Cơ sở để đánh giá công nghệ xử lý chất thải nói chung

Một phần của tài liệu đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý (Trang 36 - 92)

Mục tiêu để lựa chọn công nghệ xử lý chất thải nói chung:

- Tiếp cận với những công nghệ tiên tiến và những kinh nghiệm trong xử lý chất thải ở trong và ngoài nƣớc.

- Công nghệ đơn giản nhƣng không lạc hậu, bảo đảm xử lý có hiệu quả, an toàn và không gây ô nhiễm môi trƣờng.

- Giá thành có thể chấp nhận trong điều kiện của địa phƣơng. - Cố gắng tận thu những giá trị của chất thải.

Chính vì vậy, việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá công nghệ cũng cần bám sát vào các định hƣớng đó. Cùng với việc dựa vào khái niệm và ý nghĩa của việc đánh giá công nghệ xử lý chất thải, có thể thấy việc xây dựng các tiêu chí đánh giá cần xuất phát từ các quy định về bảo vệ môi trƣờng, không tách rời với các tiêu chí chung về đánh giá công nghệ xử lý ô nhiễm môi trƣờng áp dụng cho các ngành và các qui mô sản xuất. Đặc biệt cần chú ý đến đặc thù nƣớc thải ngành xem xét, khả năng đầu tƣ, vận hành, tính linh động, tính liên ngành.

Ở nƣớc ta, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải thông thƣờng dựa trên nguyên tắc sau:

+Các quy định của pháp luật

Theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trƣớc khi thải ra môi trƣờng bên ngoài phải đạt tiêu chuẩn thải theo quy chuẩn Việt Nam về môi trƣờng (VD: QCVN 40:2011/BTNMT). Do đó, để không vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, các hệ thống xử lý chất thải phải đảm bảo xử lý đƣợc các chất ô nhiễm đến tiêu chuẩn thải cho phép. Vì vậy, ĐGCN XLCT phải thể hiện đƣợc các quy định này thành các nhóm tiêu chí về hiệu quả xử lý ô nhiễm.

+Điều kiện kinh tế nƣớc ta

Mặc dù đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao trong những năm gần đây, nhƣng về cơ bản nƣớc ta vẫn là một nƣớc kém phát triển, điều kiện của đất nƣớc cũng nhƣ các doanh nghiệp còn hạn chế. Hầu hết các công nghệ xử lý chất thải (xử lý cuối đƣờng ống) đều không sinh lợi trƣớc mắt mà làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ở Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không đầu tƣ hệ thống xử lý chất thải, hoặc nếu có thì hầu nhƣ xử lý không đạt tiêu chuẩn cho phép do hạn chế về nguồn lực kinh tế, ngoại trừ một số doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hay liên doanh. Chính vì vậy, việc lực chọn công nghệ xử lý chất thải phải phù hợp với điều kiện tài chính của từng doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng và quyết định đến hiệu quả xử lý, nên cần đánh giá các công nghệ xử lý chất thải theo tiêu chí và chi phí kinh tế.

+Điều kiện cơ sở hạ tầng

Điều kiện cơ sở hạ tầng bao gồm các điều kiện cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, điều kiện tự nhiên và môi trƣờng xung quanh. Ở nƣớc ta, cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp nhìn chung còn nhiều yếu kém, một số doanh nghiệp có từ rất lâu đời nhƣng vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ nâng cấp, một số đơn vị hoạt động ở các khu vực dân cƣ đông đúc có quỹ đất rất ít nên việc đầu tƣ xây dựng các công nghệ xử lý chất

do đó cần phải đƣa nhóm tiêu chí phù hớp với điều kiện cơ sở xử lý và môi trƣờng xung quanh vào trong việc lựa chọn tiêu chí đánh giá.

+Trình độ phát triển của công nghệ trong nƣớc

Việc xem xét, lựa chọn các tiêu chí ĐGCN XLCT phải đƣợc xem xét dựa trên sự phát triển của ngành công nghệ môi trƣờng trong nƣớc. Nhìn chung, việc xử lý chất thải còn dựa trên các công nghệ truyền thống, về cơ bản trình độ công nghệ môi trƣờng của nƣớc ta còn ở mức thấp, chủ yếu các công nghệ và thiết bị đƣợc nhập từ nƣớc ngoài. Do đó, việc lựa chọn công nghệ XLCT phải đảm bảo các tiêu chí về khả năng quản lý, vận hành, bảo trì đơn giản, phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ khoa học công nghệ hiện nay. Chính vì vậy, việc lựa chọn tiêu chí đánh giá công nghệ cũng cần xem xét đến trình độ phát triển công nghệ trong nƣớc.

