Xác định hàm lƣợng kim loại trong phức chất

Một phần của tài liệu tổng hợp và nghiên cứu tính chất của một số b - đixetonat kim loại có khả năng thăng hoa (Trang 32 - 35)

Để xác định hàm lƣợng các ion kim loại trong các phức chất, trƣớc hết chúng tôi tiến hành vô cơ hóa mẫu nhƣ sau:

 Cân một lƣợng chính xác m (gam) mẫu trên cân phân tích. Chuyển toàn bộ lƣợng cân vào bình Kenđan.

 Thấm ƣớt mẫu bằng vài ml H2SO4 đặc và đun nóng trên bếp điện tới khi có SO3 bay ra. Để nguội một ít, thêm 1ml H2O2 30% và tiếp tục đun nóng cho tới khi SO3 bay ra.

 Tiếp tục lặp lại nhƣ vậy cho tới khi mẫu phân huỷ hoàn toàn, dung dịch thu đƣợc trong suốt và có màu đặc trƣng của ion kim loại.

 Chuyển toàn bộ dung dịch thu đƣợc vào bình định mức 50ml, thêm nƣớc cất đến vạch mức, lắc đều.

Sau đó tiến hành phân tích xác định hàm lƣợng kim loại.

Phương pháp xác định hàm lượng Zn2+và Ni2+[11]

Để xác định hàm lƣợng Zn2+ và Ni2+ trong phức chất, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp chuẩn độ complexon [11].Dung dịch thu đƣợc sau khi vô cơ hóa mẫu đƣợc định mức và chuẩn độ bằng dung dịch EDTA với chỉ thị ET-OO ở pH = 10 khi chuẩn độ Zn2+ và chỉ thị murexit ở pH ~ 8 khi chuẩn độ Ni2+.

 Nguyên tắc: Dựa trên phản ứng tạo phức bền của ion kim loại với với EDTA:

M2+ + H2Y2-  MY2- + 2H+ M(Ind)2 + H2Y2-  MY2- + 2HInd

(M = Zn, Ni )

 Cách tiến hành:

- Chuẩn độ Zn2+: thêm khoảng 5ml dung dịch đệm amoni pH ~ 10 và một ít chỉ thị ET-OO 1% trong NaCl ( dung dịch có màu đỏ nho), lắc đều.

- Chuẩn độ Ni2+: Thêm một ít chỉ thị murexit, lắc đều, dùng dung dịch NH3 1N để điều chỉnh pH ~ 8 (thêm vài giọt dung dịch NH3 cho đến khi dung dịch có màu vàng nhạt thoáng đục).

Tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch EDTA đã biết nồng độ chính xác đến khi dung dịch chuyển sang màu xanh biếc (với Zn2+) hoặc màu tím đỏ (với Ni2+) thì ngừng chuẩn độ.

Ghi số ml EDTA tiêu tốn. Làm 3 lần rồi lấy kết quả trung bình (V2 ml). Hàm lƣợng ion kim loại trong dung dịch đƣợc tính nhƣ sau:

2 3 1 . .50. % .100% . .10 EDTA M V C M M V m  Trong đó:

CEDTA : nồng độ dung dịch EDTA đã dùng (mol/l). m : khối lƣợng phức chất đem phân tích (g).

Phương pháp xác định hàm lượng đồng và crom trong phức chất

Hàm lƣợng Cu và Cr trong các phức chất đƣợc xác định bằng phƣơng pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS). Các thí nghiệm đều đƣợc thực hiện tại phòng Hóa phân tích – khoa Hóa học – Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các bƣớc tiến hành nhƣ sau: a. Dựng đƣờng chuẩn

Các dung dịch chuẩn của Cu và Cr có nồng độ từ 1 ÷ 5ppm trong nền HCl 1%, LaCl3 1%, CH3COONH4 1% đƣợc pha từ dung dịc gốc tƣơng ứng có nồng độ 1000ppm trong HCl 1% của Merk. Các dung dịch chuẩn đƣợc đo trên máy quang phổ hâp thụ nguyên tử AA-6800 của Shimazu với điều kiện đo nhƣ sau:

 Bƣớc sóng: 423,8nm đối với Cu; 357,9nm với Cr.

 Chế độ đo: F-AAS

 Cƣờng độ dòng đèn catot rỗng: 80%Imax

 Chiều cao đèn nguyên tử hóa: 7mm với Cu và 6mm với Cr

 Khí đốt: không khí nén + axetilen

Từ các dữ liệu thu đƣợc ta có thể xây dựng đƣợc đƣờng chuẩn phụ thuộc giữa chiều cao của pic tín hiệu và nồng độ của các dung dịch tƣơng ứng.

Chuẩn bị mẫu đo

o Cân một lƣợng phức chất trong đó chứa khoảng 5mg kim loại. Sau đó tiến hành vô cơ hóa mẫu nhƣ trên.

o Lấy chính xác 0,5ml dung dịch mẫu vào bình định mức 10ml, thêm vào đó 1ml HCl 10%, 1ml LaCl3 10%, 1ml CH3COONH4 10% lắc đều và thêm nƣớc cất 2 lần đến vạch mức, lắc đều.

o Tiến hành đo phổ AAS ở điều kiện nhƣ mẫu chuẩn. Trong mỗi thí nghiệm lặp lại phép đo 3 lần, lấy kết quả trung bình.

Từ các giá trị đo đƣợc và dựa vào đƣờng chuẩn sẽ xác định đƣợc hàm lƣợng Cu, Cr trong các mẫu phức chất tƣơng ứng.

Một phần của tài liệu tổng hợp và nghiên cứu tính chất của một số b - đixetonat kim loại có khả năng thăng hoa (Trang 32 - 35)