3.4.1. Kết quả lượng hóa đánh giá công nghệ xử lý nước thải tại làng nghề chế biến bún theo từng tiêu chí
Bảng 3.18: Bảng tóm tắt đánh giá bằng điểm theo tiêu chí chính
STT Tên tiêu chí Điểm
tối đa Làng nghề bún Khắc Niệm Làng nghề bún Phú Đô 1 Hiệu quả xử lý 31,25 31,25 12,5 2 Tính kinh tế 31,25 20 0
3 Phù hợp điều kiện Việt Nam 12 8 8
4 Trình độ công nghệ và thiết bị
xử lý 9,75 7,5 6,75
5 An toàn về Môi trƣờng 15,75 15,75 10,5
Tổng điểm 100 82,5 37,75
3.4.2. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải của mỗi làng nghề, lựa chọn công nghệ phù hợp
3.4.2.1. Hệ thống xử lý nước thải làng nghề chế biến bún Khắc Niệm
Công nghệ xử lý nƣớc thải làng nghề chế biến bún Khắc Niệm đạt 82,5 điểm> 70 điểm, các chỉ tiêu chính có điểm đánh giá đều lớn hơn 50% điểm đánh giá tối đa. Nhƣ vậy, công nghệ xử lý nƣớc thải làng nghề bún Khắc Niệm theo công nghệ DEWATS là công nghệ phù hợp.
Đây là công nghệ phổ biến hiện nay, vận hành khá đơn giản, hiệu suất xử lý tƣơng đối ổn định, tính tự động hóa khá cao, thay thế khi hỏng hóc máy móc, thiết bị đều có thể dễ dàng mua và thay thế đƣợc đáp ứng đƣợc yêu cầu xử lý của làng nghề với tính chất và lƣu lƣợng nƣớc thải tại làng nghề.
Công nghệ DEWATS đang áp dụng cho xử lý nƣớc thải làng nghề chế biến bún Khắc Niệm cũng đang chuẩn bị đƣợc triển khai áp dụng tại nhƣ làng nghề bún Bích Hòa, Quốc Oai, Hà Nội.
Tổng điểm mà HTXL nƣớc thải đã áp dụng tại làng nghề chế biến bún Phú Đô đạt đƣợc là 37,75 <50 điểm, nhƣ vậy công nghệ xử lý này không nên áp dụng.
+ Về hiệu quả xử lý: với điểm số đạt 12,5/31,25 điểm, công nghệ xử lý chƣa xử lý đƣợc BOD5, tổng Nito và coliform. Đây là những thông số ô nhiễm đặc trƣng của làng nghề bún có kết hợp nƣớc thải chăn nuôi và nƣớc thải sinh hoạt. Do đó, xét về hiệu quả xử lý thì công nghệ đã áp dụng tại làng bún Phú Đô là chƣa đạt.
+ Về tiêu chí chí kinh tế: Điểm số mà công nghệ xử lý nƣớc thải làng nghề bún Phú Đô đạt đƣợc là 0/31,25 điểm, suất đầu tƣ và chỉ số vận hành cao (Suất đầu tƣ 10.152.000 đ và chỉ số vận hành 15.000 đ) nên không phù hợp với điều kiện kinh tế của làng nghề bún.
+ Về mức độ phù hợp với điều kiện ở Việt Nam: Đạt điểm 8/12 điểm, đây cũng là công nghệ phù hợp với trình độ kỹ thuật của ngƣời vận hành, vận hành đơn giản, thiết bị có sẵn ở Việt Nam, do đó cũng phù hợp với điều kiện của làng nghề.
+ Về Trình độ công nghệ và thiết bị xử lý: Đạt điểm 6,75/9,75: thiết bị hay hỏng hóc, khó bảo dƣỡng nên gây ảnh hƣởng đến quá trình vận hành HTXL.