1.5.5. Lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phù hợp công nghệ xử lý nước thải

Việc chọn lựa công nghệ xử lý nƣớc thải phù hợp đƣợc thực hiện dựa trên việc xem xét, đánh giá rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng khác nhau. Vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trong việc lựa chọn công nghệ là bản chất ứng dụng công nghệ chẳng hạn công nghệ xử lý/ tái chế/ tái sử dụng,… tiếp theo đó là các yếu tố ảnh hƣởng bao gồm hiệu quả, chi phí, các yếu tố xã hội và thể chế cũng đƣợc quan tâm trong việc lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp (Singhirunnusorn & Stenstrom, 2009)

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đƣa ra những quan điểm khác nhau đối với đánh giá sự phù hợp của công nghệ xử lý chất thải. Theo Alaerts và cộng sự (1990), một hệ thống xử lý chất thải là khả thi nếu nó có hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật, đáng tin cậy và có thể quản lý dễ dàng. Dựa trên những thuật ngữ chung nhƣ trên, một vài tiêu chí mang tính khả thi đƣợc xác định nhƣ: (a) khả thi về môi trường; (b) đáng tin cậy; (c) có thể quản lý về tổ chức và kỹ thuật;(d) nguồn chi phí và tài chính; và (e) có thể ứng dụng theo hướng tái sử dụng. Mỗi tiêu chí đƣợc chia ra

thành các chỉ tiêu khác nhau, các chỉ tiêu này cần đƣợc xem xét trong việc đánh giá tính ổn định của hệ thống. Boshier (1993) nghiên cứu ba trƣờng hợp ở New Zealand trong đó cộng đồng phải quyết định phƣơng án công nghệ thích hợp để xử lý và thải

bỏ bùn cống rãnh, ông kết luận rằng những tiêu chí hữu ích nhất để đánh giá các phƣơng án công nghệ khác nhau là: (a) sự tham gia và cam kết của cộng đồng; (b)

sự sẵn có của cơ sở hạ tầng kỹ thuật như có sẵn bãi đỗ để thải bỏ; (c) các khía cạnh văn hoá và môi trường địa phương ; (d) các hiểm họa, rủi ro về môi trường; (e) chi phí; (f) các khía cạnh về kỹ thuật. Trong các trƣờng hợp nghiên cứu này, các yếu tố

về điều kiện văn hoá môi trƣờng địa phƣơng đóng vai trò quyết định trong việc chọn phƣơng pháp xử lý. Dummade (2002) đề xuất nhiều chỉ thị để đánh giá tính ổn định của công nghệ ngoại nhập cho các nƣớc đang phát triển và phân loại chúng thành sơ cấp và thứ cấp. Khả năng thích ứng của một công nghệ với môi trƣờng và xã hội đƣợc xem xét nhƣ chỉ thị sơ cấp, chỉ thị thứ cấp là một nhóm gồm bốn loại nhƣ sau: (a) ổn định về kỹ thuật ; (b) ổn định về kinh tế; (c) ổn định về môi trường

và (d) ổn định về chính trị - xã hội. Bằng cách nhận dạng và xác định các chỉ thị ổn

định tại một vị trí cụ thể, công nghệ ổn định và ổn định hơn có thể đƣợc lựa chọn và “có thể tránh đƣợc sự lãng phí tài nguyên” (Dunmade, 2002). Lettinga (2001) đã liệt kê các vấn đề cần đạt đƣợc của phƣơng án công nghệ phát triển ổn định và ổn định lâu dài: (a) sử dụng ít tài nguyên/năng lượng hoặc có khả năng sản xuất tài nguyên/năng lượng; (b) hiệu quả xử lý và sự ổn định của hệ thống; (c) linh động về mặt ứng dụng ở các quy mô khác; (d) đơn giản trong xây dựng, vận hành và bảo dưỡng.

Nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy có nhiều điểm tƣơng tự giữa các tiêu chí đƣa ra từ các tác giả khác nhau để đánh giá tính khả thi và ổn định của công nghệ xử lý chất thải ở những vùng miền khác nhau. Dựa vào điều kiện thực tế của Việt Nam, 04 nhóm tiêu chí và 27 tiêu chí nhánh đƣợc sử dụng để đánh giá và lựa chọn công nghệ xử lý nƣớc thải phù hợp.

