Tình hình chế biến bún

Một phần của tài liệu đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý (Trang 54 - 55)

Dân số xã Khắc Niệm tính đến 31/6/2012 là 9800 ngƣời với 2261 hộ, phân bố theo 7 thôn: Tiền Trong, Tiền Ngoài, Mồ, Đoài, Sơn, Đông, Thƣợng. Trong đó số hộ thuần nông là 1658 hộ (chiếm 73%) còn 486 hộ là làm nghề chế biến bún, bánh cuốn. Các hộ này chủ yếu tập trung ở 3 thôn trong xã là Tiền Trong, Tiền Ngoài, Mồ [2].

Chính quyền xã tạo điều kiện khuyến khích nhân dân phát triển làng nghề, thực hiện theo quy mô hiện đại hoá công nghiệp, sản xuất bằng máy móc là chủ yếu, giảm số lƣợng lao động nhƣng tăng năng suất sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm. Tuy vậy, đến nay chỉ có một số công đoạn trong dây chuyền chế biến bún là đƣợc thực hiện bằng máy móc (các công đoạn đánh bột, khuấy bột, tráng bánh…) còn các công đoạn khác vẫn phải thực hiện bằng thủ công. Hình thức tổ chức vẫn là nhỏ lẻ theo hộ gia đình nên khả năng đầu tƣ đổi mới công nghệ để đảm bảo “sản xuất sạch” chƣa có nhiều điều kiện để thực hiện. Việc tuần hoàn sử dụng nƣớc trong quá trình chế biến (tận dụng nƣớc thải của một số công đoạn để tái sử dụng lại) đã đƣợc ngƣời dân áp dụng nhƣng do quy hoạch khu sản xuất chƣa hợp lý nên việc giảm thiểu lƣợng nƣớc thải tại hộ gia đình chƣa thật sự hiệu quả.

Bảng 3.2: Tình hình sản xuất chế biến bún tại xã Khắc Niệm

TT Làng nghề Tổng số hộ Số hộ làm bún Sản lƣợng sản phẩm (kg) 2010 2011 2012 1 Tiền Ngoài 339 180 1.080.000 1.620.000 1.650.000 2 Tiền Trong 257 180 900.000 1.350.000 1.370.000 3 Thôn Mô 210 126 756.000 1.134.000 1.134.000 Tổng Cộng 806 486 2.736.000 4.104.000 4.154.000

Nguồn: UBND xã Khắc Niệm năm 2012

Sản phẩm bún của xã chủ yếu đƣợc tiêu thụ phục vụ cho nhu cầu trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra sản phẩm còn đƣợc tiêu thụ ở các tỉnh lân cận nhƣ Hà Nội, Hải Dƣơng, Hƣng Yên.

Một phần của tài liệu đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý (Trang 54 - 55)