b. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
3.3.1. Đánh giá nguy cơ rủi ro của Pb từ gạo đối với sức khoẻ
Kết quả tính tốn chỉ số rủi ro từ gạo (HQIg) được cho theo như bảng sau:
Bảng 3.10. Chỉ số nguy cơ rủi ro của Pb từ gạo (HQIg) phân chia theo giới và theo nhóm tuổi. Nhóm tuổi Vùng Nam Nữ Dao động TB ĐLC Dao động TB ĐLC 0-13 ĐC 0,036-0,128 0,066 0,028 0,036-0,065 0,051 0,011
51 LN 0,099-0,220 0,137 0,049 0,064-0,152 0,101 0,032 LN 0,099-0,220 0,137 0,049 0,064-0,152 0,101 0,032 13-60 ĐC 0,033-0,167 0,079 0,028 0,020-0,196 0,077 0,035 LN 0,059-0,241 0,141 0,044 0,081-0,286 0,145 0,049 >60 ĐC 0,051-0,125 0,086 0,031 0,043-0,119 0,075 0,025 LN 0,045-0,184 0,112 0,055 0,094-0,139 0,114 0,022
Theo như kết quả tính tốn HQI từ gạo phân chia theo giới và theo độ tuổi lao động thể hiện trong bảng trên cho thấy:
HQIg phân chia theo giới khơng có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ nhưng có thể thấy xu hướng tăng chỉ số HQI từ vùng đối chứng sang làng nghề ở cả nam giới và nữ giới. Sự khác biệt là rõ ràng và có ý nghĩa khi so sánh HQI của nam và nữ giữa vùng đối chứng và vùng làng nghề: HQIg của nam giới ở hai vùng đối chứng và làng nghề tương ứng là 0,066 và 0,137 đối với nhóm dưới 13 tuổi, 0,079 và 0,141 đối với nhóm 13-60 tuổi; 0,086 và 0,112 đối với nhóm trên 60 tuổi. Giá trị HQIg của nữ giới ở hai vùng lần lượt là 0,051và 0,101 đối với nhóm dưới 13 tuổi; (0,077 và 0,145 đối với nhóm 13-60 tuổi; 0,075 và 0,114 đối với nhóm trên 60 tuổi.
Như vậy, nguy cơ rủi ro lên sức khoẻ người dân từ Pb thông qua tiêu thụ gạo trong vùng làng nghề (của cả nam và nữ trung bình là 0,14) cao hơn gấp 2 lần so với vùng đối chứng (của nam trung bình là 0,077 và nữ trung bình là 0,07). Tuy nhiên, tồn bộ giá trị HQIg của cả nam lẫn nữ trong 2 vùng chỉ dao động từ 0,06-0,14; thấp hơn khoảng 10 lần so với ngưỡng ảnh hưởng theo TC của EPA (<1), do đó chưa xuất hiện nguy cơ ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe người dân do sự tích lũy Pb trong gạo. Mặc dù vậy vẫn phải cảnh báo rằng nguy cơ rủi ro từ Pb trong gạo lên sức khỏe người dân sống trong vùng làng nghề là cao hơn gấp 2 lần so với những người dân sống trong vùng đối chứng.
52
Chỉ số HQIg phân chia theo độ tuổi lao động trình bày ở bảng trên cho thấy: đối với vùng đối chứng, HQIg tăng dần lên theo độ lớn của lứa tuổi, hay nói cách khác HQIg tăng theo thời gian sống (dao động từ 0,06-0,1). Còn trong vùng làng nghề giá trị HQIg cao nhất tập trung ở nhóm lứa tuổi từ 13- 60 tuổi (trung bình đạt 0,14), đây là nhóm lứa tuổi tham gia lao động chính và có lượng tiêu thụ gạo lớn nhất, do đó khả năng tích lũy KLN từ thực phẩm của nhóm tuổi này là rất cao; HQIg ở nhóm tuổi trên 60 tuổi cao hơn so với HQIg ở nhóm tuổi nhỏ hơn 13 tuổi có thể do thời gian phơi nhiễm đối với KLN ở lứa tuổi trên 60 tuổi dài hơn so với lứa tuổi dưới 13 tuổi.
Một nghiên cứu khác đối với As (Asen) được thực hiện bởi Nguyễn Mạnh Khải và cộng sự tại làng nghề tái chế nhôm Xã Văn Môn (Yên Phong, Bắc Ninh) cũng cho những phân tích và đánh giá về nhóm tuổi cũng như với giới tính hồn tồn tương tự như đối với nghiên cứu này. Theo Nguyễn Mạnh Khải và cộng sự, HQI của As từ gạo ở vùng làng nghề cao hơn từ 1,5 – 2 lần so với vùng đối chứng và giới hạn cho phép theo quy định của US-EPA (HQI<1). Đồng thời, HQI cũng đạt cao nhất ở lứa tuổi lao động chính (13-60 tuổi) và HQI của cả nam và nữ ở làng nghề cao hơn có ý nghĩa so với vùng đối chứng [12].