+ Về an toàn với môi trƣờng: đạt điểm số 10,5/15,75. Công nghệ không sử dụng hóa chất, tuy nhiên có sử dụng điện là yếu tố quan trọng, nên làm ảnh hƣởng đến chi phí vận hành, đây là một yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động của hệ thống xử lý. Đây chính là một nguyên nhân không bền vững của công nghệ xử lý đã áp dụng tại làng nghề bún Phú Đô.
Thực tế, hệ thống xử lý nƣớc thải làng nghề chế biến bún Phú Đô chỉ vận hành đƣợc trong thời gian 1 năm. Nguyên nhân của việc dừng hoạt động của trạm xử lý nƣớc bao gồm những nguyên nhân sau:
+ Chƣa có kênh thu gom nƣớc thải bê tông hóa nên việc dẫn nƣớc thải về điểm tập trung chính là khó khăn
+ Các hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không tập trung nên gây ảnh hƣởng đến việc thu gom nƣớc thải
+ Chƣa có cơ chế quản lý, chi lƣơng cho công nhân vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải
+ Chi phí vận hành cao, quạt sục khíđòi hỏi tốn điện, lại chƣa có cơ chế thu phí của hộ sản xuất nên không duy trì đƣợc vận hành hệ thống xử lý
+ Ý thức của ngƣời dân chƣa cao, nên việc vứt rác thải xuống mƣơng oxi hóa gây ảnh hƣởng nghiêm trọng cho việc xử lý, dẫn đến tạo mùi và mất cảnh quan khu xử lý
3.2.2.3. Lựa chọn công nghệ thich hợp cho XLNT của làng bún
Dựa vào kết quả điểm đã áp dụng thử nghiệm bộ tiêu chí (bảng ) tác giả có kết luận sau:
Hệ thống xử lý nƣớc thải công nghệ DEWATS tại làng nghề bún Khắc Niệm đạt điểm số 82,5 điểm.
+ Về hiệu quả xử lý: với điểm số tối đa 31,25, công nghệ xử lý đƣợc các chất ô nhiễm hữu cơ (hiệu suất đạt trên 90%) đặc biệt là xử lý đƣợc Nito (hiệu suất đạt 89%) phù hợp với đặc trƣng của nƣớc thải sản xuất có lẫn nƣớc thải chăn nuôi và sinh hoạt.
+ Về tiêu chí chí kinh tế: Điểm số mà công nghệ xử lý nƣớc thải làng nghề bún Khắc Niệm đạt đƣợc là 20/31,5 điểm, chỉ số vận hành thấp 4.875 đồng/1m3 nƣớc thải nên khá phù hợp với điều kiện kinh tế của làng nghề bún.
+ Về mức độ phù hợp với điều kiện ở Việt Nam: Đạt điểm 8/12 điểm, đây là công nghệ phù hợp với trình độ kỹ thuật của ngƣời vận hành, vận hành đơn giản, thiết bị có sẵn ở Việt Nam, do đó rất phù hợp với điều kiện của làng nghề.
+ Về Trình độ công nghệ và thiết bị xử lý: Đạt điểm 7,5/9,75: Công nghệ xử lý đạt hiệu quả xử lý ổn định, hiệu suất xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ và tổng nito cao phù hợp với đặc trƣng nƣớc thải làng nghề bún có lẫn nƣớc thải chăn nuôi. Bên cạnh đó, thiết bị ít hỏng hóc, dễ bảo dƣỡng và phù hợp với điều kiện kinh tế của làng nghề.
+ Về an toàn với môi trƣờng: đạt điểm số tối đa 15,75. Công nghệ không sử dụng điện và hóa chất là yếu tố quan trọng, một mặt an toàn với môi trƣờng mặt khác cũng không làm ảnh hƣởng đến chi phí vận hành, đây là một yếu tố quan trọng
HTXL cũng không gây ảnh hƣởng đến ngƣời vận hành cũng nhƣ ngƣời dân địa phƣơng.
