Theo Từ Quang Hiển và cộng sự (2001) [5] thì: Kháng sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi lợn. Nó làm giảm bệnh đường tiêu hóa của lợn con, làm tăng trọng hơn 5-8%, sử dụng thức ăn tốt hơn 3-6%. Những kháng sinh bổ sung vào thức ăn phải đạt yêu cầu: Kháng sinh đó không sử dụng trong y học, không tạo thành tích kháng thuốc, ít hấp thụ qua đường tiêu hóa, không đòi hỏi thường xuyên tăng lên về liều lượng và không tích tụ trong cơ thể động vật.
Do đó mà các chế phẩm sinh học triết xuất từ vi khuẩn đảm bảo các đặc tính kháng sinh đã được rất nhiều tác giả trong nước nghiên cứu và ứng dụng trong chăn nuôi có tác dụng tốt.
Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên (2000) [8] cho biết: Vấn đề sử dụng kháng sinh được đưa ra từ năm 1946. Sau khi các nhà khoa học Mỹ thí nghiệm cho thấy Streptomycin và Clotetracycline có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của gà và tiếp theo đã xác định được thịt gà có bổ sung Clotetradacycline vào khẩu phần nuôi dưỡng không gây hại cho người dùng. Từ năm 1950 Mỹ đã sản xuất và bắt đầu sử dụng kháng sinh còn lại hạn chế được bệnh phân trắng và ỉa chảy ở gia xúc non, nhờ đó làm cho con vật khỏe mạnh, chóng lớn. Lợn con đươc bổ sung kháng sinh sẽ ít bị còi cọc, lớn đều, bệnh ỉa chảy và phân trắng lợn con có thể giảm tới 90%, lợn ít bị mắc bệnh đường hô hấp.
Lương Đức Phẩm (1997) [13] cho rằng: 1 chế phẩm kháng sinh vật tiết
penicillin thuộc giống nấm mốc penicillin và apergelluus, vi sinh vật từ Streptomycin, từ xạ phẩm streptomycesgsiscus.
Phan Thanh Phượng và cộng sự (2004) [14] cho biết: chế phẩm vi sinh
Lactovet được chế tạo từ chủng vi sinh vật Lactobacillus acidophylus (LA) bằng công nghệ lên men sục khí trong môi trường nuôi cấy thích hợp tạo ra các loại vitamin có tác dụng giữ cân bằng hệ sinh vật đường ruột, khống chế sự sinh trưởng của các loại vi sinh vật có hại, phòng chống một số bệnh tiêu chảy và kích thích tiêu hóa nâng cao tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, tăng sức đề kháng.
Lê Thị Tài và cộng sự (2000) [15] nghiên cứu về chế phẩm sinh học để
điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con ngoài kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn đường ruột (Trimzon, Berberin) có hiệu quả điều trị từ 89-95%, việc bổ sung điện giải vừa tăng hiệu quả điều trị và tăng tỷ lệ khỏi bệnh từ 90-98,5%. Con vật mau hồi phục đảm bảo số lượng và chất lượng con giống.
Tác giả Lutter (1983) [20] thông báo: Dùng Ogamin (liều lượng 5g/con) cho uống có tác dụng tốt đối với việc phòng bệnh đường tiêu hóa. Tác giả lưu ý rằng khi sử dụng kháng sinh phải phối hợp một cách hợp lý.