Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 33 - 34)

2.1. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo

Để có cơ sở lý luận trong công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường NCL nói chung chúng tôi đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo xem xét hoàn thiện một số nội dung sau:

- Về giáo viên cơ hữu của các trường NCL, Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 chỉ đề cập đến giáo viên thỉnh giảng, trong khi đó các văn bản quy định về tổ chức hoạt động của các trường NCL nêu ra điều kiện hoạt động là tỉ lệ giáo viên cơ hữu;

- Trong xu thế hội nhập quốc tế, có nhiều nhà trường NCL (tư thục được đầu tư bằng nguồn vốn trong nước) cần có sự cạnh tranh với các nhà đầu tư giáo dục từ nước ngoài thì cần có đầu tư thêm về nguồn nhân lực trong và ngoài nước. Nhưng hiện nay chưa có quy định chính thống nào thể hiện rõ nội dung trên, nên nhiều cơ sở giáo dục khi thực hiện đã vận dụng nhiều văn bản khác nhau dẫn đến thực trạng mỗi nơi, mỗi địa phương có phương thức vận dụng khác nhau. Để đảm bảo tính thống nhất chúng tôi đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo sớm có văn bản chính thức quy định về vấn đề này.

2.2. Đối với UBND thành phố Hà Nội

Để đẩy mạnh hơn nữa chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng, Nhà nước đề nghị UBND thành phố Hà Nội quan tâm hơn đối với các trường NCL, nhất là các trường đã được thành lập từ lâu nhưng chưa có được cơ sở vật chất ổn định. Vì khi cơ sở vật chất ổn định, nhà trường có định hướng phát triển rõ ràng, từ đó mới có sức hút đối với học sinh, ổn định đội ngũ giáo viên và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của các trường NCL ngang với các trường công lập dẫn đến thành công của chủ trương xã hội hóa giáo dục.

UBND Thành phố quan tâm hơn nữa trong việc tạo điều kiện, chế độ chính sách về đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với đội ngũ giáo viên các trường NCL nói chung và

các trường THPT NCL vì đây là một lực lượng không nhỏ đã góp phần tạo đào tạo ra nguồn nhân lực cho Thủ đô trong tương lai.

2.3. Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội

Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý đội ngũ giáo viên các trường NCL nói chung và các trường THPT NCL nói riêng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội có sự thống nhất từ lãnh đạo Sở tới các phòng ban Sở về việc dự báo, dự kiến quản lý các trường tư thục có nguồn vốn trong nước nhưng hoạt động có giáo dục yếu tố nước ngoài hoặc các cơ sở giáo dục có nguồn vốn nước ngoài nhưng hoạt động giáo dục có liên quan đến học sinh Việt nam để bắt kịp nhu cầu của xã hội trong thời kì hội nhập quốc tế và trong khi chưa có các văn bản quy định của các cơ quan có thẩm quyền.

Tham mưu với UBND Thành phố về các nội dung đã kiến nghị với UBND Thành phố nêu trên.

2.4. Đối với các trường THPT NCL thành phố Hà Nội

Xây dựng đề án phát triển lâu dài của đơn vị theo xu hướng phát triển của xã hội. Hàng năm có rà soát, đánh giá thực hiện đề án trong đó có nội dung về đội ngũ giáo viên. Có quan niệm đầu tư đội ngũ giáo viên song hành với cơ sở vật chất để có chất lượng giáo dục cao.

Mạnh dạn trong việc tuyển dụng và bồi dưỡng giáo viên để có đội ngũ ổn định lâu dài, chất lượng cao và đáp ứng chuẩn trong nước, quốc tế, Từ đó từng bước cạnh tranh với các cơ sở giáo dục có đầu tư từ nước ngoài với nền tảng giáo dục hiện đại.

References

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ngoài công lập thành phố hà nội trong bối cảnh hiện nay (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)