Nhóm tiêu chí về kỹ thuật liên quan đến vấn đề kỹ thuật nhƣ thiết kế, xây dựng, vận hành và độ tin cậy của công nghệ. Đối với bất kỳ hệ thống xử lý nƣớc thải nào, mục tiêu quan trọng nhất là đạt tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trƣờng hay tuân

ảnh hƣởng đến hiệu quả xử lý của toàn hệ thống. Xét hai hệ thống xử lý có chi phí xây dựng và vận hành tƣơng đƣơng nhau, hệ thống có hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm cao hơn thì sẽ an toàn trong việc tuân thủ quy định về môi trƣờng hơn (Lucas, 2004). Độ tin cậy của hệ thống bao gồm độ tin cậy đối với khả năng vận hành và độ tin cậy của thiết bị. Độ tin cậy của hệ thống đƣợc đánh giá theo hiệu quả xử lý trong điều kiện bình thƣờng và trong trƣờng hợp sự cố, tần xuất hƣ hỏng thiết bị, và ảnh hƣởng của sự cố hƣ hỏng thiết bị đến hiệu quả xử lý (Eisenberg và cộng sự, 2001).

Khả năng quản lý hệ thống về mặt kỹ thuật mà Alaerts và cộng sự (1990) đã đề cập

cũng có thể đƣợc xếp vào nhóm tiêu chí này. Khả năng quản lý hệ thống liên quan đến các yếu tố nhƣ tần suất bảo dƣỡng hệ thống, khả năng thay thế thiết bị bằng thiết bị có sẵn hoặc tự chế tạo ở địa phƣơng và yếu tố nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cần thiết để quản lý hệ thống (Dunmade, 2002; Lucas, 2004).

Nhóm tiêu chí về kinh tế liên quan đến vốn đầu tƣ xây dựng công trình, chi phí vận hành và chi phí bảo trì - bảo dƣỡng công trình. Chi phí xây dựng công trình đƣợc sử dụng để so sánh nhiều phƣơng án xây dựng trong cùng một khu vực với điều kiện kinh tế tƣơng tự nhau (Alaerts và cộng sự, 1990). Chi phí xây dựng bao gồm chi phí nguyên vật liệu xây dựng, công lao động, vận chuyển và một số chi phí phụ trợ khác nhƣ điện, nƣớc, láng trại, v.v. Chi phí này có thể đƣợc biểu diễn qua

suất đầu tư xây dựng một đơn vị diện tích, thể tích công trình hay một đơn vị nƣớc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thải. Chi phí vận hành (bao gồm chi phí điện, nƣớc, hóa chất, nhân công) và chi phí bảo trì và sửa chữa công trình có thể đƣợc biểu diễn bằng chi phí xử lý trên một đơn vị nƣớc thải.

Nhóm tiêu chí về môi trường xét đến khả năng bền vững về mặt môi trƣờng nhƣ khả năng tái sử dụng nƣớc thải để tƣới tiêu, khả năng tái sử dụng sản phẩm thứ cấp nhƣ khí thải (biogas) và bùn thải hữu cơ (biosolids). Tại các nƣớc đang phát triển, nƣớc thải và các sản phẩm thứ cấp sau quá trình xử lý đƣợc xem nhƣ những nguồn tài nguyên. Nƣớc thải sau quá trình xử lý phù hợp có thể sử dụng để tƣới tiêu trong nông nghiệp do có chứa thành phần dinh dƣỡng cần thiết cho cây trồng (Kalbermatten và cộng sự, 1982; Pickford, 1995; Parr và cộng sự, 1999). Ngoài ra,

mức độ phát thải vào môi trường không khí, đất và nƣớc cũng đƣợc quan tâm. Các

phát thải có thể là khí methane từ quá trình xử lý sinh học kỵ khí, mùi hôi từ quá trình xử lý sinh học kỵ khí lẫn hiếu khí (Alaerts và cộng sự, 1990), hơi nƣớc mang mầm bệnh phát tán ra môi trƣờng xung quanh và các phát thải thứ cấp (CO2, CO, NOx, SOx) từ các thiết bị sử dụng nhiên liệu trong hệ thống. Ngoài ra, các yếu tố nhƣ tiêu thụ hoá chất, nhu cầu năng lƣợng sử dụng trong quá trình vận hành và diện tích không gian sử dụng của hệ thống cũng đƣợc liệt kê vào nhóm tiêu chí này.

