Đánh giá mức độ độc hại: ước tính mức độ gây hại tiềm năng của chất/hóa chất đối với những đối tượng bị phơi nhiễm và cung cấp sự đánh giá về mối quan hệ giữa phạm vi phơi nhiễm và sự gia tăng mức độ ảnh hưởng có hại đối với sức khỏe. Chỉ số quan trọng RfD (tham số liều lượng đối chứng) là liều lượng chất/hóa chất ước tính đưa vào cơ thể hàng ngày mà không gây bất cứ ảnh hưởng tiêu cực đáng kể nào đến sức khỏe trong suốt quãng đời.

Đánh giá mức độ phơi nhiễm: xác định hình thức phơi nhiễm tiềm năng, cách thức phơi nhiễm, con đường phơi nhiễm, và bộ phận tiếp nhận phơi nhiễm. Liều lượng hấp thu (đưa vào) trong cơ thể con người đối với chất

34

phơi nhiễm được thể hiện bằng thông số liều lượng chất đưa vào cơ thể (ADD) thơng qua ăn uống, hít thở, qua da… tính trên 1 kg khối lượng cơ thể trong 1 ngày.

(1) Trong đó:

ADD: Liều lượng kim loại nặng (KLN) đưa vào cơ thể (mg/kg/ngày) C: Nồng độ KLN trong thức ăn (mg/kg)

IR: Lượng thực phẩm trong một ngày (kg/ngày) EF: Tần suất ”phơi nhiễm” KLN (ngày/năm) ED: Thời gian phơi nhiễm (năm)

BW: Khối lượng cơ thể (kg)

AT: Thời gian phơi nhiễm trung bình (ngày)

Đối với các nghiên cứu với các chất không gây ung thư tức thời (non- carcinogens or Non-cancer toxic risk) thì AT = ED x 365 và EF = 365 ngày

Liên hội đồng thực phẩm của tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra giới hạn an toàn của liều lượng KLN đưa vào cơ thể qua ăn uống (Provisional Tolerable Daily Intake –PTDI). PTDI của Pb trong thực phẩm/nước: 4μg/kgTLCT/ngày (WHO/JECFA, 2001) [44].

Mô tả rủi ro: Đây là giai đoạn cuối của đánh giá rủi ro. Mục tiêu của giai đoạn này là tính tốn rủi ro. Những đánh giá về độc tính và sự phơi nhiễm được hợp nhất thành các chỉ số rủi ro gây ung thư và chỉ số nguy cơ. Mức độ rủi ro có thể chấp nhận hoặc cơ thể có thể chịu đựng được khoảng 10- 6

tới 10-4. Giá trị này có nghĩa là: tỷ lệ người mắc bệnh có thể chấp được là từ 1/1 triệu người đến 1/10.000 người.

(2) AT BW ED EF IR C ADD      RfD ADD HQI

35 Trong đó: Trong đó:

HQI : Chỉ số liều lượng rủi ro (hằng số)

ADD: Liều lượng kim loại nặng (KLN) đưa vào cơ thể (mg/kg/ngày)

RfD: Liều lượng nền (mg/kg/ngày) (Liều lượng ước tính con người tiếp xúc trong một ngày mà không xảy ra một nguy cơ nào đối với sức khỏe trong suốt cả đời).

RfD của Pb trong thực phẩm: 3,5.10-3

mg/kg/ngày(FAO/WHO, 2001). Theo tiêu chuẩn của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (US-EPA):

Nếu ADD > RfD hay HQI > 1: Tác động có hại có thể xảy ra đối với sức khỏe

Nếu ADD < RfD hay HQI < 1: Chưa xuất hiện tác động có hại..

Một phần của tài liệu nghiên cứu nguy cơ phơi nhiễm chì (pb) qua đường ăn, uống đối với sức khỏe người dân tại văn môn - yên phong - bắc ninh (Trang 41 - 43)