Nhƣ vậy, Công nghệ DEWATS đang áp dụng xử lý nƣớc thải làng nghề chế biến bún Khắc Niệm là công nghệ đƣợc khuyến khích áp dụng và nhân rộng.
3.5. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý của công nghệ xử lý nƣớc thải đƣợc khuyến khích
Giải pháp chung:
Cả hệ thống xử lý nƣớc thải làng bún Khắc Niệm hiện nay chƣa có hệ thống theo dõi, vận hành, điều khiển xử lý tự động và thƣờng xuyên. Do đó, các hệ thống xử lý cần thiết phải thiết lập một nhà trạm để theo dõi để có thể điều chỉnh cho phù hợp với lƣu lƣợng nƣớc thải.
Ngƣời vận hành chủ yếu là ngƣời dân tại địa phƣơng, có thể là trƣởng thôn kiêm nhiệm, nên về mặt chuyên môn môi trƣờng còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm, nên cần phải đào tạo, tập huấn cho công nhân vận hành, hƣớng dẫn khắc phục những sự cố nếu có
Cần kiểm tra, quan trắc định kỳ chất lƣợng nƣớc trƣớc và sau khi xử lý, nhằm xác định hiệu quả xử lý và có thể điều chỉnh một số thông số vận hành nhƣ thổi khí, bổ sung vật liệu lọc... cho phù hợp.
Tăng cƣờng giáo dục và tuyên truyền thƣờng xuyên, rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Tạo cơ chế khuyến khích cộng đồng làng nghề tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và khắc phục ô nhiễm môi trƣờng nói chung và khắc phục ô nhiễm do hoạt động chế biến bún gây nên.
Giao trách nhiệm cụ thể cho mỗi hộ sản xuất trong việc bảo vệ môi trƣờng, giảm thiểu ô nhiễm do nƣớc thải sản xuất bằng cách thƣờng xuyên khơi thông rãnh thu gom tại nhà, góp phần nâng cao hiệu quả thu gom nƣớc thải ra kênh thu gom chính
Về mặt công trình: Cần cải tạo một số hạng mục đơn giản (nhƣ thiết kế trƣớc đây) để dòng thải đi vào công trình xử lý và cải thiện khả năng xử lý mùi của công trình.
a) Xây hoàn trả lại tƣờng hƣớng dòng trên tuyến kênh thu gom cũ bị phá do hoạt động xây dựng đƣờng liên xã. Công việc này rất đơn giản, rẻ tiền và cho hiệu quả cao. Kết quả của hoạt động này sẽ đảm bảo nƣớc thải đi vào công trình DEWATS từ hai phía thôn Tiền Trong và thôn Tiền Ngoài theo đúng thiết kế.
b) Thả bèo vào ao theo đúng thiết kế để khử mùi và Nitơ có trong nƣớc thải sau qua trình xử lý kỵ khí. Trong trƣờng hợp xã có đủ kinh phí thì có thể cải tạo ao sinh học thành bãi lọc ngang trồng cây cho hiệu quả xử lý cao hơn và thân thiện với môi trƣờng hơn.
c) Xây đoạn kênh dẫn (mới hoàn trả) cao thêm 15cm nữa để đảm bảo nƣớc thải không bị tràn ra ngoài môi trƣờng.
Về mặt vận hành: Việc vận hành công trình xử lý nƣớc thải DEWATS cần theo đúng hƣớng dẫn trong Qui trình Vận hành và Bảo dƣỡng công trình DEWATS. Chỉ tiêu Coliform sau xử lý vẫn chƣa đạt hiệu quả cao, điều này có thể do nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý chảy tràn vào kênh tiếp nhân. Do đó cần có những giải pháp công trình phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý.