Nhóm tiêu chí về xã hội liên quan đến quan niệm và yếu tố truyền thống trong việc thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải (Kalbermatten và cộng sự, 1982). Ví dụ, việc sử dụng bùn septic có nguồn gốc từ phân hầm cầu trong các hệ thống xử lý sinh học cần đƣợc cộng đồng nhận thức và chấp nhận. Nhóm tiêu chí xã hội bao gồm mức độ chấp nhận của cộng đồng đối với những ảnh hƣởng do hệ thống xử lý nƣớc thải gây ra, chẳng hạn nhƣ mùi hôi, tiếng ồn và rung do động cơ từ vận hành của hệ thống xử lý chất thải (Tsagarakis và cộng sự, 2001). Ngoài ra, yếu tố tác động đến mỹ quan của khu vực cũng có thể đƣợc liệt kê vào nhóm tiêu chí này.

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:

- Các tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý chất thải, đặc biệt là công nghệ xử lý nƣớc thải tại làng nghề;

- Công nghệ xử lý nƣớc thải đang vận hành tại làng nghề chế biến bún xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh;

- Công nghệ xử lý nƣớc thải đã vận hành tại làng nghề bún Phú Đô, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Xây dựng bộ tiêu chí phù hợp đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải làng nghề chế biến bún Việt Nam.

- Khảo sát hiện trạng sản xuất bún, lƣu lƣợng nƣớc thải tại làng nghề chế biến bún Khắc Niệm và làng nghề chế biến bún Phú Đô.

- Khảo sát công nghệ, hiện trạng xử lý nƣớc thải đã và đang áp dụng tại làng nghề chế biến bún Khắc Niệm-Bắc Ninh và làng nghề chế biến bún Phú Đô-Mễ Trì

- Thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải đã và đang áp dụng tại 2 làng nghề.

- Lựa chọn công nghệ có điểm lƣợng hóa cao và đủ điều kiện áp dụng.

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý của công nghệ đƣợc khuyến khích để cải thiện hiệu quả xử lý, nhân rộng cho những làng nghề chế biến bún khác

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu

- Thu thập các nguồn tài liệu từ kết quả nghiên cứu đề tài/dự án đã đƣợc thực hiện trong và ngoài nƣớc, sách chuyên khảo.

- Đặc điểm kinh tế, xã hội và môi trƣờng của làng nghề nghiên cứu.

- Các tài liệu khoa học liên quan đến công nghệ xử lý nƣớc thải cho các làng nghề chế biến bún trong và ngoài nƣớc.

- Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá công nghệ xử lý chất thải.

- Tìm hiểu dây chuyền, quy trình sản xuất bún - Nguồn thải và vùng xả thải.

- Lƣu lƣợng nƣớc thải, đánh giá sơ bộ chất lƣợng nƣớc thải.

2.3.3. Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó liên quan 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mẫu:

- Lấy mẫu nƣớc thải làng nghề chế biến bún Khắc Niệm trƣớc và sau khi xử lý, số lƣợng mẫu là 2, lấy 2 đợt.

- Lấy mẫu nƣớc thải làng nghề chế biến bún Phú Đô trƣớc khi xử lý, lấy tại cống chung thôn Phú Đô

- Mẫu đƣợc phân tích tại phòng thí nghiệm với các chỉ tiêu: Độ pH, BOD5, COD, chất rắn lơ lửng (SS), tổng Nito, tổng Coliform…

2.3.5. Phương pháp phân tích đánh giá công nghệ:

Trên cơ sở tài liệu đã thu thập, tiến hành phân loại tổng hợp thông tin, đánh giá phân tích và kết luận về các vấn đề nghiên cứu nhằm đạt mục tiêu đề ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.6. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia:

Đƣợc thực hiện trên cơ sở tiếp thu và tổng hợp các ý kiến của các chuyên gia công nghệ, chuyên gia kinh tế, chuyên gia môi trƣờng.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nƣớc thải làng nghề chế biến bún ở Việt Nam biến bún ở Việt Nam

3.1.1. Đề xuất tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề CB bún

Dựa theo nghiên cứu tổng quan tài liệu cho thấy có nhiều điểm tƣơng tự giữa các tiêu chí đƣa ra từ các tác giả khác nhau để đánh giá công nghệ xử lý chất thải ở những vùng miền khác nhau. Dựa vào điều kiện thực tế của làng nghề Việt Nam, và dựa vào đặc trƣng nƣớc thải làng nghề chế biến bún, tác giả đề xuất 05 nhóm tiêu chí và 18 tiêu chí nhánh đƣợc sử dụng để đánh giá và lựa chọn công nghệ xử lý nƣớc thải phù hợp cho nƣớc thải làng nghề chế biến bún ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu đánh giá công nghệ xử lý nước thải làng nghề chế biến bún và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý (Trang 36 - 92)