Bảng 3.19 : Hiệu quả xử lý nƣớc thải làng bún Khắc Niệm qua từng công đoạn
TT Chỉ tiêu Hiệu quả xử lý qua bể lắng (%) Hiệu quả xử lý qua bể kị khí có vách ngăn(%) Hiệu quả xử lý qua bể lọc (%) Hiệu quả xử lý qua hồ sinh học (%) Hiệu quả qua HTXL (%) 1 COD 15,5 83,6 79,7 25,6 97,9 2 BOD5 16,4 85,7 85,4 28 98,7 3 SS 20,2 82,9 79,7 28,7 98 4 11,9 61,5 63,3 11,9 89 5 P 10,06 39,1 43,1 32,8 79
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam 2011
Sử dụng song chắn có kích thƣớc nhỏ nhằm loại bỏ những chất bẩn có kích thƣớc vừa và nhỏ. Có thể bổ sung một số chất trợ lắng nhƣ phèn nhôm, PAC…để tăng hiệu quả lắng. Định kỳ thu vét bùn, có thể tái sử dụng bùn làm phân hữu cơ, góp phần tạo sản phẩm thứ cấp, nâng cao chất lƣợng cho hệ thống xử lý.
Tăng cƣờng bổ sung giá thể vi sinh, chế phẩm vi sinh chuyên dụng tạo môi trƣờng tốt cho vi sinh vật trong bể kị khí có vách ngăn sinh trƣởng và phát triển, nhằm nâng cao khả năng phân hủy các chất hữu cơ, tăng hiệu quả xử lý trong công đoạn này.
Thƣờng xuyên kiểm tra vật liệu lọc trong bể lọc, bổ sung vật liệu lọc nhƣ xỉ than, hay than hoa nhằm nâng cao hiệu quả xử lý qua bể lọc,
Luôn giữ cho bèo trong áo sống, có thể thả thêm một số thực vật có khả năng xử lý ô nhiễm nhƣ thủy trúc, bèo Nhật bản, chuối hoa, rong đuôi chó… nâng cao hiệu quả xử lý trong hồ sinh học
Về mặt bảo dƣỡng:
Các tuyến kênh thu gom (nhất là tuyến kênh phía thôn Tiền Ngoài) chƣa có hoạt động bảo dƣỡng trong một thời gian dài nên bùn bị lắng đọng trong kênh rất nhiều hạn chế khả năng dẫn dòng thải về công trình xử lý; và tăng lƣợng bùn đi vào trong công trình xử lý làm rút ngắn thời gian cần thiết bảo dƣỡng của công trình Việc bảo dƣỡng công trình xử lý cần tuân thủ hƣớng dẫn trong qui trình Vận hành và Bảo dƣỡng. Tuy nhiên, tại thời điểm trƣớc mắt, để đảm bảo hiệu quả xử lý của hệ thống cần thực hiện những việc sau:
a) Tiến hành nạo vét tuyến kênh thu gom thôn Tiền Ngoài.
b) Tiến hành nạo vét đoạn kênh dẫn từ đƣờng liên xã vào trong công trình xử lý nƣớc thải.
c) Nạo vét và vớt váng nổi trên đoạn kênh phân phối phía thôn Tiền Trong. d) Các kênh mƣơng dẫn nƣớc thải lộ thiên, nên hay bị rác thải gần khu chợ gây tắc nghẽn cho khu xử lý, đặc biệt là gần phai điều tiết. Do đó cần thƣờng xuyên cào rác thủ công nhằm nâng cao hiệu quả xử lý
Về mặt quản lý:
Cần tuyên truyền cho ngƣời dân sống xung quanh khu vực công trình xử lý giữ vệ sinh chung. Có cơ chế xử lý đối với các hộ lấn chiếm công trình.
a) Cƣỡng chế các hộ dân lấn chiếm công trình để chăn nuôi gây ô nhiễm công trình xử lý.
b) Tuyên truyền cho nhân dân không xả rác thải sinh hoạt xuông ao sinh học hoặc khu vực công trình xử lý
c) Làng nghề bún Khắc Niệm ngày một phát triển, sẽ còn một lƣợng nƣớc thải lớn không đƣợc xử lý, hệ thống xử lý là hệ thống phân tán, cần một diện tích khá lớn nên việc dành quỹ đất cho những hệ thống tƣơng tự là điều cần thiết
d) Cần có cơ chế thu phí của hộ sản xuất nhằm tạo quỹ cho việc vận hành, bảo dƣỡng và trả lƣơng cho ngƣời vận hành.
e) Xây dựng đội cán bộ môi trƣờng làng nghề, để nâng cao kinh nghiệm và xử lý những sự cố nếu có.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Việc đánh giá công nghệ xử lý chất thải nói chung và công nghệ xử lý nƣớc thải nói riêng nhằm lựa chọn đƣợc công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế là một trong những nội dung cần thiết trong lĩnh vực công nghệ môi trƣờng và đƣợc áp dụng cho nhiều đối tƣợng có đặc thù riêng về tính chất nƣớc thải cần xử lý cũng nhƣ điều kiện áp dụng công nghệ.
Tác giả đã xây dựng bộ tiêu chí phù hợp đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải làng nghề bún Việt Nam với 5 nhóm tiêu chí chính và 18 tiêu chí nhánh nhƣ sau:
+ Nhóm tiêu chí về hiệu quả xử lý: 1 tiêu chí nhánh là mức độ tuân thủ về quy định xả thải theo QVCN 40:2011/BTNMT (Với 5 thông số BOD5, COD, Tổng Nito, SS và Coliform).
+ Nhóm tiêu chí về tính Kinh tế: Gồm 4 tiêu chí nhánh: Suất đầu tƣ; Chỉ số vận hành; Khả năng thu lợi từ sản phẩm thứ cấp của công trình xử lý; Mức độ thu gom nƣớc thải.
+ Nhóm tiêu chí về Phù hợp với điều kiện Việt Nam: Gồm 3 tiêu chí nhánh: Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống máy móc, thiết bị; Diện tích không gian sử dụng cho HTXL; Phù hợp với trình độ kỹ thuật của ngƣời lao động
+ Nhóm tiêu chí về Trình độ công nghệ và thiết bị xử lý: Gồm 4 tiêu chí nhánh: Khả năng cơ khí hóa; Mức độ hiện đại và tự động hóa của công nghệ; Mức độ sửa chữa bảo dƣỡng thiết bị; Khả năng thích ứng khi tăng nồng độ hoặc tăng lƣu lƣợng nƣớc thải đầu vào.
+ Nhóm tiêu chí về An toàn với môi trƣờng: Gồm 6 tiêu chí nhánh: Mức độ sử dụng hóa chất; Mức độ tiêu thụ điện năng; Mức độ phát sinh chất thải thứ cấp gây ô nhiễm Môi trƣờng; Mức độ ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân; Mức độ phát sinh tiếng ồn; Mức độ sự cố.
Dựa trên cơ sở bộ tiêu chí đƣợc xây dựng, thử nghiệm áp dụng đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải đang áp dụng tại làng nghề chế biến bún Khắc Niệm – Bắc Ninh và công nghệ xử lý nƣớc thải đã áp dụng tại làng nghề chế biến bún Phú Đô –
Mễ Trì, luận văn đã tiến hành điều tra, đánh giá và lƣợng hóa bằng điểm số các công nghệ xử lý nƣớc thải. Với kết quả điểm lƣợng hóa cho công nghệ xử lý nƣớc thải làng nghề CB bún Khắc Niệm đạt 82,5 điểm (>70 điểm) với điểm số mỗi tiêu chí chính đều >50% điểm số tối đa của từng tiêu chí là công nghệ đƣợc khuyến khích áp dụng. Điểm lƣợng hóa của công nghệ xử lý nƣớc thải làng nghề CB bún Phú Đô đạt 37,75 điểm (<50 điểm), công nghệ này khuyến cáo không nên áp dụng.